Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Giá vàng trong nước hôm nay

Giá vàng cuối tuần tiếp tục tăng nhẹ với mức tăng từ 100 nghìn đồng/lượng đến 300 nghìn đồng/lượng. Giá vàng trong nước vẫn đang giao dịch ổn định ở ngưỡng hơn 67 triệu đồng/lượng bán ra.

Với mức điều chỉnh này, trên sàn giao dịch của Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn SJC, vàng SJC đang là 66,50 triệu đồng/lượng mua vào và 67,52 triệu đồng/lượng bán ra.

Giá vàng DOJI ở khu vực Hà Nội đang niêm yết ở mức 66,50 triệu đồng/lượng mua vào và 67,50 triệu đồng/ lượng bán ra.

Giá vàng Vietinbank Gold đang niêm yết ở mức 66,30 triệu đồng/lượng mua vào và 67,10 triệu đồng/lượng bán ra.

Vàng Phú Qúy SJC đang mua vào mức 66,00 triệu đồng/lượng và bán ra mức 67,10 triệu đồng/lượng.

Giá vàng SJC tại Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu cũng được doanh nghiệp giao dịch ở mức 66,31 - 67,27 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Giá vàng 24K Rồng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu niêm yết giá 2 chiều 51,82 - 52,85 triệu đồng/lượng.

Giá vàng trong nước cả tuần đã tăng 600 nghìn đồng/lượng, tương đương mức tăng gần 0,88% về giá trị, cao hơn mức tăng gần 0,5% giá vàng thế giới trong tuần qua.

Giá vàng thế giới hôm nay

Tại thời điểm khảo sát, giá vàng thế giới đi ngang ở mức 1.657 USD/ounce theo Kitco, vàng giao tháng 12 tăng 1,57% lên 1.662 USD/ounce. Mức tăng cao hơn được kích hoạt bởi thị trường đang xem xét lại kỳ vọng tăng lãi suất sau khi The Wall Street Journal báo cáo rằng Fed sẽ tranh luận về quy mô của các đợt tăng lãi suất trong tương lai sau mức tăng 75 điểm cơ bản được dự kiến rộng rãi vào tháng 11. Dưới góc độ kỹ thuật, vàng vẫn đang trong xu hướng giảm.

Thị trường thế giới đón nhận thông tin về kết quả bỏ phiếu của các quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) về việc có nên giảm quy mô tăng lãi suất tại cuộc họp tháng 12 hay không. Kết quả cho thấy 2 luồng ý kiến trái chiều. Một số quan chức Fed không nhất trí về các hành động trong tương lai liên quan đến tốc độ và quy mô tăng lãi suất của Fed. Nhiều ý kiến cho rằng, vàng phải vật lộn để tìm động lực tăng giá trong hầu hết năm 2022 do chính sách tiền tệ tích cực của Fed đã đẩy đồng USD lên mức cao nhất trong 20 năm.

Dự báo, về cơ bản, Fed sẽ tiếp tục tăng lãi suất trong tháng 11, nếu ngân hàng này cố gắng đạt tỷ lệ lạm phát mục tiêu 2%. Ngân hàng Trung ương châu Âu và các ngân hàng trung ương của Na Uy, Thụy Điển và Thụy Sỹ cũng đã tăng lãi suất trong tháng 9, do lạm phát trong khu vực đồng Euro đạt 10% - mức cao nhất kể từ khi đồng Euro ra đời.

Xét về dài hạn, khả năng phục hồi của kim loại quý vẫn còn đó, việc Fed hạ nhiệt lạm phát tiếp tục đẩy nền kinh tế Mỹ đến gần hơn với suy thoái và vàng có khả năng tăng giá.

P.T