Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Hà Nội chỉ đạo kiểm tra, xử lý sai phạm tại dự án Khu Đảo Sen

Liên quan đến những sai phạm tại dự án Tổ hợp Công viên thể thao và dịch vụ hỗn hợp Hồ Sen (Khu Đảo Sen) thuộc địa bàn phường Gia Thụy (Long Biên, Hà Nội) do Công ty CP Dịch vụ và Thương mại Đảo Sen làm Chủ đầu tư. Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị chức năng khẩn trương kiểm tra, xử lý.

Ngày 31/7/2019, UBND TP Hà Nội đã ban hành Văn bản số 3271/UBND-ĐT chỉ đạo tới Sở Xây dựng; Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Quy hoạch - Kiến trúc; UBND Quận Long Biên.

Theo đó, Chủ tịch UBND TP Hà Nội chỉ đạo Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Quy hoạch – Kiến trúc; Tài nguyên và Môi trường và UBND Quận Long Biên khẩn trương kiểm tra, xử lý vụ việc báo chí phản ánh về Dự án Tổ hợp Công viên thể thao và dịch vụ hỗn hợp Hồ Sen tại Khu hồ Sen, phường Gia Thụy, Quận Long Biên. Báo cáo và dự thảo văn bản của Ban cán sự Đảng UBND TP báo cáo đồng chí Bí thư Thành ủy trước ngày 10/8/2019.

Hà Nội chỉ đạo kiểm tra, xử lý sai phạm tại dự án Khu Đảo Sen - Hình 1

Khối nhà quản lý và dịch vụ

Trước đó, như Báo Thương hiệu và Công luận đã đăng tải bài viết về hàng loạt sai phạm lien quan đến dự án Tổ hợp Công viên thể thao và dịch vụ hỗn hợp Hồ Sen (Khu Đảo Sen) thuộc địa bàn phường Gia Thụy (Long Biên, Hà Nội) do Công ty CP Dịch vụ và Thương mại Đảo Sen làm Chủ đầu tư.

Dự án Khu Đảo Sen nằm trên địa bàn phường Gia Thụy (quận Long Biên, TP. Hà Nội) do Công ty CP Dịch vụ và Thương mại Đảo Sen làm chủ đầu tư. Khu vực Hồ Sen có vị trí phía Đông Nam giáp sân bay Gia Lâm; phía Tây giáp Đoàn bay 919 và cư dân Phường Gia Thụy; phía Tây Nam giáp đường Nguyễn Sơn hiện có; phía Bắc giáp khu dân cư Phường Gia Thụy.

Dự án có tổng diện tích khoảng 147.463m2, bao gồm: Hồ điều hòa: 52.800m2 chiếm 35,81% tổng diện tích; Đất công viên cây xanh – thể dục thể thao: 48.635m2 chiếm 32,98% dự án; Đất cơ quan, trường đào tạo: 15.150m2 chiếm 10,27% dự án; Đất đường quy hoạch: 30.878m2 chiếm 20,94% dự án. Trong đó, Đất công viên cây xanh – thể dục thể thao phải bỏ ra 200 m2 để xây dựng trạm bơm nước thải ngầm.

Theo dự án, dự kiến, quý IV/2018 dự án sẽ đi vào hoạt động.

Theo đó, trong quá trình thực hiện dự án, chủ đầu tư phải triển khai dự án đầu tư theo tiến độ đã được phê duyệt; sử dụng đất theo đúng mục đích và đảm bảo thực hiện dự án đầu tư theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước và UBND thành phố.

Bên cạnh đó, về công tác giải phóng mặt bằng, UBND quận Long Biên trên cơ sở đề xuất của nhà đầu tư, phải hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện công tác giải phóng mặt bằng theo đúng quy định.

Tuy nhiên, thời gian gần đây, theo nhiều người dân sống trên địa bàn phường Gia Thụy (quận Long Biên, Hà Nội) phản ánh, trong quá trình triển khai dự án Khu Đảo Sen, chủ đầu tư đã không tuân thủ những quy định của pháp luật, khiến dự án tồn tại rất nhiều bất cập.

Cụ thể, chủ đầu tư đã không thực hiện đúng theo quy hoạch chi tiết 1/500 của UBND TP. Hà Nội phê duyệt. Theo đó, trong quy hoạch phần diện tích Hồ điều hòa có diện tích 52.800m2, nhưng trên thực tế diện tích này đang bị thu hẹp lại. Ngoài ra, trên dự án còn xuất hiện nhiều công trình không nằm trong quy hoạch. Đơn cử, như hai khu nhà tạm kiến cố được công ty xây dựng cho công nhân ở.

Ngoài ra, khối nhà quản lý và dịch vụ xây dựng trên khu đất 5.715m2, theo giấy phép số 2499/GPXD do UBND quận Long Biên cấp ngày 15/9/2017 có chiều cao 3 tầng, tum thang và tầng hầm (Tầng hầm có diện tích là 1.110m2; tầng 1 diện tích là 1.133m2; tầng 2 và tầng 3 diện tích 1.110m2; tầng tum diện tích 190m2. Khối nhà có chức năng tầng một là bố trí cửa hàng dịch vụ và khu tập golf, tầng 2 và 3 bố trí khu tập golf). Tuy nhiên, hiện công trình đã được chủ đầu tư biến tầng tum thành tầng thứ 4 và sử dụng sai mục đích khi dùng để kinh doanh nhà hàng, quán cà phê.

