Trước đó, kết thúc phiên giao dịch ngày 22/1, giá dầu đã tăng khoảng 2% do lo ngại về nguồn cung năng lượng toàn cầu sau khi Novatek, nhà nhà sản xuất khí đốt tự nhiên hóa lỏng lớn nhất của Nga, cho biết buộc phải dừng hoạt động một cảng xuất khẩu nhiên liệu lớn trên Biển Baltic do cháy lớn và thời tiết băng giá tiếp tục cản trở hoạt động sản xuất dầu thô của Mỹ.
Giá dầu Brent kỳ hạn tháng 3 tăng 1,5 USD, tương đương 1,9%, lên mức 80,06 USD/thùng. Hợp đồng dầu WTI của Mỹ giao tháng 2 đóng cửa ở mức 75,19 USD/thùng, tăng 1,78 USD, tương đương 2,4%. Hợp đồng dầu WTI giao tháng 3 tăng 1,36 USD lên mức 74,61 USD/thùng.
Trong khi đó, không có dấu hiệu Israel ngừng tấn công ở Gaza và các cuộc tấn công của lực lượng Houthi nhằm vào các tàu thương mại ở Biển Đỏ vẫn tiếp tục bất chấp các biện pháp đáp trả từ Mỹ.
Tuy nhiên, theo nhà phân tích Tony Sycamore của IG, các yếu tố cơ bản về dầu mỏ có thể tiếp tục kéo giá giảm. Ông cho biết, sản lượng dầu cao hơn trong khi triển vọng tăng trưởng ở Trung Quốc và châu Âu không đồng đều và dữ liệu trong tuần này dự kiến sẽ cho thấy tăng trưởng kinh tế Mỹ đã chậm lại đáng kể.
Dự báo tăng trưởng nhu cầu mới nhất của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ, Cơ quan Năng lượng Quốc tế, và Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC cho năm 2024 nằm trong khoảng từ 1,24 triệu đến 2,25 triệu thùng/ngày. Cả ba cơ quan đều dự đoán tăng trưởng nhu cầu sẽ chậm lại vào năm 2025.
Trong khi đó, hoạt động sản xuất tại mỏ dầu lớn Sharara của Libya đã được khôi phục từ ngày 21/1.
Trong nước, giá bán lẻ xăng dầu ngày 23/1 cụ thể như sau: Xăng E5 RON 92 không quá 21.418 đồng/lít.
Xăng RON 95-III không quá 22.482 đồng/lít.
Dầu diesel không quá 20.194 đồng/lít.
Dầu hỏa không quá 20.536 đồng/lít.
Dầu mazut không quá 15.508 đồng/kg.
Việt Anh (t/h)