Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Hà Nội tiên phong trong công tác xác lập quyền sở hữu trí tuệ

Tính đến quý II năm 2023, số lượng đơn đăng ký sở hữu công nghiệp trên địa bàn Hà Nội là 4.335 (chiếm 34,3%, cả nước có 12.670 đơn); Số lượng bằng sở hữu công nghiệp trên địa bàn là 1.402 (chiếm 33,1%, cả nước là 4.021 bằng)…

Hà Nội đặt ra những mục tiêu rất cao cho Chương trình phát triển tài sản trí tuệ

Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội vừa phối hợp Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) tổ chức Triển lãm và Hội thảo Kết quả phát triển tài sản trí tuệ tại thành phố Hà Nội năm 2023.

Sự kiện được tổ chức nhằm giới thiệu và quảng bá các hoạt động, kết quả phát triển tài sản trí tuệ tại thành phố Hà Nội, qua đó tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về vai trò của quyền sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm mang địa danh của Thành phố và bàn luận các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác và phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn thành phố.

Triển lãm có quy mô 20-25 gian hàng, trưng bày các sản phẩm đã được hỗ trợ đăng ký, xác lập và phát triển tài sản trí tuệ của các quận, huyện; các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp khoa học và công nghệ, các trường đại học và các tổ chức tư vấn hoạt động trong lĩnh vực Sở hữu trí tuệ trên địa bàn thành phố.

Đại diện huyện Gia Lâm giới thiệu sản phẩm của địa phương - thương hiệu tinh dầu sả chanh Bà Bé
Đại diện huyện Gia Lâm giới thiệu sản phẩm của địa phương - thương hiệu tinh dầu sả chanh Bà Bé
Đại diện huyện Mê Linh giới thiệu sản vật của địa phương với các đại biểu
Đại diện huyện Mê Linh giới thiệu sản vật của địa phương với các đại biểu
Huyện Ứng Hòa giới thiệu nghề may áo dài của làng Trạch Xá (xã Hòa Lâm) và nghề làm nhạc cụ dân tộc của làng Đào Xá (xã Đại Cường)
Huyện Ứng Hòa giới thiệu nghề may áo dài của làng Trạch Xá (xã Hòa Lâm) và nghề làm nhạc cụ dân tộc của làng Đào Xá (xã Đại Cường)

Ông Nguyễn Anh Tuấn - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội cho biết: Chương trình phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn thành phố Hà Nội đặt ra những mục tiêu rất cao. Đến năm 2030, 100% trường đại học, cao đẳng trên địa bàn thành phố Hà Nội được tập huấn về sở hữu trí tuệ; tối thiểu 50% doanh nghiệp đóng trên địa bàn được tuyên truyền, tập huấn, nâng cao nhận thức về sở hữu trí tuệ; 60% sản phẩm, dịch vụ chủ lực, đặc thù của thành phố và các sản phẩm gắn với Chương trình mỗi xã một sản phẩm (Chương trình OCOP) được hỗ trợ đăng ký bảo hộ, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ, kiểm soát nguồn gốc và chất lượng sau khi được bảo hộ; hàng năm tăng từ 16 - 18% các đơn đăng ký, sáng chế…

Cho đến thời điểm này, thành phố Hà Nội cơ bản đã bám sát và thực hiện tốt các mục tiêu đề ra theo lộ trình từng năm.

Để tiếp tục thực hiện Chương trình phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn Thành phố đến năm 2030, Sở Khoa học và Công nghệ sẽ tiếp tục phối hợp với các quận, huyện, thị xã trên địa bàn, đặc biệt là các trường, viện nghiên cứu và các doanh nghiệp trong việc tư vấn, hỗ trợ xác lập quyền sở hữu trí tuệ nhằm khai thác hiệu quả tài sản trí tuệ của địa phương cũng như các doanh nghiệp - với mục đích nâng cao vai trò đóng góp của sở hữu trí tuệ nói riêng và khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo nói chung trong phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô.

Trong thời gian tới, Sở Khoa học và Công nghệ hy vọng sẽ tiếp tục nhận được sự chỉ đạo, hướng dẫn sát sao của UBND thành phố Hà Nội, Cục Sở hữu trí tuệ, cũng như sự phối hợp với các quận, huyện, thị xã, các trường, viện nghiên cứu, đơn vị tư vấn trên địa bàn và cả các đối tượng trực tiếp sản xuất - kinh doanh trong việc hỗ trợ xác lập quyền sở hữu trí tuệ nhằm khai thác hiệu quả tài sản trí tuệ của địa phương và doanh nghiệp.

Hoạt động sở hữu trí tuệ trên địa bàn đã có nhiều khởi sắc

Hoạt động sở hữu trí tuệ trên địa bàn thành phố Hà Nội trong những năm gần đây đã có nhiều khởi sắc và đóng góp quan trọng cho phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội. Trong đó, khối lượng tài sản trí tuệ được hình thành thông qua các văn bằng bảo hộ đã góp phần phát triển thương hiệu cho sản phẩm, dịch vụ trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Hà Nội đã tích cực triển khai, thực hiện chương trình phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn. Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội phối hợp chặt chẽ với UBND các quận, huyện, thị xã rà soát và lựa chọn những sản phẩm tiềm năng, sản phẩm đã được thành phố công nhận OCOP để hỗ trợ đăng ký xác lập quyền sở hữu trí tuệ như: Nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận và chỉ dẫn địa lý.

