Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Cụ thể, tại Gia Lai giá tiêu hôm nay được thương lái thu mua ở mức 58.500 đồng/kg, tăng 2.000 đồng/kg. Tại Đắk Lắk, Đắk Nông giá tiêu hôm nay duy trì ở mức 60.000 đồng/kg, tăng 2.000 đồng/kg.

Tương tự, tại khu vực Đông Nam bộ, giá tiêu cũng điều chỉnh tăng mạnh 2.000 đồng/kg. Tại Đồng Nai, Bình Phước giá tiêu ở mức 61.000 đồng/kg, tăng 2.000 đồng/kg. Tại Vũng Tàu, giá tiêu mới nhất hôm nay dao động quanh mốc 62.000 đồng/kg, tăng 2.000 đồng/kg.

Thị trường tiêu nội địa tuần qua có nhiều tín hiệu tích cực khi giá tiêu liên tục điều chỉnh tăng từ 2.500 – 3.000 đồng/kg tại các vùng trồng trọng điểm.

Trên thị trường thế giới, giá tiêu đen Lampung duy trì ở mức 3.640 USD/tấn; tiêu đen Brazil ASTA 570 còn 2.575 USD/tấn. Giá tiêu trắng Muntok của Indonesia ở mức 5.891 USD/tấn,. Trong khi đó, giá tiêu duy trì ổn định tại các quốc gia còn lại. Cụ thể, tiêu đen Brazil ASTA 570: ở mức 2.600 USD/tấn, không đổi. Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA: ở mức 5.100 USD/tấn, không đổi. Tiêu trắng Malaysia ASTA: ở mức 7.300 USD/tấn, không đổi.

Tại Việt Nam, giá tiêu đen có mức 3.250 - 3.350 USD/tấn với loại 500 g/l và 550g/l; giá tiêu trắng 4.850 USD/tấn.

Cộng đồng Hồ tiêu quốc tế nhận định, giá tiêu Ấn Độ có xu hướng tăng trong tuần này, nguyên nhân một phần do đồng Rupee Ấn Độ mạnh lên so với USD, ghi nhận mức tăng 2%. Giá tiêu Indonesia được báo cáo ổn định trong tuần này.

Tuần này ghi nhận một số tín hiệu tích cực cho thị trường, nổi bật là số liệu xuất khẩu tiêu tháng 10/2022 tăng nhẹ, nhất là khởi sắc ở thị trường Trung Quốc; tiếp nữa là đồng USD đang giảm.

Theo báo cáo quý 3 năm 2022 của ngành hồ tiêu thế giới, tình hình giảm của giá tiêu đến từ các yếu tố: Lãi suất tăng để kiềm chế lạm phát; căng thẳng ở Ukraine; cuộc khủng hoảng năng lượng châu Âu và khủng hoảng tín dụng toàn cầu khiến chi phí nhập khẩu cao hơn do hầu hết các đồng tiền tiêu dùng trong nước giảm giá.

Bên cạnh đó việc Trung Quốc vẫn chống dịch dai dẳng khiến nhu cầu tiêu thị tiêu bị xói mòn. Sau vụ mùa của Brazil và Indonesia, hàng tồn kho của Việt Nam không bán được sau khi Trung Quốc đóng cửa, nhu cầu của các nước Tây Âu và Hoa Kỳ giảm khiến ngành hồ tiêu lao đao.

Theo Cộng đồng Hồ tiêu quốc tế, nguồn cung toàn cầu dự kiến ở mức an toàn khi sản lượng vụ mùa của Brazil và dư lượng dự trữ còn cao. Tổ chức này đưa ra lời khuyên, hãy mua bán theo từng đợt thay vì đầu cơ quá mức. Cũng như tăng cường quảng bá ở những thị trường tiềm năng khác nhằm bù đắp lượng hàng tồn kho dư thừa do Trung Quốc gây ra.

P.T