Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Hà Nội cảnh báo các nguy cơ rủi ro có thể trở thành thảm họa

Theo Thành phố Hà Nội, cháy nổ, sập đổ các chung cư cũ, chung cư cao tầng; cháy nổ các phương tiện vận chuyển vật liệu hóa chất; vấn đề tai nạn giao thông đối với hệ thống đường sắt trên cao; rủi ro vỡ đê sông Hồng; lợi dụng việc cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng… được xác định có thể trở thành thảm họa của Hà Nội.

Hà Nội vừa phê duyệt đề án "Quản lý và giảm thiểu các rủi ro có thể trở thành thảm họa đối với Thành phố Hà Nội", trong đó cảnh báo 10 nguy cơ rủi ro trở thành thảm họa và trong đó có việc cháy nổ, sập đổ các chung cư cũ, chung cư cao tầng.

Cụ thể, theo Thành phố Hà Nội, các rủi ro cháy nổ, đổ sụp công trình được xác định có thể trở thành thảm họa của Hà Nội. Đối với các chung cư cũ, rủi ro dẫn đến thảm họa khi xảy ra hiện tượng cháy, đổ sụp hàng loạt nhà chung cư.

Hà Nội cảnh báo các nguy cơ rủi ro có thể trở thành thảm họa - Hình 1

Các chung cư cũ, rủi ro dẫn đến thảm họa khi xảy ra hiện tượng cháy, đổ sụp 

Được biết, Hà Nội hiện có 1.579 chung cư cũ, tập trung ở 76 khu với 1.273 chung cư và 306 chung cư riêng lẻ với quy mô từ 2 đến 5 tầng. Đa số các chung cư cũ đã hết niên hạn sử dụng và phân bố tại 4 quận nội thành cũ, hiện đã có hiện tượng sụt lún, xuống cấp khá nghiêm trọng. Nếu động đất với cường độ 4 – 5 richter có thể gây sụp đổ hàng loạt các chung cư cũ. Hiện có khoảng 30 nghìn hộ dân đang sinh sống tại các chung cư cũ 4 – 5 tầng.

Đối với các khu đô thị mới, khu chung cư cao tầng, rủi ro thành thảm họa khi cháy toàn bộ hoặc đổ sụp. Nguyên nhân đổ sụp có thể do động đất cường độ lớn, khoảng 7 richter đối với các chung cư không được thiết kế chống động đất; hoặc do sai quy trình thiết kế, xây dựng.

Bên cạnh đó, cháy khu dân cư nếu không dập tắt kịp thời sẽ gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Các khu vực này tồn tại đan xen nhiều kiến trúc xây dựng khác nhau và quy hoạch xây dựng không đồng bộ; nhà dân xen kẽ với các khu dịch vụ thương mại nên số lượng, chủng loại chất cháy rất đa dạng, trong đó có nhiều chất dễ cháy như gas, bông, vải sợi, nilon, giấy, hóa chất...

Đặc biệt, đối với các khu có mật độ dân cư cao, tồn tại nhiều nhà và công trình cổ, cũ, giao thông nhỏ, hẹp... như các khu phố cổ, khu nội đô lịch sử là nơi tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra cháy, nổ, sập đổ công trình và rất khó cứu hỏa.

Hà Nội cũng lo ngại, trong tương lai, số lượng công trình ngầm ngày càng phát triển với quy mô lớn. Nguy cơ cháy nổ trở thành thảm họa do động đất hoặc do ý thức của con người hoàn toàn có thể xảy ra.

Bên cạnh đó là nguy cơ cháy nổ các phương tiện vận chuyển vật liệu hóa chất. Với số lượng lớn các phương tiện vận chuyển vật liệu, hóa chất qua khu vực nội thành hàng ngày, sẽ có thể xảy ra thảm họa nếu các phương tiện này bị cháy, nổ tại các tuyến đường có mật độ người tham gia giao thông đông; cháy, nổ dễ lan truyền sang nhiều phương tiện vận tải khác, hậu quả gây thiệt hại lớn về người, tài sản.

Thành phố Hà Nội cũng lo ngại rủi ro vỡ đê sông Hồng. Cụ thể, nếu do mưa bão, lũ làm nước sông Hồng dâng lên trên mức báo động cấp độ III (11,5m), sẽ dẫn đến nguy cơ vỡ đê sông Hồng khu vực trên thành phố, gây nguy hại đến an toàn tính mạng hàng triệu người dân và thiệt hại lớn về tài sản của nhà nước và nhân dân Thủ đô.

Trong tương lai, Hà Nội sử dụng nước sinh hoạt chủ yếu là nước mặt. Vì vậy, có thể xảy ra rủi ro nếu nguồn nước mặt bị nhiễm độc, ô nhiễm từ hóa chất, chất thải công nghiệp. “Vấn đề an ninh về chất lượng nước sạch của các nhà máy nước là vấn đề phải quan tâm”, đề án nêu.

Một lưu ý về nguy cơ xảy ra thảm họa nữa là vấn đề tai nạn giao thông đối với hệ thống đường sắt trên cao. Với số lượng vận chuyển hành khách 500 khách/ chuyến, tần suất 10 phút/chuyến, nếu xảy ra rủi ro như tàu đang chạy bị rơi xuống thì sẽ là một thảm họa, vì số lượng người thương vong rất lớn, cả số lượng người tham gia giao thông phía dưới.