Tính từ năm 2019 đến nay, Sở Khoa học và Công nghệ đã hỗ trợ cho 73 nhiệm vụ trong đó có 1 nhiệm vụ đăng ký chỉ dẫn địa lý; 12 nhiệm vụ đăng ký nhãn hiệu chứng nhận và 60 nhiệm vụ đăng ký nhãn hiệu tập thể.

Hà Nội là một trong những địa phương đi đầu cả nước về công tác xác lập quyền sở hữu trí tuệ

Theo thống kê của Cục Sở hữu trí tuệ, tính đến quý II năm 2023, số lượng đơn đăng ký sở hữu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội là 4.335 (chiếm 34,3%, cả nước có 12.670 đơn) trong đó 96 đơn sáng chế, 48 đơn giải pháp hữu ích, 155 đơn kiểu dáng công nghiệp, 4.036 đơn nhãn hiệu.

Số lượng bằng sở hữu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội là 1.402 (chiếm 33,1%, cả nước là 4.021 bằng) trong đó: 80 bằng sáng chế, 87 bằng giải pháp hữu ích, 131 bằng kiểu dáng công nghiệp, 1.104 bằng nhãn hiệu.

Với những kết quả đã đạt được, chương trình phát triển tài sản trí tuệ của thành phố Hà Nội đã có tác động tích cực, hiệu quả qua đó, tạo điều kiện để tổ chức triển khai quản lý, khai thác thương mại sản phẩm, nâng cao uy tín, chất lượng, giá trị và mở rộng thị trường của sản phẩm, góp phần hỗ trợ nhà sản xuất ổn định, nâng cao chất lượng, khả năng cạnh tranh của sản phẩm, giúp cho người dân nâng cao thu nhập.

Hà Nội là một trong những địa phương đi đầu cả nước về công tác xác lập quyền sở hữu trí tuệ. Theo thống kê của Cục Sở hữu trí tuệ, tính đến quý II năm 2023, số lượng đơn đăng ký sở hữu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội là 4.335 (chiếm 34,3%, cả nước có 12.670 đơn) trong đó 96 đơn sáng chế, 48 đơn giải pháp hữu ích, 155 đơn kiểu dáng công nghiệp, 4.036 đơn nhãn hiệu.

Số lượng bằng sở hữu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội là 1.402 (chiếm 33,1%, cả nước là 4.021 bằng) trong đó: 80 bằng sáng chế, 87 bằng giải pháp hữu ích, 131 bằng kiểu dáng công nghiệp, 1.104 bằng nhãn hiệu.

Minh Anh

Bài liên quan

Tin mới

Bình Định phấn đấu thu ngân sách Nhà nước năm 2024 đạt 15.000 tỷ đồng
Bình Định phấn đấu thu ngân sách Nhà nước năm 2024 đạt 15.000 tỷ đồng

Ngày 4/5, tại TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định diễn ra Hội nghị Sơ kết công tác thu, chi ngân sách Nhà nước (NSNN) quý I và triển khai nhiệm vụ 9 tháng cuối năm 2024 trên địa bàn tỉnh. Hội nghị xác định: Phấn đấu hoàn thành và vượt dự toán thu NSNN được HĐND tỉnh giao là 15.000 tỷ đồng.

Triển khai cấp bách các biện pháp phòng ngừa ngộ độc thực phẩm
Triển khai cấp bách các biện pháp phòng ngừa ngộ độc thực phẩm

UBND TP. Hải Phòng ban hành Văn bản số 1021/UBND-VX yêu cầu lãnh đạo các sở, ngành; Chủ tịch UBND các quận, huyện trên địa bàn thành phố tăng cường thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm (ATTP); Chủ tịch UBND các cấp - Trưởng ban Chỉ đạo liên ngành về ATTP chịu trách nhiệm về đảm bảo ATTP trên địa bàn.

Hậu Giang nâng cảnh báo nguy cơ cháy rừng lên cấp cực kỳ nguy hiểm
Hậu Giang nâng cảnh báo nguy cơ cháy rừng lên cấp cực kỳ nguy hiểm

Ban Chỉ đạo về Kế hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Hậu Giang vừa có văn bản thông báo quyết định nâng cấp cảnh báo cháy rừng từ cấp IV (cấp nguy hiểm) lên cấp V (cấp cực kỳ nguy hiểm)...

Công bố Giải bóng đá 7 người tỉnh Thanh Hóa - Cúp doanh nhân trẻ lần thứ nhất năm 2024
Công bố Giải bóng đá 7 người tỉnh Thanh Hóa - Cúp doanh nhân trẻ lần thứ nhất năm 2024

Ngày 4/5, Liên đoàn bóng đá Thanh Hóa tổ chức công bố Giải bóng đá 7 người tỉnh Thanh Hóa - Cúp doanh nhân trẻ lần thứ nhất năm 2024.

Những khó khăn, vướng mắc khi thực hiện ở một số Nghị định về Luật PPP?
Những khó khăn, vướng mắc khi thực hiện ở một số Nghị định về Luật PPP?

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 35/2021/NĐ-CP ngày 29/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP); trình Chính phủ trong tháng 9/2024.

Ủy ban Chứng khoán xử phạt hàng loạt doanh nghiệp
Ủy ban Chứng khoán xử phạt hàng loạt doanh nghiệp

Ủy ban Chứng khoán xử phạt hàng loạt các doanh nghiệp vì công bố thông tin không đúng thời hạn, vi phạm quy định về giao dịch với cổ đông, người quản lý doanh nghiệp và người có liên quan, không báo cáo khi sở hữu từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của một công ty đại chúng.