Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Hà Nội: Hỗ trợ tiêu thụ nông sản của huyện Lâm Hà- Lâm Đồng

Huyện Lâm Hà (tỉnh Lâm Đồng) có diện tích lớn và dân cư khá đông, nơi đây được xem là một phần trong trái tim Thủ đô Hà Nội. Huyện Lâm Hà có cộng đồng dân cư lớn là người Hà Nội di cư vào phát triển vùng kinh tế mới thời điểm hơn 35 năm về trước. Nơi đây có tiềm năng lớn trong việc phát triển các sản phẩm OCOP. Tuy nhiên vấn đề đầu ra cho các sản phẩm này vẫn còn gặp nhiều khó khăn

Sản phẩm OCOP đạt chuẩn 4 sao của huyện Lâm Hà (tỉnh Lâm Đồng)
Sản phẩm OCOP đạt chuẩn 4 sao của huyện Lâm Hà (tỉnh Lâm Đồng)

Huyện Lâm Hà (tỉnh Lâm Đồng) mang tiềm năng lớn về phát triển cây cà phê. Tính đến nay, huyện đã phát triển được vùng trồng cà phê với diện tích 39.482ha; dâu tằm 3.620ha; cây chè 160,6ha; hạt tiêu 365,2ha; cây ăn quả 2.719ha; hoa, cây cảnh 400ha… Bên cạnh đó, huyện cũng phát triển được đàn bò 7.400 con, đàn lợn 95.000 con và khoảng 1,5 triệu con gia cầm.

Từ khi phát động triển khai thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) của Thủ tướng Chính phủ, toàn huyện đã phát triển được 26 sản phẩm OCOP; trong đó có 17 sản phẩm được cấp giấy chứng nhận 4 sao và 9 sản phẩm 3 sao. Tuy nhiên vấn đề đầu ra cho các sản phẩm OCOP của địa phương hiện nay còn rất khó khăn.

Một số sản phẩm OCOP của huyện Lâm Hà cũng đã được đưa vào hệ thống siêu thị, chuỗi bán lẻ, cửa hàng tiện ích tại Hà Nội thông qua chuỗi liên kết giữa Hà Nội - Lâm Đồng. 8/26 sản phẩm OCOP cũng đang được quảng bá trên các kênh thương mại điện tử của thành phố. Tuy nhiên, hiệu quả mang lại chưa đạt kỳ vọng.

Đối với lĩnh vực nông nghiệp, huyện đã phát triển được 16 chuỗi liên kết, hàng chục vùng chuyên canh cây ăn quả chất lượng... Đặc biệt, địa phương đã phát triển được 26 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên.

Mặc dù vậy, quy mô nền kinh tế của huyện nhìn chung vẫn nhỏ. Thu ngân sách còn thấp. Do đó, huyện mong muốn Sở NN&PTNT Hà Nội hỗ trợ phát triển nông nghiệp công nghệ cao, xúc tiến tiêu thụ nông sản và kết nối doanh nghiệp vào huyện Lâm Hà đầu tư chế biến sản phẩm nông nghiệp.

Liên quan đến kiến nghị của đoàn công tác huyện Lâm Hà, Phó Chánh Thường trực Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội Nguyễn Văn Chí cho biết, dự kiến từ ngày 21 - 25/12/2023, thành phố sẽ tổ chức hội nghị xúc tiến thương mại gắn với văn hoá các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên. “Trong sự kiện này, Sở NN&PTNT Hà Nội sẽ tham mưu thành phố mời UBND huyện Lâm Hà đưa các chủ thể có sản phẩm OCOP tham gia. Bên cạnh đó, sở sẽ ủng hộ, hỗ trợ nếu huyện có mong muốn tổ chức một hội nghị xúc tiến đầu tư tại sự kiện này…” - ông Nguyễn Văn Chí nói.

