Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Giải pháp nào cho doanh nghiệp niêm yết mới trên sàn chứng khoán?

Tại Tọa đàm “Giải pháp thúc đẩy các doanh nghiệp lên sàn chứng khoán” - do Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt Nam tổ chức sáng 19/7, ông Phan Quốc Huỳnh, Phó chủ tịch thường trực Hiệp hội Kinh doanh chứng khoán Việt Nam (VASB) cho rằng “Muốn lên sàn, bản thân doanh nghiệp phải sạch sẽ, minh bạch, phải chuẩn”...

Doanh nghiệp niêm yết mới hạn chế

Trong 3 năm vừa qua, TTCK Việt Nam đã có sự tăng trưởng vượt bậc về thanh khoản, vốn hóa, số nhà đầu tư tham gia thị trường… Tuy nhiên, số doanh nghiệp lên sàn (bao gồm cả niêm yết và đăng ký giao dịch) còn rất hạn chế. Vẫn còn nhiều doanh nghiệp quy mô lớn đứng ngoài “sân chơi” bởi nhiều lý do khác nhau. Điều này khiến TTCK không có thêm hàng hóa mới, nhà đầu tư không có thêm lựa chọn để đầu tư.

Về nguyên nhân, khách quan là khó khăn của kinh tế vĩ mô trong và ngoài nước, còn chủ quan từ phía các doanh nghiệp và các thành viên tham gia thị trường.

Ông Phan Quốc Huỳnh, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Kinh doanh Chứng khoán Việt Nam (VASB) cho biết, từ năm 2021 đến nay, tình hình kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng biến động dữ dội với nhiều sự kiện lớn nảy sinh, gây tác động đến hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam. Bức tranh thị trường bộc lộ nhiều mảng sáng, tối đan xen, trong đó mảng tối dường như chiếm ưu thế.

“Về câu chuyện thúc đẩy doanh nghiệp đại chúng hóa, niêm yết và đăng ký giao dịch trên thị trường, tôi cho rằng Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) và các Sở giao dịch đang tạo mọi điều kiện cho doanh nghiệp thuận lợi lên sàn, tạo điều kiện phát triển cho cộng đồng doanh nghiệp và nhà đầu tư, hướng đến lợi ích chung.

Tuy nhiên, sự trầm lắng về số lượng "tân binh" có nhiều nguyên nhân, đơn cử bản thân doanh nghiệp đang chật vật đối phó với những khó khăn về tài chính để tồn tại. Bên cạnh đó, các điều kiện lên sàn đang được kiểm soát chặt chẽ hơn, đòi hỏi chất lượng của doanh nghiệp phải thuộc hạng tốt, với báo cáo tài chính sạch sẽ, có lợi nhuận tối thiểu 1-2 năm. Nhìn chung, nội tại sức khỏe của doanh nghiệp là nguyên nhân chính khiến tình trạng doanh nghiệp niêm yết trên sàn đang ở mức hạn chế như hiện nay”, ông Phan Quốc Huỳnh đánh giá.

Còn theo bà Trần Thị Lan Anh, Trưởng phòng tư vấn, CTCK Mirae Asset Việt Nam, TTCK Việt Nam hiện nay chưa đa dạng về các loại hàng hóa. Số lượng nhà đầu tư các năm qua tăng trưởng nhưng lượng hàng hóa lại chưa đủ để cung cấp. “Tôi cho rằng, quan trọng là bản thân các doanh nghiệp đang chưa nắm rõ về lợi ích, cũng như điều kiện để niêm yết trên sàn. Bản thân một số doanh nghiệp quy mô lớn mà không có nhu cầu niêm yết vì họ cảm thấy bị "đánh đồng" với các doanh nghiệp có hoạt động thiếu minh bạch.

Trong những năm vừa qua, có một vài doanh nghiệp đã làm ảnh hưởng tới uy tín của các doanh nghiệp niêm yết chung. Tôi cho rằng, đó là nguyên nhân chính của hiện trạng này”.

Phiên 1 Toạ đàm “Giải pháp thúc đẩy các doanh nghiệp lên sàn chứng khoán”
Phiên 1 Toạ đàm “Giải pháp thúc đẩy các doanh nghiệp lên sàn chứng khoán”

Giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp

Về phía cơ quan quản lý Nhà nước, ông Võ Thanh Tuấn, Trưởng phòng đăng ký chứng khoán, Trung tâm lưu ký chứng khoán (VSD) nhận xét: “Tôi nhận thấy hiện tại nhiều doanh nghiệp cũng như tổ chức phát hành chưa nắm bắt dc các quy định khi đăng ký chứng khoán niêm yết. Các doanh nghiệp trước khi muốn lên sàn nên tìm hiểu trước các quy định.

Trên cơ sở Luật Chứng khoán 2019, Nghị định 155, thông tư 119 của Bộ Tài chính... đều được xây dựng một cách kịp thời để đảm bảo sự phát triển của thị trường. Vì vậy, VSD luôn lắng nghe ý kiến của các thành tham gia thị trường để đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp cũng như giúp quá trình niêm yết diễn ra thuận lợi hơn. Đồng thời, các doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ và nắm rõ về các mốc thời gian trong quá trình niêm yết và đăng ký giao dịch trên thị trường”.

