Tại thị trường thế giới, giá cà phê hôm nay 6/5 đồng loạt tăng mạnh ở cả 2 sàn giao dịch lớn.
Kết thúc phiên giao dịch mới nhất, giá cà phê Robusta trên sàn London giao tháng 7/2022 tăng 22 USD/tấn ở mức 2.137 USD/tấn, giao tháng 9/2022 tăng 19 USD/tấn ở mức 2.133 USD/tấn.
Còn giá cà phê Arabica trên sàn New York giao tháng 7/2022 tăng 2,85 cent/lb, ở mức 220,8 cent/lb, giao tháng 9/2022 tăng 2,95 cent/lb, ở mức 220,75 cent/lb.
Giá cà phê thế giới tiếp tục có phiên tăng trưởng tốt sau phiên họp tháng 5/2022 của Fed. Theo đó, Fed thông báo sẽ tăng lãi suất chủ chốt lên 0,5%, mức tăng lãi suất cao nhất kể từ tháng 5/2000. Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC), hội đồng gồm các quan chức Fed phụ trách chính sách tiền tệ, đã tăng lãi suất thêm 0,5% lên phạm vi mục tiêu 0,75 đến 1%.
Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) trong báo cáo thương mại tháng 3/2022 đã cho biết xuất khẩu cà phê toàn cầu trong 3/2022 đạt tổng cộng 13,16 triệu bao cà phê các loại, tăng 4,03% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, xuất khẩu trong 6 tháng đầu của niên vụ cà phê hiện tại 2021/2022 chỉ đạt tổng cộng 66,25 triệu bao, giảm 0,1% so với cùng kỳ niên vụ trước.
Như vậy, giá cà phê hôm nay 06/05/2022 tại thị trường thế giới tiếp tục phiên tăng.
Còn tại thị trường trong nước, hiện tại, cà phê tại Di Linh, Bảo Lộc và Lâm Hà của tỉnh Lâm Đồng hôm nay đang thu mua ở giá 41.600 đồng/kg.
Tại huyện Cư M'gar (Đắk Lắk), giá cà phê hôm nay giữ ở mức 42.200 đồng/kg. Tại huyện Ea H'leo (Đắk Lắk) và Buôn Hồ (Đắk Lắk), giá cà phê hiện cùng giữ mức 42.100 đồng/kg.
Tại Gia Nghĩa và Đắk R'lấp của tỉnh Đắk Nông, giá cà phê hôm nay lần lượt thu mua ở mức 42.100 và 42.000 đồng/kg.
Giá cà phê hôm nay tại Chư Prông tỉnh Gia Lai đang ở mức 42.100 đồng/kg, ở Pleiku và La Grai cùng mức 42.000 đồng/kg. Còn, giá cà phê tại tỉnh Kon Tum đang thu mua với mức 42.100 đồng/kg.
Hiện, EU là thị trường khổng lồ với lượng tiêu thụ cà phê Việt Nam nhiều nhất, chiếm 40% tổng lượng và 38% tổng giá trị xuất khẩu (đạt 1,2 - 1,4 tỷ USD/năm). Cộng thêm việc miễn giảm thuế từ 15% xuống 0% nhờ EVFTA, thị trường này càng trở nên hấp dẫn.
Chỉ riêng Hà Lan đã tiêu dùng cà phê với tổng giá trị là 620 triệu EUR trong năm 2010 theo báo cáo từ các siêu thị lớn, con số này năm 2020 là hơn 800 triệu EUR, ấy là chưa kể lượng tiêu thụ từ các điểm bán nhỏ lẻ khác.
Đặc biệt, thị phần cà phê thô đang dần bị thay thế bởi cà phê chế biến. Đa số người Hà Lan xem cà phê là thức uống không thể thiếu hàng ngày. Trước trước đại dịch Covid-19, người Hà Lan có thể đến tiệm để thưởng thức cà phê tươi.
Tuy nhiên, khi mọi người ở nhà nhiều hơn do Covid-19, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm chế biến như cà phê hòa tan, rang xay gia tăng. Số lượng tiêu thụ cà phê chất lượng cao được bán ra tại siêu thị tăng gần 40% từ năm 2019 cũng do nguyên nhân này.
Dựa theo tình hình này, phân khúc sản phẩm cà phê pha sẵn và đóng gói để uống một lần được dự báo sẽ tiếp tục gia tăng bên cạnh phân khúc cà phê đặc sản và cà phê được chứng nhận. Thương mại trực tiếp giữa các nhà rang xay nhỏ và các nhà sản xuất cũng được dự báo gia tăng.
Những tín hiệu từ thị trường lớn này cho thấy, đã đến lúc các nhà sản xuất, thương mại Việt Nam cần thay đổi cách tiếp cận để bắt nhịp với thị trường.
Giá nông sản hôm nay tại thị trường trong nước tiếp tục đi ngang ở mặt hàng hồ tiêu và tăng nhẹ ở mặt hàng cà phê.
Như vậy, giá cà phê hôm nay 06/05/2022 tại thị trường trong nước giao dịch quanh ngưỡng 41.600 - 42.200 đồng/kg.
Trúc Mai