Ảnh internet.
Giá lúa gạo giảm nhưng người nông dân vẫn lãi 60% theo giá thành sản xuất. Ảnh internet.

Bà Bùi Thị Thanh Tâm, Chủ tịch Tổng công ty Lương thực miền Bắc cho biết: Với giá lúa hiện nay người dân có lãi khoảng 60% theo giá thành sản xuất mà Hiệp hội Tài chính đã công bố (khoảng 4.000 đồng/kg).

Tại đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) những ngày gần đây đã xảy ra hiện tượng nhiều thương lái đã bỏ "cọc" do giá lúa liên tục giảm và các doanh nghiệp đang dè dặt khi mua vào. Điều này đang dấy lên dư luận cho rằng, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo hạn chế thu mua lúa Đông Xuân, để kéo giá xuống.

Bà Bùi Thị Thanh Tâm lý giải, vừa qua có thông tin là giá lúa giảm khoảng 30% và các doanh nghiệp, nhà nhập khẩu chậm mua để chờ giá xuống. Về vấn đề này, theo bà Tâm nhìn nhận: "Giá lúa gạo sau thời gian tăng cao liên tục trong quý III, IV/2023 sau lệnh cấm xuất khẩu của Ấn Độ thì đã giảm từ giữa tháng 01/2024, mức giảm là từ trên 9.000 đồng/kg xuống 7.300 đến 7.800/kg.

Tuy giá giảm nhưng vẫn cao hơn của vụ Đông Xuân năm 2023 và đặc biệt là vẫn cao hơn giá của các vụ trước. Phải khẳng định là giá lúa hiện nay người dân vẫn có lãi khoảng 60% theo giá thành sản xuất mà Hiệp hội tài chính đã công bố là khoảng 4.000 đồng/kg và giảm trên nền giá cao đột biến".

Bà Bùi Thị Thanh Tâm phân tích thêm, năm 2023 giá tăng đột biến, giá giảm hiện này là giảm trên nền giá cao trước đó. Nguyên nhân dẫn đến giá gạo giảm như vừa qua là do hiện nay thu hoạch chính vụ, tất cả các cánh đồng đều thu hoạch và các tỉnh đều thu hoạch cùng thời điểm.

Giá lúa gạo giảm nhưng người nông dân vẫn lãi 60% theo giá thành sản xuất. Ảnh internet.
Giá lúa gạo giảm nhưng người nông dân vẫn lãi 60% theo giá thành sản xuất. Ảnh internet.

Lãnh đạo Tổng công ty Lương thực miền Bắc phân tích: Năm 2023, khi được giá thì các tỉnh đồng thời gieo hạt và nông dân rất phấn khởi, cho nên cùng triển khai. Hiện nay tất cả các vùng cùng thu hoạch một lúc thì nảy sinh sự ùn ứ từ ruộng, từ nhà máy, thậm chí từ các cảng nội địa. Hơn nữa, Thái Lan, Philippine, Indonesia cũng gặt, cũng thu hoạch vào đúng tháng 03-05. Bên cạnh đó, một số nước Châu Phi đang tồn nhiều gạo. Philippines hiện tồn gạo với giá cao nên họ phải tiêu thụ ở trong nước trước, sau đó mới tiếp tục nhập khẩu.

Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong tháng 02/2024 kim ngạch xuất khẩu gạo đạt 508 nghìn tấn, kim ngạch 342 triệu USD. Giá gạo xuất khẩu bình quân trong tháng 02/2024 lập mốc kỷ lục 673 USD/tấn.

So với cùng kỳ năm 2023, lượng gạo xuất khẩu đã tăng hơn 14% (tăng hơn 83.000 tấn); trong khi đó, trị giá xuất khẩu tăng tới 53% (tăng gần 161 triệu USD). Mức giá xuất khẩu gạo bình quân tăng hơn 33% so với cùng kỳ năm 2023 (chỉ đạt khoảng 526 USD/tấn).

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì sản lượng lúa dự kiến vẫn đạt 43 triệu tấn và sau khi dành cho tiêu dùng nội địa, đảm bảo an ninh lương thực thì lượng dành cho xuất khẩu mục tiêu là 7,5 – 8 triệu tấn gạo. Tháng 03/2024 vào chính vụ Đông Xuân, đây là vụ lớn nhất trong năm với số lượng thu hoạch khoảng 6 triệu tấn gạo, trong đó 3 triệu tấn dành cho xuất khẩu.

PV (t/h)