Từ góc độ là đơn vị tư vấn doanh nghiệp, ông Bùi Đình Như, Chủ tịch HĐQT Công ty Đầu tư và Tái cấu trúc doanh nghiệp Việt Nam phân tích, theo thống kê hai năm gần nhất là năm 2022 và 6 tháng đầu năm 2023, chúng ta “đếm trên đầu ngón tay” hồ sơ các doanh nghiệp được chấp thuận công ty đại chúng. Đây có thể xem là một giai đoạn gián đoạn hàng hóa trên TTCK. 

Do đó, có một số vấn đề chúng ta cần làm rõ như sau: Thứ nhất, thực tế rất nhiều doanh nghiệp đã đủ điều kiện theo quy định để trở thành công ty đại chúng, nhưng lại không được cơ quan quản lý Nhà nước chấp thuận, do quá trình tăng vốn của doanh nghiệp trước khi nộp hồ sơ, đã xảy ra trong quá khứ mà không thể sửa được. Có doanh nghiệp thành lập từ năm 2007, đến nay đã 15 lần tăng vốn nhưng không thông qua ngân hàng nên bị loại trừ.

Thứ hai, là báo cáo kiểm toán. Về báo cáo tài chính, đơn vị kiểm toán sẽ không nhận được việc tăng vốn qua ngân hàng và xác nhận góp vốn bằng tiền mặt thì đây sẽ là điểm ngoại trừ. Vậy những doanh nghiệp đã có trên 100 cổ đông nắm giữ 15% cổ phần, vốn góp trên 30 tỷ đồng, được kiểm toán nhưng vẫn nằm “chơi vơi”.

Các đơn vị kiểm toán có vai trò tư vấn doanh nghiệp, nhưng cứ sai là loại trừ thì doanh nghiệp cũng không thể xem xét hồ sơ đại chúng. Hiện tượng này xảy ra sẽ an toàn cho công ty kiểm toán, nhưng doanh nghiệp không lên được sàn. Vậy chúng ta phải làm sao để đúng quy định của một kế toán, kiểm toán nhưng vẫn hỗ trợ cho doanh nghiệp thì đó mới là người làm kiểm toán chân chính.

“Trong hơn 15 năm làm công tác tái cấu trúc doanh nghiệp, chúng tôi hiểu doanh nghiệp đang thiếu ở đâu, cần bổ sung những gì, từ đó dễ dàng giải quyết những trăn trở của ban lãnh đạo doanh nghiệp khi hướng đến việc đại chúng hóa, niêm yết trên sàn.

Có thể nói, ngoại trừ những doanh nghiệp Nhà nước, thì 99% doanh nghiệp tư nhân chưa đủ điều kiện để trở thành công ty đại chúng để lên sàn mà phải trải qua một quá trình tái cấu trúc. Thậm chí có những doanh nghiệp “né” thuế, mua hóa đơn, tăng chi phí, giảm doanh thu, đỡ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp...

Chính vì vậy, những tổ chức trung gian phải làm cho doanh nghiệp hiểu được tính minh bạch và tác dụng khi gia nhập TTCK, khi đó họ mới làm theo và đó cũng là giải pháp căn cơ cho thị trường trong lâu dài.

Trúc Mai

Bài liên quan

Tin mới

Giá vàng thế giới đi xuống, giá vàng trong nước "lập đỉnh", vì sao?
Giá vàng thế giới đi xuống, giá vàng trong nước "lập đỉnh", vì sao?

Giá vàng thế giới trụt sồi, thất thường, đi xuống trong tuần hai tuần liên tiếp. Còn tại thị trường trong nước, giá vàng lập đỉnh, ngày 4/5, áp sát mốc 86 triệu đồng/lượng. Như vậy, chênh lệch khoảng gần 17 triệu đồng/lượng.

Rà soát, đánh giá toàn diện các dự án BOT giao thông để báo cáo Bộ Chính trị
Rà soát, đánh giá toàn diện các dự án BOT giao thông để báo cáo Bộ Chính trị

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm rà soát, thực hiện đúng, đầy đủ ý kiến chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Lãnh đạo Chính phủ; nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của các cơ quan để hoàn thiện hồ sơ báo cáo Bộ Chính trị cho ý kiến.

Dự báo thời tiết ngày 4/5: Cả nước đón mưa dông giải nhiệt
Dự báo thời tiết ngày 4/5: Cả nước đón mưa dông giải nhiệt

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, ngày 4/5 Nam Bộ và Tây Nguyên có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa có thể trên 70mm.

Giá tiêu hôm nay 4/5: Cần một cú huých để thị trường có thể bật tăng lên 100.000 đồng/kg
Giá tiêu hôm nay 4/5: Cần một cú huých để thị trường có thể bật tăng lên 100.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay tăng 500 đồng/kg tại Gia Lai, trong khi ổn định tại các địa phương còn lại.

Giám sát biến động giá, kiểm soát lạm phát trong mọi tình huống
Giám sát biến động giá, kiểm soát lạm phát trong mọi tình huống

Tăng cường triển khai hiệu quả và giám sát thực hiện các biện pháp kê khai giá, niêm yết giá; công khai thông tin về giá; tổ chức thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về giá.

Tỷ giá USD hôm nay 4/5: Trượt dài, về mốc 104
Tỷ giá USD hôm nay 4/5: Trượt dài, về mốc 104

Rạng sáng 4/5, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD giảm 1 đồng, hiện ở mức 24.241 đồng. Chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt giảm 0,22%, xuống mốc 105,08.