Giá vàng trong nước: Kết thúc phiên giao dịch 17/01, giá vàng 9999 trong nước được Tập Đoàn Vàng bạc đá quý Doji và SJC niêm yết theo thứ tự mua vào và bán ra như sau:
Doji Hà Nội: 61,00 triệu đồng/lượng - 61,60 triệu đồng/lượng
SJC Hà Nội: 61,10 triệu đồng/lượng - 61,72 triệu đồng/lượng
Doji TP.HCM: 60,90 triệu đồng/lượng - 61,70 triệu đồng/lượng
SJC TP.HCM: 61,10 triệu đồng/lượng - 61,73 triệu đồng/lượng
Giá vàng quốc tế: Đêm 17/01 (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới giao ngay đứng quanh ngưỡng 1.821 USD/ounce. Vàng giao tháng 12 trên sàn Comex New York ở mức 1.822 USD/ounce.
Giá vàng thế giới đêm 17/01 thấp hơn khoảng 3,9% (74 USD/ounce) so với đầu năm 2021. Vàng thế giới quy đổi theo giá USD ngân hàng có giá 51,9 triệu đồng/lượng, chưa tính thuế và phí, thấp hơn khoảng 10,0 triệu đồng/lượng so với giá vàng trong nước tính tới cuối giờ chiều phiên 17/1.
Giá vàng trên thị trường quốc tế tăng nhanh trong bối cảnh lạm phát lên cao, bất ổn địa chính trị gia tăng và đồng USD suy yếu. Tuy nhiên, xuất hiện áp lực mới tác động tiêu cực tới mặt hàng kim loại quý.
Dự báo giá vàng: Trong năm 2022, biến động giá vàng được đánh giá sẽ phụ thuộc nhiều vào việc kiểm soát lạm phát của các nền kinh tế lớn.
Các chuyên gia cho rằng, vàng có thể tăng lên 2.000 USD/ounce trong trường hợp lạm phát của Mỹ tiếp tục đi lên từ mức cao kỷ lục trong nhiều thập kỷ như hiện tại; hoặc giảm xuống 1.400 USD/ounce nếu lãi suất USD tăng cao.
Vàng sẽ tăng cao nếu Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) không kiểm soát được lạm phát. Nhiều dự báo cho rằng, giá vàng có cơ hội tiếp tục đi lên trong bối cảnh giới đầu tư tài chính không mấy kỳ vọng USD tăng giá.
Còn theo MKS Pamp Group, để giá vàng đẩy lên 2.000 USD/ounce, cần có các yếu tố như tắc nghẽn chuỗi cung, giá năng lượng cao dẫn đến lạm phát kéo dài trong thời gian tới.
Còn trong ngắn hạn, trong tuần mới, dự báo đa số cho rằng vàng tăng giá, với tỷ lệ theo khảo sát trên Kitco lên tới 58%.
Bùi Quyền