Tương tự như thế, Hà Nội cũng cảnh báo thảm họa đối với hàng không có thể xảy ra khi có hiện tượng bão cấp 10 trở lên, kết hợp mưa lớn (khoảng 180 – 280mm) và từ sai sót của phi công điều khiển máy bay, hoặc bộ phận điều hành bay dưới mặt đất dẫn đường hạ cánh không chính xác, máy bay hạ cánh ngoài đường băng gây cháy nổ, chết người... “Với thành phố Hà Nội, rủi ro do nguyên nhân chủ quan từ con người có khả năng xảy ra cao hơn do thiên tai”, đề án nhận định.

Bên cạnh đó, Hà Nội cũng cảnh báo rủi ro có thể trở thành thảm họa với các sự kiện tập trung đông người; khi có các dịch bệnh lạ, khó điều trị, lan truyền với tốc độ nhanh; rủi ro trong lĩnh vực thông tin, truyền thông với các cuộc tấn công mạng dưới các hình thức mã độc gián điệp, mạng botnet...

Cùng với đó là việc lợi dụng việc cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng nhằm chống lại Đảng, Nhà nước; gây nguy hại đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; tuyên truyền, kích động bạo lực, biểu tình, tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong mỹ tục của dân tộc; quảng cáo, tuyên truyền mua bán hàng hóa dịch vụ bị cấm... “Rủi ro thành thảm họa khi bị sự cố mất đường truyền internet trong nhiều ngày, trên toàn địa bàn thành phố”, đề án nêu.

Thành phố Hà Nội cũng cảnh báo rủi ro do mất điện diện rộng; có các hoạt động khủng bố, phá hoại. Đặc biệt, Hà Nội cũng lo lắng về nguy cơ rò rỉ phóng xạ từ các nhà máy điện hạt nhân ở khu vực Đông Nam của Trung Quốc. “Theo đánh giá, Hà Nội là một trong số các tỉnh phía Bắc nước ta chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nếu 3 nhà máy này gặp sự cố. Do bụi phóng xạ có khả năng phát tán rộng làm ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước”, đề án thông tin.

Bảo Anh

Bài liên quan

Tin mới

Tiếp tục nghiên cứu khung khổ pháp lý về tiền ảo
Tiếp tục nghiên cứu khung khổ pháp lý về tiền ảo

Việc nghiên cứu, đề xuất phương thức quản lý hoạt động liên quan đến tài sản mã hóa, tài sản ảo, tiền ảo là một nhiệm vụ khó khăn, đòi hỏi nguồn nhân lực, thời gian.

Thế Giới Di Động cắt giảm gần 10.000 nhân viên
Thế Giới Di Động cắt giảm gần 10.000 nhân viên

Năm qua được xem là năm khó khăn nhất của ngành bán lẻ hàng điện máy, hàng công nghệ. Do đó, các hệ thống bán lẻ đều gặp khó khăn, phải tinh gọn bộ máy và Thế Giới Di Động cũng không ngoại lệ khi cắt giảm gần 10.000 nhân viên.

Làm cách nào để có năng lực kinh tế tốt hơn?
Làm cách nào để có năng lực kinh tế tốt hơn?

Khoảng 75% ý kiến cho rằng bắt đầu công việc kinh doanh riêng hoặc làm công việc tự do là cách để có năng lực kinh tế tốt hơn. Hơn 8 trên 10 người tham gia khảo sát tại Việt Nam (82%) hiện đang thực hiện các bước để có “năng lực kinh tế cao hơn”.

Những trái tim ngành y về Lào Cai lan tỏa yêu thương
Những trái tim ngành y về Lào Cai lan tỏa yêu thương

Trong thời gian qua, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã cử nhiều đoàn bác sĩ nội trú về huyện nghèo, vùng sâu, vùng xa thuộc tỉnh Lào Cai nhằm tạo cơ hội cho người dân tại đây được tiếp cận các dịch vụ y tế có chất lượng ngày một tốt hơn, hạn chế chuyển tuyến không cần thiết, góp phần giảm quá tải ở các bệnh viện tuyến trên.

Phát huy vai trò nền kinh tế kết nối, động lực tăng trưởng dựa vào xuất khẩu
Phát huy vai trò nền kinh tế kết nối, động lực tăng trưởng dựa vào xuất khẩu

Triển vọng thương mại toàn cầu năm 2024 vẫn rất bấp bênh, nền kinh tế nước ta vẫn phải đối mặt với những khó khăn thách thức không hề nhỏ. Vì vậy, năm 2024, cần phát huy vai trò nền kinh tế kết nối, động lực tăng trưởng dựa vào xuất khẩu.

Công nghệ Viễn thông Sài Gòn lên kế hoạch lợi nhuận tham vọng tăng 490,5% trong năm 2024
Công nghệ Viễn thông Sài Gòn lên kế hoạch lợi nhuận tham vọng tăng 490,5% trong năm 2024

Công ty CP Công nghệ Viễn thông Sài Gòn (Saigontel, mã SGT - sàn HOSE) công bố tài liệu Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024. Đại hội diễn ra ngày 19/4/2024 tại TP.HCM.