Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Gặp gỡ Thừa Thiên Huế xanh: Xác định tương lai tăng trưởng kinh tế xanh

Chiều ngày 22/04, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cùng Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam - AmCham và các Nhóm công tác Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - VBF tổ chức Hội nghị "Gặp gỡ Thừa Thiên Huế xanh: Xác định tương lai tăng trưởng kinh tế xanh".

Quang cảnh hội nghị
Quang cảnh hội nghị.

Hội nghị có sự tham dự của Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao kiêm Vụ trưởng Vụ Tổng hợp kinh tế - Bà Nguyễn Minh Hằng; Chủ tịch AmCham - Ông John Rockhold; Chủ tịch UBND tỉnh - Ông Nguyễn Văn Phương; Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Ông Hoàng Hải Minh; cùng nhiều doanh nghiệp quốc tế, Lãnh đạo các sở ban ngành, đối tác trong nước và quốc tế, đơn vị hỗ trợ doanh nghiệp, các chuyên gia kinh tế, các nhà đầu tư.

Hội nghị đã tổ chức 03 phiên thảo luận theo các chuyên đề và 01 phiên cấp cao tại hội trường. Hội nghị đã được nghe nhiều tham luận và ý kiến phát biểu trao đổi trực tiếp trong các phiên thảo luận chuyên đề của nhiều nhà khoa học, chuyên gia trong nước và quốc tế; lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương và địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước.

Ông Nguyễn Văn Phương, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phát biểu tại phiên cấp cao
Ông Nguyễn Văn Phương, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phát biểu tại phiên cấp cao.

Phát biểu tại phiên cấp cao, ông Nguyễn Văn Phương Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết: Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 54-NQ/TW về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó xác định đến năm 2025, Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường và thông minh.

Do đó, Thừa Thiên Huế luôn ưu tiên phát triển mô hình kinh tế xanh. Xác định việc áp dụng các giải pháp mô hình kinh tế xanh thay thế cho mô hình kinh tế truyền thống, vừa phát triển kinh tế nhưng vẫn bảo vệ được môi trường, là một hướng tiếp cận quan trọng trong tăng trưởng kinh tế nhằm đạt được sự phát triển một cách toàn diện, bền vững tại địa phương.

Về Điện và Năng lượng, nhiều ý kiến tại hội nghị cho rằng, tỉnh Thừa Thiên Huế cần xây dựng kế hoạch với lộ trình cụ thể nhằm giảm thiểu phát thải các-bon; tập trung vận động các doanh nghiệp cam kết sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả và đảm bảo chứng nhận Quản lý môi trường ISO 14001:2015; tổ chức rà soát các vị trí có khả năng khai thác tiềm năng phát triển về điện và năng lượng để đưa vào danh mục bổ sung quy hoạch và kêu gọi đầu tư; trong đó, ưu tiên kêu gọi đầu tư các nguồn năng lượng sạch, tái tạo như: điện gió, điện mặt trời, điện khí…để phát triển các nguồn năng lượng sạch, tái tạo hướng đến phát triển đô thị xanh, không gian khu công nghiệp xanh và bền vững.

Cuộc họp tại phiên Du lịch xanh
Cuộc họp tại phiên Du lịch xanh.

Về Du lịch, các đại biểu tập trung đưa ra các giải pháp để phát huy, khai thác hiệu quả lợi thế về tiềm năng, thế mạnh du lịch, tỉnh Thừa Thiên Huế, trong đó tập trung làm tốt công tác quy hoạch; ưu tiên xúc tiến, kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư phát triển hệ thống khách sạn 5 sao, dịch vụ nghỉ dưỡng cao cấp, khai thác hiệu quả du lịch vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai và Vườn Quốc gia Bạch Mã,…hướng đến du lịch xanh với mục tiêu phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần quan trọng phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

Về Nông nghiệp và môi trường, nhiều ý kiến đề nghị Thừa Thiên Huế tập trung đẩy mạnh cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng phát triển nông nghiệp toàn diện, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu; nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng và thương hiệu nông sản. Tăng cường ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất, chế biến.

Ưu tiên kêu gọi đầu tư nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, an toàn sinh học trong chăn nuôi và chế biến; tập trung trồng rừng gỗ lớn và chú trọng công tác trồng rừng phòng hộ, duy trì và phát triển các chuỗi giá trị trong nông nghiệp, phát triển sản phẩm OCOP, gắn phát triển nông nghiệp với du lịch, đây chính là định hướng phát triển nông nghiệp sạch của tỉnh trong thời gian tới, góp phần giảm thiểu phát thải các-bon và thực hiện thành công chiến lược phát triển nông nghiệp xanh và bền vững.

