Lực lượng Hải quan và Biên phòng Hà Tĩnh kiểm tra hàng hóa tại cửa khẩu Cầu Treo
Trong đó, lực lượng quản lý thị trường Hà Tĩnh xử lý 2.627 vụ, phạt vi phạm hành chính (VPHC) 2.886,385 triệu đồng, trị giá hàng hóa vi phạm (HHVP) ước tính hơn 2.403,529 triệu đồng. Lực lượng công an phát hiện và bắt giữ 641 vụ, phạt VPHC 1.885 triệu đồng, trị giá HHVP ước tính hơn 3.180 triệu đồng, khởi tố 5 vụ/8 đối tượng. Lực lượng Biên phòng Hà Tĩnh bắt giữ 81 vụ, phạt VPHC hơn 60 triệu đồng, khởi tố 8 vụ/11 đối tượng.
Lực lượng hải quan Hà Tĩnh xử lý 181 vụ, tổng trị giá HHVP và phạt VPHC trên hơn 3.162,344 triệu đồng. Lực lượng Kiểm lâm phát hiện và xử lý 248 vụ, phạt VPHC 890,25 triệu đồng, trị giá HHVP 870,66 triệu đồng, khởi tố 1 vụ/1 đối tượng. Lực lượng cơ quan thuế thực hiện thanh tra, kiểm tra, xử lý 722 vụ vi phạm, tổng số truy thu và phạt VPHC 40.218 triệu đồng.
Ngoài ra, còn có kết quả kiểm tra, xử lý của các lực lượng chức năng các sở, ngành: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Thông tin và Truyền thông, Văn hóa Thể thao và Du lịch, Khoa học và Công nghệ và UBND các huyện, thành phố, thị xã...
Lực lượng Hải quan và Biên phòng Hà Tĩnh bắt giữ số lượng lớn pháo nổ
Ông Lương Trường Thọ, Cục trưởng Cục Hải quan Hà Tĩnh, Phó trưởng ban thường trực Ban chỉ đạo 389 Hà Tĩnh cho biết, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả hàng nhái tại Hà Tĩnh trong 9 tháng đầu năm 2017 giảm hơn so với cùng kỳ các năm trước.
“Nhiều hàng hóa thuế suất về 0% theo hội nhập ASEAN, hội nhập các khối kinh tế, mặt khác năng lực sảng xuất và chất lượng hàng hóa trong nước ngày càng cao. Bênh cạnh đó chính sách đóng cửa rừng của Lào dẫn đến gỗ nhập về là không có nên tình hình buôn lậu và gian lận thương mại trên tuyến biên giới, cửa khẩu đường bộ giảm xuống. Còn trên tuyến biển, cửa khẩu cảng biển chủ yếu nhập khẩu máy móc thiết bị, hàng quá cảnh của Lào như quặng, gỗ dăm, các mặt hàng tiêu dùng có thuế suất cao hầu như không có nên tình hình buôn lậu, gian lận thương mại không có điểm nóng. Công tác chống buôn lậu xăng dầu tại Hà Tĩnh được kiểm soát tốt” ông Thọ nói.
Cũng theo ông Thọ, “trên tuyên biên giới, cửa khẩu đường bộ tình hình buôn bán, vận chuyển ma túy phức tạp hơn. Hà Tĩnh có tuyến đường 1, đường sắt và đường mòn chạy dài suốt địa bàn nên tình hình vận chuyển hàng lậu, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng… qua địa bàn còn nhiều phức tạp. Mặc dù tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại tại các tuyến biên giới, cửa khẩu đường bộ, tuyến biển và cửa khẩu cảng biển là khá ổn định nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ”.
Hà Tĩnh tiêu hủy nhiều hàng hóa vi phạm
Để công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả thời gian tới đạt hiệu quả cao, Ban chỉ đạo 389 Hà Tĩnh đã đôn đốc các ngành chức năng bám sát và thực hiện Nghị quyết số 41/NQ-CP của Chính phủ về đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới; thực hiện kế hoạch số 02/KH-BCĐ389 ngày 22/3/2017 của Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia về kế hoạch công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả năm 2017.
Bên cạnh đó, lực lượng hải quan, bộ đội biên phòng Hà Tĩnh cần tập trung phối hợp tuần tra, kiểm soát, đấu tranh, phát hiện, xử lý các hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa tại địa bàn cửa khẩu, đường mòn, lối mở; kiểm soát chặt chẽ hàng hóa, hành lý của hành khách xuất nhập cảnh tại cửa khẩu; bố trí lực lượng trực 24/24h tại các khu vực và địa bàn trọng điểm.
Lực lượng chức năng Hà Tĩnh tiêu hủy số thực phẩm bẩn lớn nhất cả nước từ trước đến nay
Cơ quan thuế Hà Tĩnh đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành luật thuế của các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh nhằm tăng cường công tác quản lý thuế, nâng cao hiệu lực của cơ quan thuế trong việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các tổ chức, cá nhân có hành vi gian lận, trốn thuế, chống thất thu thuế.
Đặc biệt, Ban chỉ đạo 389 Hà Tĩnh yêu cầu Thanh tra Sở NN&PTNT và Chi cục Thủy sản tổ chức thanh tra chuyên ngành về thức ăn, thuốc thú y, chất xử lý, cải tạo môi trường dùng trong chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản, giống cây trồng, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hữu cơ và phân bón khác.
Khánh Trình