Cụ thể, giá tiêu Đắk Lắk được thu mua ở mức 141,000 đồng/kg, giảm mạnh 1,000 đồng/kg so với hôm qua. Giá tiêu Chư Sê (Gia Lai) thu mua ở mức 140,000 đồng/kg, giảm 1,000 đồng/kg so với hôm qua. Giá tiêu Đắk Nông hôm nay ghi nhận ở mức 141,200 đồng/kg.
Tại khu vực Đông Nam Bộ, giá tiêu hôm nay giảm 1,000 đồng/kg so với hôm qua. Cụ thể, tại Bà Rịa – Vũng Tàu hiện ở mức 141,000 đồng/kg, giảm 1,000 đồng/kg so với hôm qua; tại Bình Phước giá tiêu hôm nay ở mức 140,000 đồng/kg.
Cập nhật giá tiêu thế giới từ Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC), kết thúc phiên giao dịch gần nhất, IPC niêm yết giá tiêu đen Lampung của Indonesia đạt 6.683 USD/tấn (giảm 0,12%), giá tiêu trắng Muntok đạt 9.150 USD/tấn (giảm 0,11%).
Giá tiêu đen ASTA 570 của Brazil ở mức 6.400 USD/tấn. Giá tiêu đen ASTA của Malaysia duy trì ổn định ở mức 8.500 USD/tấn; giá tiêu trắng ASTA của nước này đạt 11.000 USD/tấn.
Giá tiêu đen Việt Nam hôm nay ổn định ở mức cao, giao dịch ở 6.500 USD/tấn với loại 500 g/l; loại 550 g/l mức 6.800 USD/tấn; giá tiêu trắng ở mức 9.500 USD/tấn.
Giá tiêu trong nước dự kiến sẽ tiếp tục xu hướng giảm vào ngày mai, chịu ảnh hưởng từ thị trường quốc tế và nhu cầu nội địa chưa hồi phục mạnh mẽ. Các chuyên gia khuyến cáo người trồng tiêu nên chuẩn bị đối phó với sự biến động ngắn hạn do thị trường còn tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Trong tháng 10 vừa qua, giá tiêu đã giảm 7.000 đồng/kg. Số liệu từ Cộng đồng Hồ tiêu Quốc tế (IPC) cũng cho thấy giá tiêu xuất khẩu của Việt Nam trong tháng 10/2024 giảm 300 USD/tấn. Nguyên nhân chính là nhu cầu thị trường hạt tiêu yếu đi trong bối cảnh bất ổn địa chính trị, khi người tiêu dùng toàn cầu tập trung vào các mặt hàng thiết yếu.
Thị trường hạt tiêu trong nước cũng đối mặt với áp lực giảm giá khi các công ty nông nghiệp, đại lý và trung gian tích cực bán tiêu đen để đáp ứng nhu cầu thanh khoản. Hoạt động này chủ yếu nhằm huy động vốn cho việc đầu tư vào cà phê - loại nông sản đang trong mùa thu hoạch và có giá tăng gần gấp đôi so với năm ngoái.
Theo Cơ quan Thống kê Châu Âu (Eurostat), trong 8 tháng đầu năm 2024, EU đã nhập khẩu 44.870 tấn hồ tiêu từ các thị trường ngoài khối, với giá trị gần 216 triệu EUR, tăng 33,3% về lượng và 49,5% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Việt Nam là nguồn cung hồ tiêu lớn nhất cho EU, chiếm 66,3% tổng lượng và 63% tổng trị giá nhập khẩu của EU từ thị trường ngoại khối, với 29.736 tấn, trị giá 138,3 triệu EUR, tăng 41,8% về lượng và 66,5% về trị giá.
Phương Thảo(t/h)