Giá tiêu trong nước hôm nay 26/8

Theo khảo sát, giá tiêu ghi nhận tăng tại một số địa phương thuộc khu vực Đông Nam Bộ, hiện dao động trong khoảng 68.000 - 71.500 đồng/kg.

Hiện tại, Gia Lai đang là địa phương có mức giá thấp nhất với 68.000 đồng/kg.

Tiếp đến là Đồng Nai, Đắk Lắk và Đắk Nông ghi nhận mức giá thu mua chung là 69.000 đồng/kg. Trong đó, giá tiêu tại Đồng Nai tăng nhẹ 500 đồng/kg và hai tỉnh còn lại vẫn duy trì ổn định so với hôm qua.

Tương tự, giá tiêu hôm nay tại Bình Phước và Bà Rịa - Vũng Tàu cũng tăng 500 đồng/kg, lên mức tương ứng là 70.500 đồng/kg và 71.500 đồng/kg.

( Ảnh minh họa)
Giá tiêu hôm nay 26/8: Tăng nhẹ 500 đồng/kg. Hiện tại, Gia Lai đang là địa phương có mức giá thấp nhất với 68.000 đồng/kg. ( Ảnh minh họa)

Giá tiêu thế giới hôm nay 26/8

Theo cập nhật từ Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) ngày 25/8 (theo giờ địa phương), giá tiêu thế giới so với ngày 24/8 như sau: Tiêu đen Lampung (Indonesia): ở mức 4.258 USD/tấn, giảm 0,31%; Tiêu đen Brazil ASTA 570: ở mức 2.950 USD/tấn, không đổi; Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA: ở mức 4.900 USD/tấn, không đổi.

Theo IHSmarkit, xuất khẩu hạt tiêu của Indonesia và Malaysia giảm mạnh từ tháng 1/2023 đến tháng 5/2023.

Trên thực tế, Indonesia và Malaysia vẫn không được xem là hai quốc gia xuất khẩu hạt tiêu trọng điểm, mặc dù cả hai thị trường này đều có chất lượng hạt tiêu trung bình cao hơn Việt Nam và Brazil - những nhà cung cấp chính trên toàn cầu.

Theo đó, xuất khẩu hồ tiêu của Indonesia và Malaysia có xu hướng được quan tâm hơn ở Mỹ và Nhật Bản, những quốc gia sẵn sàng trả giá cao cho các sản phẩm cao cấp.

Ghi nhận trong giai đoạn tháng 1/2023 - tháng 5/2023 cho thấy, xuất khẩu hạt tiêu của Indonesia đã giảm 52% về lượng so với cùng kỳ năm ngoái, xuống mức 10.545 tấn và giảm 32% về giá trị, xuống còn 49,6 triệu USD do vụ mùa năm 2022 không được khả quan và nhu cầu mua yếu.

Các nhà nhập khẩu chính của Indonesia là Trung Quốc, Việt Nam và Mỹ, chiếm tỷ trọng lần lượt là 20%, 16% và 15%.

Dữ liệu này cho thấy mô hình kép của ngành xuất khẩu Indonesia, với sản phẩm chế biến chất lượng cao và trung bình đã được chuyển đến thị trường Trung Quốc, Nhật Bản hoặc EU và toàn bộ sản phẩm được chuyển đến các nhà chế biến tại Việt Nam. Song song đó, sản lượng hạt tiêu của Malaysia được tiêu thụ chủ yếu ở thị trường trong nước và được coi là sản phẩm cao cấp trên thị trường quốc tế.

Theo ghi nhận, xuất khẩu hạt tiêu của Malaysia giảm 29% về lượng xuống mức 2.155 tấn và giảm 33% về giá trị xuống còn 12,6 triệu USD.

Các nhà nhập khẩu chính là Nhật Bản, Việt Nam và Singapore, chiếm tỷ trọng lần lượt là 53%, 11% và 10%.

Hồng Nhung