Các đối tác tài xế hiện nay và đối tác tài xế mới tham gia Grab tại TP. HCM có thể gia tăng thu nhập và có thêm cơ hội việc làm thông qua dịch vụ giao nhận thức ăn (GrabFood), bên cạnh dịch vụ vận chuyển.
Ảnh minh họa
Phiên bản thử nghiệm dịch vụ GrabFood bắt đầu triển khai từ ngày 10/5 ở 5 quận trên địa bàn TP HCM, gồm quận 1, 3, 7, Bình Thạnh và Tân Bình, cho phép khách hàng đặt món ăn trong danh mục các nhà hàng, quán ăn ở gần họ thông qua ứng dụng Grab.
Việc đặt món không yêu cầu đơn hàng tối thiểu, có nghĩa khách hàng được đặt tất cả các món ăn trong danh mục của nhà hàng.
Khi thực hiện đặt món ăn trên GrabFood, ứng dụng sẽ tự động định vị vị trí khách hàng để đề xuất danh sách các nhà hàng ở gần. Tuy nhiên khách hàng có thể theo dõi vị trí của đối tác tài xế ngay trên ứng dụng theo thời gian thực.
Việc đặt món không yêu cầu đơn hàng tối thiểu, có nghĩa khách hàng được đặt tất cả các món ăn trong danh mục của nhà hàng và yên tâm tận hưởng sự tiện lợi khi món ăn yêu thích được giao đến nhanh chóng, tận tay.
Bên cạnh đó, khách hàng có thể sử dụng tính năng GrabChat để trao đổi với tài xế về bất kỳ ghi chú nào cho món ăn, ví dụ món không cay; hoặc nhắn tin cho tài xế cho đến khi hoàn tất khâu thanh toán.
Khi thanh toán, khách hàng trả tiền mặt bằng giá trị món ăn (đã hiển thị trên ứng dụng lúc đặt món) và phí vận chuyển của tài xế. Khách hàng có thể đặt tất cả món ăn, từ chuỗi nhà hàng lớn đến các cửa hàng ăn uống nhỏ lẻ nằm trong danh mục hiển thị ở ứng dụng.
Theo ông Jerry Lim, Giám đốc Grab Việt Nam, giao nhận thức ăn là bước mở rộng của dịch vụ kết nối di chuyển mà Grab đang triển khai. Dịch vụ GrabFood được xem là bước tiếp theo trong việc đầu tư vào nền tảng ứng dụng Grab, hướng tới xây dựng thêm nhiều loại hình khác chỉ thông qua một ứng dụng như thanh toán không dùng tiền mặt, các dịch vụ tài chính... giúp thanh toán trực tiếp liền mạch hơn và khách hàng cũng có thể tích lũy điểm thưởng cho mỗi đơn hàng.
Đỗ Thanh