Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Giữ hồn tơ lụa Bảo Lộc

Bảo Lộc từ lâu đã nổi tiếng với nghề trồng dâu, nuôi tằm và dệt lụa - được mệnh danh là “Thủ phủ dâu tằm tơ Việt Nam”. Bằng sự kết hợp giữa sản xuất truyền thống với công nghệ tiên tiến của thế giới, tơ lụa Bảo Lộc đã vươn xa nhiều châu lục, kể cả những thị trường khó tính như Pháp, Italia, Ấn Độ, Nhật Bản…

Một thương hiệu lớn

Bảo Lộc (Lâm Đồng) được thiên nhiên ưu đãi, khí hậu quanh năm mát mẻ - điều kiện thuận lợi cho nghề trồng dâu nuôi tằm phát triển. Bằng sự kết hợp giữa sản xuất truyền thống với công nghệ tiên tiến của thế giới, sản phẩm tơ lụa Bảo Lộc đã đạt đến chất lượng cao. Những mặt hàng thông dụng được sản xuất từ tơ lụa Bảo Lộc có chất lượng vượt trội so với các nước trong khu vực.

Tơ lụa sản xuất tại Bảo Lộc hơn hẳn với các vùng miền khác trong cả nước. Tơ lụa Bảo Lộc là loại sợi tự nhiên cao cấp có nguồn gốc từ tơ tằm, được sản xuất theo công nghệ hiện đại của Nhật Bản và Hàn Quốc. Hầu hết tơ là sợi mành nhỏ nên khi dệt lụa đều, có độ mềm mại, bóng, xốp, giúp người dùng có thể cảm nhận rõ rệt vẻ mượt mà và êm ái. Sản phẩm tơ lụa Bảo Lộc phong phú về mẫu mã, đa dạng về chủng loại và ổn định về chất lượng nên từ lâu đã được khách hàng trong và ngoài nước ưa chuộng.

Giữ hồn tơ lụa Bảo Lộc - Hình 1

Bằng sự kết hợp giữa sản xuất truyền thống với công nghệ tiên tiến của thế giới, tơ lụa Bảo Lộc đã vươn xa nhiều châu lục

Theo UBND TP. Bảo Lộc, công nghệ sản xuất, chế biến tơ lụa và các sản phẩm dệt may từ tơ lụa của thành phố Bảo Lộc đã được đầu tư bài bản với nhiều thiết bị, máy móc, dây chuyền sản xuất hiện đại, công suất cao. Địa phương cũng đã hỗ trợ người dân chuyển đổi từ giống cũ sang giống mới cho năng suất cao.

Việc áp dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật từ trồng, thâm canh giống dâu đến kỹ thuật nuôi tằm chất lượng cao đã giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất và chất lượng kén đầu vào cho sản xuất tơ lụa.

Hiện nay, trên địa bàn thành phố Bảo Lộc có khoảng 248 ha với sản lượng lá dâu trung bình đạt khoảng 5.000 tấn/ năm. Các giống dâu chính như giống S7-CB, giống VA 201, giống Bầu đen, số còn lại là giống Sa nhị luân và Quế ưu (Trung Quốc); các giống tằm chính như: giống Lưỡng Quảng (Trung Quốc), giống LTQ (Việt Nam). Có gần 30 doanh nghiệp, cơ sở đang hoạt động sản xuất tơ tằm, trong đó có 8 nhà máy ươm tơ tự động, 6 nhà máy ươm tơ cơ khí và 8 doanh nghiệp sản xuất lụa tơ tằm.

Năm 2016, Bảo Lộc đã sản xuất trên 1.600 tấn tơ và khoảng 5,6 triệu m2 lụa sang các thị trường Nhật Bản, Ấn Độ, Pakistan... Giá trị xuất khẩu tơ lụa đạt gần 6 triệu USD.

Tìm lại màu cho lụa

Có thể nói, nghề ươm tơ, dệt lụa ở Bảo Lộc từng làm nên biểu tượng văn hóa của tâm hồn Việt trải nghìn năm, vượt lên những cách chia của đạn bom... Bởi vậy mà, với những con người cất tiếng khóc chào đời bên khung cửi, bắt đầu làm quen với kén chỉ đường tơ từ thời đồng ấu, thì việc khôi phục nghề dệt lụa dường như đã trở thành một cái “nghiệp” quấn lấy họ ngay cả trong tâm tưởng.

Ngược dòng thời gian, trước những năm 1990, TP. Bảo Lộc được mệnh danh là thủ đô của nghề chăn tằm dệt lụa Việt Nam. Do nhu cầu sử dụng tơ lụa của thế giới giảm đã khiến cho nghề dâu tằm tơ của vùng đất này bước vào thời kỳ suy thoái. Nhớ lại những thăng trầm về nghề “ăn cơm đứng”, nhiều người dân nơi đây cho biết, trước đây cả vùng có trên 3.000 ha dâu, rồi giảm xuống chỉ còn khoảng 100 ha. Không sống nổi với nghề, nhiều người chặt phá dâu để chuyển đổi sang một số loại cây trồng khác như chè, cà phê.

Giữ hồn tơ lụa Bảo Lộc - Hình 2

Sản phẩm tơ lụa Bảo Lộc phong phú về mẫu mã, đa dạng về chủng loại nên từ lâu đã được khách hàng trong và ngoài nước ưa chuộng

Từ năm 2004, với sự kiện Tổng Công ty Dâu tằm tơ Việt Nam (VISERI) nhập công nghệ và thiết bị của Nhật Bản về để sản xuất mặt hàng tơ lụa cao cấp. Từ đó, 3 nhà máy lớn chuyên sản xuất các mặt hàng tơ lụa để xuất khẩu của VISERI (liên kết với Nhật Bản) trên đất Bảo Lộc được hình thành, với công suất thiết kế đạt 480.000m lụa dệt áo Kimono, 486.000m lụa may caravat và 85 tấn tơ xe mỗi năm. 

Từ công nghệ và thiết bị mới này của Nhật Bản (và của cả Hàn Quốc), hơn 20 mặt hàng sản xuất từ tơ lụa Bảo Lộc được xem là sản phẩm của một cuộc cách mạng trong ngành dâu tằm tơ Lâm Đồng. Bằng sự kết hợp giữa sản xuất truyền thống của VN với công nghệ tiên tiến của thế giới, sản phẩm tơ lụa VN đã đạt đến chất lượng gần như hoàn hảo. Trong đó, những mặt hàng thông dụng được sản xuất từ tơ lụa Bảo Lộc có chất lượng vượt trội so với các nước trong khu vực và ngang ngửa với mặt hàng cùng chủng loại đạt chất lượng cao nhất trên thế giới.

Hiện nay, lụa Bảo Lộc là một sản phẩm thuần Việt, đậm đà tính dân tộc và là niềm tự hào của người Việt. Những sản phẩm bền và đẹp như hiện nay là kết quả của cả một quá trình người Bảo Lộc không ngừng học hỏi, đổi mới công nghệ và luôn tìm ý tưởng sáng tạo nên những mẫu mã mới, đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Nghề dệt truyền thống Bảo Lộc đang sống lại, đó là hạnh phúc lớn đối với những người dân Bảo Lộc nói riêng và Lâm Đồng nói chung. Lụa Bảo Lộc hôm nay lại tiếp tục một cuộc hành trình mới của những sáng tạo nghệ thuật, của những giá trị truyền đời và một sinh khí lao động mới với đầy những tiếng cười vui lại vang lên trên những nương dâu ngút ngàn dường như vô tận, với tiếng khung cửi ngày đêm vang lên như bản hòa tấu được cất lên từ những đôi tay tài hoa của người thợ dệt.

Bảo Lộc đã trở thành quê hương thứ hai của đông đảo người dân từ khắp miền đất nước hội tụ về đây lập nghiệp. Sau nhiều biến đổi thăng trầm, giờ đây, cây dâu, con tằm và sợi tơ, tấm lụa đã “tìm” lại được chỗ đứng trong cơ cấu kinh tế của Bảo Lộc.

Ngọc Linh

Bài liên quan

Tin mới

Công ty Thành Thành Công Lâm Đồng đứng đầu danh sách nợ thuế tại địa phương
Công ty Thành Thành Công Lâm Đồng đứng đầu danh sách nợ thuế tại địa phương

Cục Thuế tỉnh Lâm Đồng công khai danh sách 123 người nộp thuế nợ tiền thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách Nhà nước, với tổng số tiền nợ thuế là hơn 166 tỷ đồng.

Đà Nẵng - “hình mẫu lý tưởng” của những thành phố trẻ, năng động, đáng sống
Đà Nẵng - “hình mẫu lý tưởng” của những thành phố trẻ, năng động, đáng sống

Năm 2014, Đà Nẵng công bố slogan chính thức “Fantasticity!”, lan tỏa đến cả thế giới thông điệp về một thành phố tuyệt vời. Và có lẽ “tuyệt vời” cũng là một trong những mỹ từ phù hợp nhất để mô tả về Đà Nẵng, dù là trên khía cạnh nào: du lịch trải nghiệm, an cư hay đầu tư.

Công tác xúc tiến đầu tư: Tạo đòn bẩy đưa Thái Bình phát triển
Công tác xúc tiến đầu tư: Tạo đòn bẩy đưa Thái Bình phát triển

Xác định công tác xúc tiến đầu tư có ý nghĩa quan trọng tạo đòn bẩy đưa Thái Bình trở thành điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư, các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh đã thực hiện nhiều giải pháp, từ đó tạo bước phát triển đột phá vươn lên, thúc đẩy sự phát triển của tỉnh.

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị kỷ luật cựu Bí thư TP.HCM Lê Thanh Hải
Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị kỷ luật cựu Bí thư TP.HCM Lê Thanh Hải

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, thi hành kỷ luật Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM nhiệm kỳ 2010-2015 và các cựu lãnh đạo: Lê Thanh Hải, Lê Hoàng Quân, Nguyễn Thành Phong.

Xây dựng các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Đất: "Chất lượng, hiệu quả là trên hết"
Xây dựng các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Đất: "Chất lượng, hiệu quả là trên hết"

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nêu rõ, Luật Đất đai có nhiều chủ trương, chính sách mới, đột phá. Mong muốn chung của các địa phương, cộng đồng doanh nghiệp, Nhân dân là sớm đưa Luật Đất đai vào cuộc sống. 

Nhu cầu điện tăng trưởng cao, EVN vẫn đảm bảo cung cấp điện an toàn liên tục
Nhu cầu điện tăng trưởng cao, EVN vẫn đảm bảo cung cấp điện an toàn liên tục

Trong tháng 4/2024, khi nhu cầu điện tăng trưởng rất cao do kinh tế tiếp tục hồi phục, đồng thời nắng nóng gay gắt diện rộng diễn ra tại cả 3 miền, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vẫn duy trì đảm bảo cung cấp điện an toàn, liên tục, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhân dân, đặc biệt trong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5.