Giá xăng dầu trong nước
Giá bán lẻ xăng dầu trong nước sáng ngày 11/11 được áp dụng theo phiên điều chỉnh ngày 01/11 của Liên Bộ Tài chính – Bộ Công Thương:
Cụ thể, giá xăng RON 95-III tăng lên mức giá 22.750 đồng. Xăng E5 RON 92 cũng lên 21.870 đồng. Đây là lần tăng giá liên tiếp thứ 3 của mặt hàng này từ giữa tháng 10 đến nay. Các mặt hàng dầu cũng tăng, dầu diesel 25.070 đồng/lít; dầu hoả 23.780 đồng/lít và mazut 14.080 đồng/lít.
Chiều nay, ngày 11/11, lúc 15h sẽ là kỳ công bố giá cơ sở xăng dầu lần thứ hai trong tháng. Đại diện nhiều doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối nhận định, giá xăng dầu bán lẻ trong nước nhiều khả năng tiếp tục tăng mạnh do chi phí định mức để tính giá cơ sở xăng dầu vừa tăng lên, dự kiến áp dụng từ 11/11.
Giá xăng dầu thế giới
Giá dầu thế giới được ghi nhận vào sáng ngày 11/11, theo giờ Việt Nam cụ thể như sau: Dầu thô WTI của Mỹ giảm 1.16 USD, xuống còn 86.82 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent giảm 0.67 USD, xuống mức 93.67 USD/thùng.
Dầu đã gia tăng so với giữa phiên trước nhưng vẫn giảm trong phiên thứ tư liên tiếp khi các biện pháp hạn chế COVID-19 tiếp tục gia hạn ở Trung Quốc làm gia tăng lo ngại về nhu cầu nhiên liệu tại nước nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới.
Đầu năm nay, dầu thô tăng mạnh làm gia tăng lo ngại về nguồn cung với giá dầu Brent tiến gần tới mức cao nhất từ trước tới nay là 147 USD. Giá dầu đã giảm do lo ngại suy thoái kinh tế và dầu Brent đã giảm hơn 6% trong tuần này.
Ông Tamas Varga, Công ty môi giới dầu PVM cho biết: “Các vấn đề về nhu cầu bị ảnh hưởng bởi COVID-19 tại Trung Quốc, đồng đô la phục hồi và sự cân bằng dầu không chắc chắn trong quý IV/2022 có thể đẩy giá xuống sâu hơn”. Ông nói thêm, điều này có thể được hạn chế bằng lệnh cấm của Liên minh Châu Âu đối với dầu của Nga và sự giới hạn giá của G7.
Thị trường chịu áp lực vào thứ Tư do tồn kho dầu thô của Mỹ tăng mạnh. Họ tăng 3,9 triệu thùng, đưa tồn kho lên mức cao nhất kể từ tháng Bẩy năm 2021.
Ủy ban Châu Âu sẽ đề xuất một “cơ chế điều chỉnh” khí đốt cho 27 quốc gia EU vào thứ Sáu, một cơ chế được tạo ra để hạn chế giá năng lượng tăng đột biến nhưng đây không phải là giới hạn mà nhiều nước thành viên tìm kiếm.
Vân Quỳnh (t/h)