Thông tin từ Reuters cho thấy, Nhật Bản sẽ tăng quy mô gói kích thích kinh tế lên gần 1.100 tỷ USD. Trước đó 2 tuần, chính phủ Nhật cũng đã chi khoảng 1.000 tỷ USD để hỗ trợ cho các hộ gia đình có thu nhập giảm mạnh do dịch bệnh.
Vàng tăng giá còn do bất ổn chính trị tại khu vực Trung Đông. Tổng thống Mỹ cho biết, đã ra lệnh cho lực lượng hải quân Mỹ bắn hạn và phá hủy tất cả những tàu Iran nếu bị quấy rầy. Quyết định được đưa ra 1 tuần sau vụ đụng độ giữa tàu chiến hai nước Mỹ-Iran ở vịnh Ba Tư.
Vàng tăng giá còn do NHTW và chính phủ các nước trên khắp thế giới đang làm ngập lụt các thị trường tài chính với lượng tiền khổng lồ. Riêng Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed), kể từ 4/3 cho tới thứ 4 tuần trước đã bơm hơn 2,1 ngàn tỷ USD. Bên cạnh đó còn có Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), NHTW Canada, BOJ của Nhật…
Theo Refinitiv, sau suy thoái, vàng luôn tăng giá rất sốc, nhưng trước con đường đến mức giá cao hơn sẽ không phải là một con đường thẳng. Vàng sẽ tiếp tục quỹ đạo tăng, phù hợp với kỳ vọng về một tài sản trú ẩn an toàn trong thời kỳ suy thoái. Tổ chức này dự báo vàng sẽ vượt qua mức 1.850 USD/ounce trong năm 2020.
Ông Edward Moya, chuyên gia phân tích thị trường cao cấp tại OANDA cho biết, giá vàng có khả năng sẽ tiếp tục đà tăng mạnh trong những tháng tới khi những động thái kích thích kinh tế từ chính phủ vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Tuy nhiên, ông Moya cho rằng một bước đột phá trong việc chế tạo vắc-xin cho Covid-19 có thể kết thúc xu hướng tăng giá vàng.
Giá vàng ở mức cao trong bối cảnh giới đầu tư lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu và các biện pháp kích thích kinh tế đang được triển khai.
Vàng thế giới giao ngay ở mức 1.730 USD/ounce, giảm nhẹ 5 USD so với cuối ngày trước đó.
Giá vàng hôm nay 26/4: Dự báo tiếp tục tăng
Chốt phiên giao dịch tuần qua, giá vàng miếng trong nước được Tập Đoàn Vàng bạc đá quý Doji niêm yết ở mức: 47,8 triệu đồng/lượng (mua vào) và 48,3 triệu đồng/lượng (bán ra), tăng 100 nghìn đồng bán ra so với hôm qua.
Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 47,85 triệu đồng/lượng (mua vào) và 48,52 triệu đồng/lượng (bán ra) tại Hà Nội. Giá vàng miếng SJC tại TP.HCM niêm yết ở mức 48,50 triệu đồng/lượng.
Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC tại Hà Nội ở mức 47,90 triệu đồng/lượng mua vào, 48,57 triệu đồng/lượng bán ra, tăng đồng thời 50.000 đồng/lượng ở cả 2 chiều.
Tại TP.HCM, vàng SJC cũng có mức tăng tương tự, giá vàng hôm nay niêm yết ở mức 47,90 triệu đồng/lượng mua vào, 48,55 triệu đồng/lượng bán ra.
Tại Phú Qúy SJC, giá vàng bật tăng tới 270.000 đồng/lượng tại chiều mua và tăng 250.000 đồng/lượng ở chiều bán ra, niêm yết ở mức 48,17 triệu đồng/lượng mua vào, 48,65 triệu đồng/lượng bán ra.
Công ty CP vàng bạc đá quý Phú Nhuận điều chỉnh giảm 200.000 đồng/lượng tại chiều mua vào nhưng tăng 50.000 đồng/lượng tại chiều bán ra. Giá vàng PNJ tại Hà Nội và TP.HCM hôm nay niêm yết ở mức 47,30 triệu đồng/lượng mua vào, 48,45 triệu đồng/lượng bán ra.
Doanh nghiệp vàng Bảo Tín Minh Châu cũng điều chỉnh tăng 240.000 đồng/lượng tại chiều mua vào và tăng 290.000 đồng/lượng tại chiều bán ra. Giá vàng Bảo Tín Minh Châu hôm nay giao ngay ở mức 48,16 triệu đồng/lượng mua vào, 48,64 triệu đồng/lượng bán ra.
Tuần qua, giá vàng trong nước ổn định ở mức trên 48 triệu đồng/lượng chiều bán ra. Lượng giao dịch không có nhiều biến động. Tính trung bình tuần qua, giá vàng Tập Đoàn Vàng bạc đá quý Doji tăng 300 nghìn ở chiều bán ra.
Đầu tuần, giá vàng miếng trong nước được Tập Đoàn Vàng bạc đá quý Doji niêm yết ở mức: 47,4 triệu đồng/lượng (mua vào) và 48,0 triệu đồng/lượng (bán ra). Sang ngày 22/4, giá vàng miếng trong nước được Tập Đoàn Vàng bạc đá quý Doji vẫn không có sự biến động mạnh, niêm yết ở mức: 47,45 triệu đồng/lượng (mua vào) và 48,00 triệu đồng/lượng (bán ra).
Trúc Mai