Giá cà phê trong nước tăng 500 đồng/kg tại các địa phương trọng điểm trong phiên giao dịch cuối tuần này (ngày 21/8)
Giá cà phê trong nước tăng 500 đồng/kg tại các địa phương trọng điểm trong phiên giao dịch cuối tuần này (ngày 21/8) 

Giá cà phê trên cả hai sàn lấy lại màu xanh trước ngày thông báo đầu tiên (FND), trong bối cảnh đồng Real mạnh trở lại đã hỗ trợ nông dân Brazil giảm bán và dự báo thời tiết trong tuần tới tại các vùng cà phê chính ở miền Nam chỉ có mưa rải rác không đáng kể. Tác hại của sương giá lên sản lượng vụ mùa năm 2022 của Brazil vẫn là đề tài nóng được tranh luận thường xuyên trên thị trường cà phê thế giới và vẫn là yếu tố tác động lớn lên giá cả thị trường hàng ngày.

PRICE Futures Group cho biết, mối đe dọa về đợt băng giá ở Brazil đã qua đi, nhưng thiệt hại đang được thấy rõ. Dựa trên ước tính của chính phủ Brazil, 11% diện tích trồng cà phê của quốc gia đã bị ảnh hưởng.

Phiên giao dịch đóng cửa tuần này, giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London kỳ hạn giao tháng 9 tăng 19 USD (1,03%), giao dịch tại 1.862 USD/tấn; Trong khi, giá cà phê robusta kỳ hạn giao tháng 11 cũng tăng 19 USD (1,02%), lên 1.882 USD/tấn. Khối lượng giao dịch thấp.

Cùng thời điểm, giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York nhích nhẹ. Giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 9 tăng 0,05 Cent (0,03 %), giao dịch tại 178,25 Cent/lb và kỳ hạn giao tháng 12 cũng tăng 0,2 Cent (0,11%), lên 181,5 Cent/lb. Khối lượng giao dịch trên trung bình.

Giá cà phê trong nước tăng 500 đồng/kg tại các địa phương trọng điểm trong phiên giao dịch cuối tuần này (ngày 21/8).

Tỉnh/huyện

Giá thu mua

LÂM ĐỒNG

 

— Bảo Lộc ROBUST

37.400 (VNĐ/Kg)

— Di Linh ROBUSTA

37.300

— Lâm Hà ROBUSTA

37.400

ĐẮK LẮK

 

— Cư M'gar ROBUSTA

38.500

— Ea H'leo ROBUSTA

38.300

— Buôn Hồ ROBUSTA

38.300

GIA LAI

 

— Pleiku ROBUSTA

38.200

— Ia Grai ROBUSTA

38.200

— Chư Prông ROBUSTA

38.100

ĐẮK NÔNG

 

— Đắk R'lấp ROBUSTA

38.100

— Gia Nghĩa ROBUSTA

38.200

KON TUM

 

— Đắk Hà ROBUSTA

38.100

HỒ CHÍ MINH

 

— R1

39.700

Thông tin từ Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương dự báo, xuất khẩu cà phê của Việt Nam thời gian tới sẽ vẫn đối mặt với nhiều khó khăn. Diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Việt Nam áp dụng lệnh giãn cách xã hội trên diện rộng, ảnh hưởng tiêu cực lên hoạt động sản xuất và vận chuyển hàng hóa.

Bên cạnh đó, tình trạng thiếu hụt container rỗng tiếp tục kéo dài khiến chi phí tăng mạnh, làm giảm sức cạnh tranh của mặt hàng cà phê trên thị trường thế giới.

Đông Hòa