Cụ thể, thực hiện Văn bản số 5984/BCĐ389-CQLTT ngày 04/10/2022 của Ban chỉ đạo 389 Bộ Công thương, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 2 phối hợp với Đội QLTT số 1, Cục QLTT Hà Giang tiến hành khám phương tiện vận tải BKS: 34C- 005.58 do ông Đỗ Sắc Trơn địa chỉ: Khu 4, xã Vân Lĩnh, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ điều khiển lưu thông trên Quốc lộ 2.
Qua kiểm tra Đoàn kiểm tra phát hiện phát hiện 1.557 sản phẩm thực phẩm gồm: Thịt tẩm ướp ăn liền; kẹo mút hoa quả; bột ớt; mì que; đậu xị; mì tôm trộn; mận sấy; trứng muối; hạt đậu Hà Lan sấy khô; gói gia vị lẩu. Toàn bộ trên bao bì sản phẩm có chữ nước ngoài, không có nhãn phụ.
Tại thời điểm khám ông Đỗ Sắc Trơn là chủ hàng không xuất trình được hóa đơn, chứng từ gì để chứng minh nguồn gốc, xuất xứ của hàng hóa. Sau khi kết thúc quá trình thẩm tra, xác minh và lập hồ sơ đối với hành vi kinh doanh hàng hóa (thực phẩm) nhập lậu.
Đội trưởng Đội QLTT số 2 đã ban hành Quyết định xử phạt hành chính đối với ông Đỗ Sắc Trơn số tiền là 10.000.000 đồng về hành vi vi phạm kinh doanh hàng hóa (thực phẩm) nhập lậu có trị giá: 18.455.000 đồng, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc tiêu hủy toàn bộ số hàng hóa (thực phẩm) nhập lậu trên theo quy định của pháp luật.
Trách nhiệm về ghi nhãn hàng hóa thuộc về tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa
Theo khoản 3, Điều 7 Nghị định 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa: Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hóa. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc.”
Theo quy định tại Điều 9 Nghị định 43/2017/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 4, Điều 1 Nghị định 111/2021/NĐ-CP về nhãn hàng hóa như sau:
Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa kể cả nhãn phụ phải bảo đảm ghi nhãn trung thực, rõ ràng, chính xác, phản ánh đúng bản chất của hàng hóa.
Hàng hóa sản xuất để lưu thông trong nước thì tổ chức, cá nhân sản xuất phải chịu trách nhiệm thực hiện ghi nhãn hàng hóa.
Trong trường hợp tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa yêu cầu tổ chức, cá nhân khác thực hiện việc ghi nhãn thì tổ chức, cá nhân đó vẫn phải chịu trách nhiệm về nhãn hàng hóa của mình.
Trong trường hợp hàng hóa xuất khẩu không xuất khẩu được hoặc bị trả lại, đưa ra lưu thông trên thị trường thì tổ chức, cá nhân đưa hàng hóa ra lưu thông phải ghi nhãn theo quy định của Nghị định này.
Tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam phải ghi nhãn theo quy định về nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa nhập khẩu tại Nghị định này.
Khi ghi và dán nhãn phụ công ty bạn không phải thực hiện thủ tục đăng ký hoặc xin phép trừ khi công ty bạn muốn dãn nhãn phụ ngay tại kho ngoại quan thì chỉ được thực hiện khi được cho phép. Pháp luật hiện hành của Việt Nam hiện nay nghiêm cấm việc nhập khẩu hàng hóa đã dán nhãn phụ trước khi vào Việt Nam.
Việc xử phạt về hành vi không ghi nhãn phụ
Theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 31 Nghị định 119/2017/NĐ-CP thì hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam sẽ bị xử phạt như sau:
Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam khi hàng hóa vi phạm có giá trị đến 3.000.000 đồng.Mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 3.000.000 đồng được quy định như sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 3.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng;
g) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị trên 100.000.000 đồng.
Hải Minh