Cụ thể, các đại biểu đã thống nhất thông qua Nghị quyết quy định mức thu học phí đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập trên địa bàn TP Hà Nội từ năm học 2023-2024 thay thế Nghị quyết số 03/2023/NQ-HĐND ngày 4/7/2023 của HĐND thành phố.

Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Thế Cương trình bày các tờ trình
Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Thế Cương trình bày các tờ trình (Ảnh KTĐT)

Theo Nghị quyết, đối tượng áp dụng là các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập, cơ sở giáo dục thường xuyên công lập, cơ sở đào tạo khác thực hiện chương trình giáo dục phổ thông chưa tự bảo đảm chỉ thường xuyên (không bao gồm cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao) trên địa bàn TP Hà Nội và trẻ em mầm non, học sinh phổ thông đang theo học tại các cơ sở giáo dục này.

Mức thu học phí đối với hình thức học trực tiếp từ năm học 2023-2024 bằng mức thu học phí năm học 2021-2022 quy định tại Nghị quyết số 05/2021/NQ-HĐND như sau:  

Báo cáo thẩm tra nội dung tờ trình và dự thảo nghị quyết, Trưởng Ban Văn hóa - Xã hội HĐND TP Nguyễn Thanh Bình cho biết, Ban thống nhất mức thu học phí từ năm học 2023-2024 như tờ trình của UBND thành phố.

Nghị quyết quy định mức thu học phí đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập trên địa bàn TP Hà Nội từ năm học 2023- 2024 được HĐND TP thông qua sẽ thay thế Nghị quyết số 03/2023/NQ-HĐND.

Tổng số thu học phí theo mức thu đề xuất dự kiến giảm khoảng 1.279.155 triệu đồng so với tổng số thu theo mức thu quy định tại Nghị quyết số 03/2023/NQ-HDND. Để đảm bảo kinh phí hoạt động cho các cơ sở giáo dục khi thực hiện điều chỉnh mức thu học phí, ngân sách Nhà nước sẽ đảm bảo tương ứng khoảng 1.279.155 triệu đồng.

Các đại biểu cũng thống nhất thông qua Nghị quyết Quy định danh mục các khoản thu và mức thu, cơ chế quản lý thu chi đối với các dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục, đào tạo tại cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập (không bao gồm các cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao) của TP Hà Nội.

Theo đó, đối tượng áp dụng gồm: trẻ em mầm non và học sinh phổ thông đang theo học tại các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập (không bao gồm các cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao); học viên đang theo học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên theo chương trình giáo dục phổ thông của TP Hà Nội; các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập (không bao gồm các cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao); cơ sở giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên của TP Hà Nội.

Quang cảnh kỳ họp sáng 19/3 (Ảnh KTĐT)
Quang cảnh kỳ họp sáng 19/3 (Ảnh KTĐT)

Cơ chế quản lý thu chi đối với các dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục: cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập (không bao gồm các cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao) của TP Hà Nội được tự chủ quyết định các khoản chỉ để cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục đảm bảo tính hợp lý, hợp lệ và phải quy định trong quy chế chỉ tiêu nội bộ của đơn vị, phải tổ chức công tác kế toán theo đúng quy định của pháp luật về kế toán; mở sổ sách kế toán sử dụng quản lý chứng từ tổ chức hạch toán, theo dõi riêng bảo đảm ghi nhận đầy đủ, chính xác doanh thu và phân bổ đầy đủ, chính xác chỉ phí đối với từng hoạt động. Phải đăng ký, kê khai, nộp đủ thuế theo quy định của pháp luật; thực hiện chế độ báo cáo tài chính đúng, kịp thời với các cơ quan quản lý cấp trên và các cơ quan có liên quan theo quy định.

Trường hợp dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục có chênh lệch thu nhỏ hơn chi, đơn vị phải tính toán bù đắp khoản thiếu hụt bằng các nguồn kinh phí hợp pháp của đơn vị, ngân sách Nhà nước không cấp bù.

Việc thu, chi các khoản thu dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục, đào tạo theo quy định tại Thông tư số số 36/2017/TT-BGDĐT ngày 28/12/2017 của Bộ GD&ĐT ban hành Quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân và các văn bản hiện hành.

Nghị quyết cũng nêu rõ: căn cứ mức trần (mức cao nhất) tại Nghị quyết này, các cơ sở giáo dục xây dựng dự toán chi phí để xác định mức thu cụ thể, phải được thỏa thuận bằng văn bản với cha mẹ học sinh trên tinh thần tự nguyện, có sự thống nhất của Ban giám hiệu nhà trường và cơ quan quản lý cấp trên (UBND quận, huyện, thị xã hoặc Sở GD&ĐT theo phân cấp quản lý) trước khi ban hành, bảo đảm không vượt mức trần quy định;

Các cơ sở giáo dục có trách nhiệm tổ chức thu các khoản dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục để quản lý, sử dụng theo quy định; trả chứng từ thu tiền cho người học theo chế độ quy định; có chế độ miễn, giảm phù hợp đối với học sinh thuộc diện chính sách hoặc có hoàn cảnh khó khăn.

Phương Thảo(t/h)