Thời gian qua, về kết nối, chia sẻ dữ liệu và sử dụng thẻ Căn cước công dân gắn chíp, ứng dụng Định danh điện tử quốc gia thay thế thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) giấy để khám chữa bệnh BHYT, hệ thống đã xác thực trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu có trong cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia về bảo hiểm với CSDL quốc gia về dân cư. Trong đó, có khoảng 87,7 triệu người đang tham gia, thụ hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN).
Toàn bộ cơ sở KCB BHYT đã triển khai KCB BHYT bằng CCCD gắn chíp. với trên 77 triệu lượt tra cứu thành công thông tin thẻ BHYT bằng CCCD gắn chíp phục vụ làm thủ tục KCB BHYT.
Liên quan đến triển khai tích hợp, cung cấp dịch vụ công (DVC) trực tuyến, BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã giải quyết 799.432 hồ sơ đề nghị cấp thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi và 9.879 hồ sơ đề nghị giải quyết hưởng mai táng phí.
BHXH Việt Nam đã tiếp nhận từ Cổng DVC quốc gia để xác nhận và trả quá trình đóng BHTN cho 409.875 trường hợp phục vụ giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp cho người lao động. DVC "Giải quyết hưởng BHXH một lần". Tính đến nay, toàn Ngành BHXH Việt Nam đã tiếp nhận 104 hồ sơ phát sinh, trong đó có 73 hồ sơ hợp lệ.
Đối với DVC "Đăng ký tham gia đóng BHXH tự nguyện”, hệ thống của BHXH Việt Nam đã tiếp nhận và xử lý 8.049 giao dịch đăng ký, đóng BHXH tự nguyện. DVC "Đăng ký đóng, cấp thẻ BHYT đối với người chỉ tham gia BHYT", toàn ngành BHXH Việt Nam đã tiếp nhận và xử lý 49.769 trường hợp đăng ký đóng, cấp thẻ BHYT, gia hạn thẻ BHYT qua DVC này.
Liên quan đến sổ Sức khỏe điện tử (SKĐT), ngày 3/1/2024, BHXH Việt Nam phối hợp với Bộ Công an triển khai theo phương án kỹ thuật thử nghiệm với Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, Đức Giang và một số cơ sở KCB BHYT khác do Sở Y tế Hà Nội quản lý như Đống Đa, Thanh Nhàn, Đông Anh, Sóc Sơn, Hoè Nhai, Mê Linh, Hà Đông…
BHXH Việt Nam đã điều chỉnh phần mềm để tiếp nhận dữ liệu từ các cơ sở KCB có ký hợp đồng KCB BHYT với cơ quan BHXH. Tính đến hết ngày 12/4/2024, trên địa bàn thành phố Hà Nội đã có 381 cơ sở y tế (trong đó có 50 bệnh viện, 36 phòng khám đa khoa và 295 Trạm Y tế) với 2.039.705 hồ sơ được được gửi lên Hệ thống của BHXH Việt Nam.
Đạt được kết quả như trên là nhờ sự phối hợp và vào cuộc rất tích cực của các bên liên quan. Đạt được kết quả như trên là nhờ sự phối hợp và vào cuộc rất tích cực của các bên liên quan.
Theo BHXH Việt Nam, trên toàn quốc có 1.249 cơ sở KCB đã gửi dữ liệu giấy khám sức khỏe lái xe, với 2.731.714 dữ liệu được gửi; có 1.618 cơ sở KCB gửi dữ liệu giấy chứng sinh, với 1.122.681 dữ liệu được gửi; 644 cơ sở KCB gửi dữ liệu giấy báo tử, với 12.132 dữ liệu được gửi.
Việc liên thông giấy khám sức khỏe lái xe qua hạ tầng của BHXH Việt Nam giúp người dân có thể đề nghị cấp lại, cấp đổi giấy phép lái xe hoàn toàn trực tuyến. Về việc liên thông giấy chứng sinh, giấy báo tử qua hạ tầng của BHXH Việt Nam đã tạo ra tiện ích rất quan trọng là đầu vào giúp người dân có thể thực hiện DVC trực tuyến toàn trình đối với 02 nhóm thủ tục hành chính liên thông.
Việc đẩy mạnh chi trả các chế độ bảo hiểm không dùng tiền mặt, đến nay, có khoảng 64% số người hưởng nhận các chế độ BHXH, trợ cấp thất nghiệp qua tài khoản cá nhân tại khu vực đô thị, tăng khoảng 3% so với năm 2022.
Trước đó, BHXH Việt Nam và Bộ Công an thống nhất ban hành quy trình phối hợp triển khai thực hiện phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong công tác chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH trên nền tảng CSDL quốc gia về dân cư. Nhằm vận động, tuyên truyền người dân nhận lương hưu, trợ cấp BHXH qua phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, kết hợp xác minh, làm sạch dữ liệu người hưởng.
Dự kiến trong tháng 5/2024 sẽ triển khai thí điểm tại 5 tỉnh, TP trước khi nhân rộng trên phạm vi toàn quốc.
PV (t/h)