Hà Nội chỉ đạo kiểm tra, xử lý sai phạm tại dự án Khu Đảo Sen - Hình 2

Nhiều phần diện tích của dự án vẫn không phải là mặt bằng sạch, khi còn tồn tại nhiều nhà hàng, gara ô tô, cây xăng mà chủ đầu tư cho các đơn vị thuê lại để phục vụ việc kinh doanh

Bên cạnh đó, dự án vẫn còn những phần diện tích chưa giải phóng xong mặt bằng, thể hiện rõ nhất là khu vực tiếp giáp với đường Nguyễn Sơn. Hiện tại, khu đất thuộc phần diện tích nằm trong dự án đang bị chủ đầu tư cho các đơn vị thuê lại làm cây xăng, gara sửa chữa ô tô, quán bia, nhà hàng phục vụ việc kinh doanh.

Hơn nữa, chủ đầu tư đã triển khai chậm tiến độ, đáng ra dự án đã phải hoàn thành từ quý IV/2018, nhưng trên thực tế đến nay dự án vẫn chưa được hình thành, nhiều hạng mục chưa được xây dựng, hoặc xây dựng chưa xong.

Theo quan sát của phóng viên, tại hiện trường của dự án, nhiều hạng mục vẫn đang trong quá trình triển khai, riêng khối nhà quản lý và dịch vụ đã được xây dựng xong và đưa vào sử dụng. Phần tum của khối nhà trong giấy phép chỉ được xây dựng với diện tích là 190m2 nhưng trên thực tế chủ đầu tư đã biến thành tầng 4 với diện tích gần 1.000m2?...

Hà Nội chỉ đạo kiểm tra, xử lý sai phạm tại dự án Khu Đảo Sen - Hình 3

Một phần diện tích hồ nước chưa thực hiện cải tạo theo diện tích được quy hoạch, vì lý do chưa giải phóng được mặt bằng để thực hiện dự án

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Hữu Tiệp – cán bộ tổ trật tự xây dựng phường Gia Thụy thừa nhận, hiện dự án tồn tại nhiều bất cập. Trong đó, có khâu giải phóng mặt bằng chưa xong, dự án triển khai chậm tiến độ, chưa thực hiện đầu tư cải tạo hồ nước theo diện tích được phê duyệt, vì lý do chưa giải phóng được mặt bằng.

“Việc thực hiện dự án của Công ty CP Dịch vụ và Thương mại Đảo Sen còn tồn tại việc chưa giải phóng mặt bằng diện tích đất đang sử dụng làm cây xăng của Đoàn bay 919 và diện tích đất đang sử dụng làm trạm điện của Tổng công ty Hàng không Việt Nam. Ngoài ra, một phần diện tích hồ nước chưa thực hiện cải tạo theo diện tích được quy hoạch vì lý do chưa giải phóng được mặt bằng để thực hiện dự án.

Toàn bộ hạng mục khối nhà thể chất, hành chính và giảng dạy; diện tích công viên cây xanh, công viên vui chơi giải trí chưa đầu tư thi công xây dựng. Theo như tiến độ thực hiện dự án thì chủ đầu tư đang triển khai chậm tiến độ, hiện chủ đầu tư đã có văn bản đề nghị điều chỉnh.

Đối với khối nhà quản lý và dịch vụ theo như kiểm tra của Sở xây dựng thì phần diện tích tầng tum có rộng hơn so với giấy phép được UBND quận Long Biên cấp và đây là tồn tại từ nhiều năm trước, công trình đã đưa vào sử dụng nhiều năm nay”, ông Tiệp cho biết.

Huy Trung

Bài liên quan

Tin mới

Khai mạc Lễ hội du lịch biển Hải Tiến năm 2024: Biển hát khúc tình ca!
Khai mạc Lễ hội du lịch biển Hải Tiến năm 2024: Biển hát khúc tình ca!

Tối 29/4, tại Quảng trường Khu Du lịch biển Hải Tiến, UBND huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức khai mạc Lễ hội du lịch biển Hải Tiến năm 2024 với chủ đề “Hải Tiến - Biển hát khúc tình ca”.

Quý I/2024, KIDO báo lãi sau thuế 21,7 tỷ đồng
Quý I/2024, KIDO báo lãi sau thuế 21,7 tỷ đồng

Quý I/2024, KIDO báo lãi sau thuế đạt 21,7 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước lỗ tới 150,6 tỷ đồng.

Kon Tum thu hút có chọn lọc các dự án chăn nuôi
Kon Tum thu hút có chọn lọc các dự án chăn nuôi

Kon Tum thu hút có chọn lọc các dự án chăn nuôi, trong đó chú trọng các dự án chăn nuôi theo quy trình khép kín từ khâu sản xuất con giống tới chế biến phân phối sản phẩm ra thị trường.

Việt Nam thu hút gần 9,27 tỷ USD đầu tư nước ngoài trong 4 tháng
Việt Nam thu hút gần 9,27 tỷ USD đầu tư nước ngoài trong 4 tháng

Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam từ đầu năm đến ngày 20/4 đạt gần 9,27 tỷ USD, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm trước; vốn thực hiện ước đạt 6,28 tỷ USD, tăng 7,4%.

Vụ kiện lịch sử vì nạn nhân chất độc da cam Việt Nam
Vụ kiện lịch sử vì nạn nhân chất độc da cam Việt Nam

Tôi chiến đấu không chỉ cho bản thân mà cho tất cả các nạn nhân chất độc da cam ở Việt Nam và cả ở nước khác', bà Trần Tố Nga chia sẻ trước Phiên tranh tụng tại Tòa phúc thẩm Paris, ngày 7/5.

Bốn tháng đầu năm 2024: Có 5 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD
Bốn tháng đầu năm 2024: Có 5 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD

Số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố, tính chung 4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 238,88 tỷ USD, tăng 15,2% so với cùng kỳ. Xuất khẩu tăng 15%; nhập khẩu tăng 15,4%, có 21 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD.