Được biết lễ hội diễn ra trong 2 ngày từ 28 – 29/4. Trong khuôn khổ lễ hội cũng đã diễn ra nhiều hoạt động đặc sắc như:  Trung bày, giới thiệu sản phẩm địa phương; tổ chức hội thi múa khèn của 19 xã, thị trấn thuộc địa bàn huyện Đồng Văn; các trò chơi dân gian; nấu các món ăn truyền thống của dân tộc Mông, nấu rượ ngô, rượu Tam Giác Mạch tại khu di tích kiến trúc nghệ thuật nhà Vương…

Hà Giang: Độc đáo lễ hội khèn Mông lần thứ V và ngày hội văn hóa dân tộc Mông lần thứ II - Hình 1

Hà Giang: Độc đáo lễ hội khèn Mông lần thứ V và ngày hội văn hóa dân tộc Mông lần thứ II - Hình 2

Toản cảnh khai mạc Lễ hội khèn Mông lần thứ IV và ngày hội văn hóa dân tộc Mông lần thứ II huyện Đồng Văn, Hà Giang

Theo ông Nguyễn Trung Ngọc – Phó chủ tịch UBND huyện Đồng Văn cho biết: Lễ hội khèn Mông lần thứ V và ngày hội văn hóa dân tộc Mông lần thứ II năm 2018 đã thu hút đông đảo các nghệ nhân người dân tộc Mông tiêu biểu tranh tài, trình diễn những bài khèn truyền thống. Mỗi một bài đều có một giai điệu khác nhau nhưng đã mang những nỗi niềm thiêng liêng trong đời sống tinh thần, tình cảm của bà con dân tộc Mông. Tiếng khèn không chỉ là sợi dây nối giữa thế giới thần linh với con người, người đang sống với tổ tiên dòng họ, mà còn là tiếng lòng, khúc tâm tình của các chàng trai, cô gái gửi tới người thương; tiếng khèn giúp họ kết đôi, xây dựng nên một gia đình hạnh phúc. Cây khèn cũng luôn là người bạn đường chung thủy của các chàng trai Mông trên đường xuống chợ hay đi rừng, đi nương. Khèn là vật dụng linh thiêng không thể thiếu của đồng bào dân tộc Mông, tiếng khèn đã được lưu truyền qua bao đời và đến nay vẫn còn nguyên giá trị.

Hà Giang: Độc đáo lễ hội khèn Mông lần thứ V và ngày hội văn hóa dân tộc Mông lần thứ II - Hình 3

Các nghệ nhân tham gia hội thi khèn Mông do UBND huyện Đồng Văn tổ chức

Thông qua Lễ hội khèn Mông góp phần tuyên truyền vận động đồng bào dân tộc thiểu số trên Cao nguyên đá Đồng Văn tích cực tham gia bảo vệ các di sản văn hóa, gắn hoạt động văn hóa của các dân tộc với phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng Nông thôn mới. Quan tâm bảo tồn các loại hình văn hóa dân gian đang lưu truyền trong nhân dân. Đồng thời sưu tầm, phục hồi các làn điệu dân ca, dân vũ của đồng bào dân tộc Mông, qua đó nhân rộng mô hình truyền dạy nghề chế tác và sử dụng nhạc cụ truyền thống.

Việc tổ chức Lễ hội khèn Mông thường niên của UBND huyện Đồng Văn không chỉ mang lại niềm vui, hạnh phúc lớn lao cho đồng bào dân tộc Mông, góp phần bảo tồn và duy trì một nét văn hóa độc đáo, có tính nhân văn sâu sắc trong đời sống tinh thần của người dân trên Cao nguyên đá Đồng Văn.

H.C