Giá lúa gạo hôm nay ngày 23/7/2023 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long duy trì ổn định. Theo đó, tại kho An Giang, giá lúa IR504 đang được thương lái thu mua ở mức 6.700 – 6.900 đồng/kg; lúa Đài thơm 8 ở mức 6.900 – 7.100 đồng/kg; lúa OM 5451 dao động 6.400 - 6.600 đồng/kg; lúa OM 18 giá 6.600 - 6.800 đồng/kg; Nàng Hoa 9 giá 6.600 - 6.800 đồng/kg; lúa Nhật cũng ổn định ở mức 7.800 - 8.000 đồng/kg; lúa Nàng Nhen (khô) ở mức 13.000 đồng/kg.
Với lúa nếp, nếp Long An (tươi) ở mức 6.300 – 6.600 đồng/kg; nếp An Giang (tươi) 6.000 – 6.300 đồng/kg; nếp AG (khô) ở mức 7.400 - 7.600 đồng/kg; nếp Long An (khô) có giá 7.700 - 7.900 đồng/kg.
Với mặt hàng gạo, giá gạo nguyên liệu, thành phẩm duy trì ổn định. Theo đó, gạo nguyên liệu IR 504 ở mức 10.200 – 10.250 đồng/kg. Gạo thành phẩm ở mức 11.650 – 11.700 đồng/kg.
Với mặt hàng phụ phẩm, giá tấm IR 504 dao động 9.700 – 9.800 đồng/kg. Trong khi đó giá cám khô ở mức 7.350 đồng/kg.
Theo các thương lái, hiện nay lượng gạo về ít hơn hôm qua, giao dịch gạo chợ trầm lắng. Giá lúa có xu hướng tăng. Nhu cầu mua nhiều cho lúa cắt xa ngày.
Trong tuần qua, giá lúa gạo trong nước điều chỉnh tăng. Giao dịch gạo nội địa sôi động. Giá lúa hầu hết ghi nhận xu hướng tăng so với tuần trước.
Tại các chợ lẻ, giá gạo thường ở mức 11.500 - 12.500 đồng/kg; nếp ruột vẫn ổn định ở mức 14.000 - 16.000 đồng/kg. Gạo Nàng Nhen có giá 22.000 đồng/kg. Gạo thơm Thái hạt dài duy trì 18.000 - 19.000 đồng/kg; Gạo thơm Jasmine giá 15.000 - 16.000 đồng/kg.
Gạo Hương Lài giá 19.000 đồng/kg; Gạo trắng thông dụng giá 14.500 đồng/kg; Gạo Nàng Hoa giá 18.500 đồng/kg; Gạo Sóc thường dao động 14.000 - 15.000 đồng/kg.
Gạo Sóc Thái giá ổn định 18.000; Gạo thơm Đài Loan có giá là 20.000 đồng/kg; Gạo Nhật giá 22.000 đồng/kg và cám duy trì mức 8.500 - 9.000 đồng/kg.
Trên thị trường xuất khẩu, giá gạo xuất khẩu chững lại sau phiên điều chỉnh tăng. Cụ thể, gạo 5% tấm giao dịch ở mức 533 USD/tấn; gạo 25% tấm ở mức 513 USD/tấn.
Trong tuần qua, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam điều chỉnh tăng mạnh 20 USD/tấn – mức tăng mạnh nhất từ đầu năm.
Nguồn cung lương thực trên toàn cầu đang sụt giảm mạnh, trong khi diện tích và sản lượng lúa gạo của Việt Nam tương đối ổn định sẽ là cơ hội để duy trì xuất khẩu gạo bền vững. Vì vậy, nông dân nên giữ ổn định vùng trồng lúa, ngoài việc đảm bảo an ninh lương thực còn phục vụ cho việc xuất khẩu.
Phương Thảo(T/h)