Ngài John Rockhold, Chủ tịch Amcham và ông Nguyễn Văn Phương, chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ký kết thoả thuận hợp tác
Ngài John Rockhold, Chủ tịch Amcham và ông Nguyễn Văn Phương, chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ký kết thoả thuận hợp tác.

Phải nói rằng, Hội nghị "Gặp gỡ Thừa Thiên Huế xanh: Xác định tương lai tăng trưởng kinh tế xanh" do UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam (AmCham) phối hợp tổ chức đã rất thành công. Đây là sự kiện quan trọng của địa phương trong việc xúc tiến, kêu gọi đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực Du lịch, Nông nghiệp, Môi trường, Điện và Năng lượng của cộng đồng doanh nghiệp.

Điều đó được ông Nguyễn Văn Phương, Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định, khi phát biểu bế mạc hội nghị: Với khát vọng vươn lên mạnh mẽ và đổi mới toàn diện về mọi mặt; chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế mong muốn và cam kết sẵn sàng tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để đồng hành cùng với các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài nói chung và Hoa Kỳ nói riêng đến nghiên cứu, tìm kiếm cơ hội đầu tư trên địa bàn tỉnh.

                                                                                                                                                 Trần Minh Tích

Bài liên quan

Tin mới

Chỉ tiêu kế hoạch tuyển sinh vào Lớp 10 năm học 2024- 2025 trên địa bàn TP. Hải Phòng
Chỉ tiêu kế hoạch tuyển sinh vào Lớp 10 năm học 2024- 2025 trên địa bàn TP. Hải Phòng

UBND TP. Hải Phòng vừa đồng ý chủ trương giao chỉ tiêu tuyển sinh vào Lớp 10, năm học 2024- 2025 đối với các Trường Trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Hải Phòng theo đề nghị của Sở Giáo dục và Đào tạo.

Ninh Thuận bảo đảm vệ sinh môi trường trong dịp Lễ 30/4 và 1/5
Ninh Thuận bảo đảm vệ sinh môi trường trong dịp Lễ 30/4 và 1/5

UBND tỉnh Ninh Thuận có Công văn gửi các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố yêu cầu tăng cường công tác kiểm soát các nguồn thải và tổ chức triển khai thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường trước, trong và sau dịp Lễ 30/4 và 1/5...

Kiểm soát xuất khẩu đối với dưa hấu của Việt Nam sang Trung Quốc
Kiểm soát xuất khẩu đối với dưa hấu của Việt Nam sang Trung Quốc

Sở Công Thương tỉnh Quảng Ninh đã có công văn gửi Sở Công Thương các tỉnh, thành phố về việc Trung Quốc thông báo chính sách kiểm soát nhập khẩu với dưa hấu của Việt Nam.

Lào Cai xúc tiến quảng bá du lịch quốc tế mở rộng năm 2024
Lào Cai xúc tiến quảng bá du lịch quốc tế mở rộng năm 2024

Chiều 27/4, tại thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai)đã diễn ra Hội nghị xúc tiến, quảng bá du lịch quốc tế mở rộng nhằm kết nối, trao đổi kinh nghiệm, liên kết phát triển du lịch giữa tỉnh Lào Cai với các địa phương của vùng Tây Nam (Trung Quốc) và các thành phố Du lịch của các nước Đông Nam Á.

Xác lập kỷ lục "Chả mực lớn nhất Việt Nam"
Xác lập kỷ lục "Chả mực lớn nhất Việt Nam"

Chiều 27/4, tại khu vực phố cổ Công viên Đại Dương, phường Bãi Cháy, TP. Hạ Long tổ chức chương trình Lễ hội bia và chả mực Hạ Long 2024, xác lập kỷ lục "Chả mực lớn nhất Việt Nam".

Vĩnh Long kiểm tra phát hiện 5 doanh nghiệp kinh doanh vàng trang sức vi phạm về giả mạo nhãn hiệu
Vĩnh Long kiểm tra phát hiện 5 doanh nghiệp kinh doanh vàng trang sức vi phạm về giả mạo nhãn hiệu

Lực lượng QLTT Vĩnh Long kiểm tra phát hiện 5 doanh nghiệp kinh doanh vàng trang sức vi phạm về giả mạo nhãn hiệu, vi phạm về nhãn và không niêm yết giá. Tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính 117.000.000 đồng.