Về hỗ trợ điểm giới thiệu sản phẩm, đại diện Sở NN&PTNT Hà Nội cho biết đã kết nối và thống nhất với Hội Liên hiệp phụ nữ TP để bố trí riêng một gian hàng các sản phẩm tiêu biểu của huyện Lâm Hà tại điểm trưng bày, giới thiệu của tổ chức Hội trên phố Hoàng Văn Thụ (quận Hà Đông). Ngoài ra, tổ chức Hội cũng sẽ quảng bá sản phẩm của huyện Lâm Hà trên fanpage và xúc tiến tiêu thụ tại các chung cư...

Qua 35 năm hình thành và phát triển, kinh tế huyện Lâm Hà đã có sự tăng trưởng tích cực. Được sự hỗ trợ, giúp đỡ của Sở NN&PTNT Hà Nội và các ban ngành có liên quan, các sản phẩm OCOP của huyện ngày càng được đông đảo người tiêu dùng trong nước biết tới. Việc phát triển các sản phẩm OCOP thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển, đồng thời tạo ra việc làm cho người dân nơi đây, đời sống của người dân trên địa bàn huyện ngày một cải thiện. 

PV

Tin mới

Vĩnh Phúc: Tai nạn giao thông giảm cả ba tiêu chí
Vĩnh Phúc: Tai nạn giao thông giảm cả ba tiêu chí

Báo cáo về tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn, Đại tá Thân Văn Hải, Giám đốc Công an tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, từ đầu năm đến nay, tình hình tai nạn được kiềm chế, giảm trên cả ba tiêu chí. Toàn tỉnh Vĩnh Phúc xảy ra 97 vụ tai nạn giao thông đường bộ, không xảy ta tai nạn giao thông đường thủy, đường sắt.

Khai trương Trung tâm Giám sát - Điều hành huyện Thuỷ Nguyên
Khai trương Trung tâm Giám sát - Điều hành huyện Thuỷ Nguyên

Thực hiện Chủ đề năm 2024 của thành phố và huyện về Chuyển đổi số, chiều 10/5, huyện Thủy Nguyên (TP. Hải Phòng) tổ chức khai trương Trung tâm Giám sát - Điều hành. Đây là một trong những sự kiện tiêu biểu của huyện hưởng ứng chào mừng Kỷ niệm 69 năm Ngày Hải Phòng giải phóng và Lễ hội Hoa Phượng đỏ năm 2024. 

Lập hội đồng thẩm định điều chỉnh dự án xây dựng cảng hàng không Sa Pa
Lập hội đồng thẩm định điều chỉnh dự án xây dựng cảng hàng không Sa Pa

Ngày 10/5, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký quyết định số 400 thành lập Hội đồng thẩm định liên ngành thẩm định điều chỉnh Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư xây dựng cảng hàng không Sa Pa, tỉnh Lào Cai theo phương thức đối tác công tư (PPP).

Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam kỷ niệm 30 năm thành lập
Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam kỷ niệm 30 năm thành lập

Tối 10/5, tại Hà Nội, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm thành lập (14/5/1994-14/5/2024).

Gắn biển hoàn thành xây dựng Cầu cảng số 3, 4 tại Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng
Gắn biển hoàn thành xây dựng Cầu cảng số 3, 4 tại Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng

Ngày 10/5, Cảng Hải Phòng tổ chức Lễ gắn biển hoàn thành xây dựng Cầu cảng số 3, 4 tại Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng. Sự kiện chào mừng các Ngày lễ lớn trong tháng 5, Kỷ niệm 69 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng, Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2024 và đặc biệt là Kỷ niệm 150 hình thành và phát triển của Cảng Hải Phòng. 

Quảng Ninh: Phát hiện, buộc tiêu hủy lượng lớn thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ
Quảng Ninh: Phát hiện, buộc tiêu hủy lượng lớn thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ

Đội quản lý thị trường số 8, Cục QLTT tỉnh Quảng Ninh vừa kiểm tra phát hiện, xử lý, buộc tiêu hủy lượng lớn chân gà rút xương, chân bò đông lạnh và nội tạng động vật không rõ nguồn gốc xuất xứ trên địa bàn huyện Tiên Yên.