Nguyên nhân chính là do lượng cung thịt lợn ra thị trường tăng cao. Từ năm 2016 đến nay, do lợi nhuận từ việc nuôi lợn tăng nên người chăn nuôi đã khôi phục hoạt động nuôi lợn. Theo số liệu của Tổng Cục Thống kê Trung Quốc, nửa đầu năm 2017, tổng sản lượng thịt lợn của Trung Quốc đạt 24,93 triệu tấn, tăng 0,8% so với cùng kỳ năm trước; lợn sống chưa xuất chuồng và đã xuất chuồng tăng lần lượt 0,4% và 0,7%.

Bên cạnh đó, việc giá thức ăn gia súc giảm và sản phẩm thay thế thịt lợn xuất hiện ngày càng nhiều cũng là nguyên nhân làm cho giá thịt lợn tại Trung Quốc giảm.

Giá thịt lợn tại Trung Quốc giảm 5 tháng liên tiếp - Hình 1

Giá thịt lợn giảm khiến người chăn nuôi lợn tại Trung Quốc lâm cảnh lao đao

Tại Việt Nam, giá lợn hơi trong vòng nửa tháng gần đây đã tăng trở lại, có lúc đỉnh điểm tiến sát mốc 45.000 ngàn đồng/kg, nhưng sau đó lại đột ngột quay đầu giảm xuống còn 37.000 – 38.000 đồng/kg.

Ông Nguyễn Bá Tân – Chủ trại nuôi lợn xã Tân Tiến (huyện Thống Nhất, Đồng Nai) cho rằng, giá lợn tăng liên tục vào thời điểm giữa tháng 7 vừa qua vì các hộ nuôi vẫn dè dặt bán ra để chờ giá cao hơn. Nếu so với giá lợn hơi chỉ 25.000 đồng/kg vài tháng trước, và mức 42.000 – 43.000 đồng/kg bây giờ, về cơ bản đã có lời, nhưng tính đường dài họ vẫn lỗ.

Để các doanh nghiệp, hộ nông dân nắm tình hình và chủ động trong kế hoạch sản xuất, kinh doanh thời gian tới, Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) khuyến cáo người chăn nuôi cần thận trọng trong việc tăng đàn vào thời điểm này. Bởi, đợt tăng giá này chưa phải là dấu hiệu bền vững từ quan hệ cung - cầu.

Giá tăng chủ yếu nhờ các biện pháp giải cứu trong thời gian qua, giúp kiểm soát được tình trạng dư cung. Do vậy, thời điểm này người chăn nuôi nên bình tĩnh giữ vững quy mô đàn hiện có, không tăng đàn ồ ạt vì thị trường tiểu ngạch thường bấp bênh, tỉ lệ rủi ro cao. 

Ngọc Linh