Bão số 3 đã gây thiệt hại nặng nề về tài sản đối với tỉnh Hải Dương. Tỉnh ủy, UBND tỉnh Hải Dương chỉ đạo các sở, ngành, địa phương tập trung mọi nguồn lực khắc phục hậu quả của bão, sớm đưa cuộc sống của người dân, hoạt động sản xuất của doanh nghiệp ổn định trở lại.
Theo thông tin từ Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hải Dương, bão số 3 ảnh hưởng tới tỉnh Hải Dương từ trưa 7/9 đến 22h cùng ngày, tâm bão đi qua địa bàn tỉnh này. Bão số 3 đã gây mưa vừa đến mưa to, có nơi mưa rất to, gió bão mạnh cấp 12, giật cấp 13.
Bão số 3 gây thiệt hại về sản xuất nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, công trình giao thông, hệ thống công trình điện, viễn thông. Cụ thể, toàn tỉnh Hải Dương có khoảng 10.000 ha lúa bị đổ, khoảng 1.200 ha cây rau màu bị dập nát, hơn 600 ha cây ăn quả bị gãy, đổ...
Để khắc phục hậu quả bão số 3, các ngành, địa phương đều huy động tổng lực tìm kiếm cứu nạn và khắc phục hậu quả do cơn bão gây ra.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Công điện số 6815/CĐ-BCT gửi Tổng cục Quản lý thị trường, Vụ Thị trường trong nước và thủ trưởng Cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát thị trường trước hậu quả của cơn bão số 3 (yagi).
Sáng 8/9, Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương Lê Ngọc Châu chủ trì phiên họp để nghe các địa phương báo cáo thiệt hại và triển khai các biện pháp khắc phục hậu quả bão số 3.
Chương trình nghệ thuật hát Dân ca trên thuyền và giao lưu các miền Di sản với chủ đề “Sắc màu Di sản” là sự kiện trong chuỗi các hoạt động chào mừng kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại với ý nghĩa kết nối, tỏa sáng tinh hoa, bản sắc các loại hình Di sản của Việt Nam đã được UNESCO ghi danh.
Sáu công trình di tích lịch sử văn hóa của Hà Tĩnh vừa được Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch có các quyết định công nhận, xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.
UBND tỉnh Bắc Ninh vừa tổ chức Hội nghị rà soát công tác triển khai tổ chức Lễ Kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đồng chí Lê Xuân Lợi, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì.
Trong khuôn khổ Lễ hội Đền thờ Thái sư Hoằng Quốc Công Đào Duy Từ, tưởng nhớ 390 năm ngày mất của ông (17/10 năm Giáp Tuất 1634 - 17/10 năm Giáp Thìn 2024), Ban Tổ chức lễ hội phối hợp với Nhà xuất bản Thanh Hóa và tác giả cuốn sách “Danh nhân văn hóa Đào Duy Từ (1572-1634)” tổ chức trưng bày và giới thiệu cuốn sách đến đông đảo độc giả và Nhân dân.
Ngày 16/11, Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Hồ Tiến Thiệu cùng đoàn công tác của tỉnh Lạng Sơn đã tham dự ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc tại khu dân cư thôn Làng Tuống, xã Bằng Hữu, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn.
Việc thực hiện tu bổ, phục hồi di tích Đại Cung Môn - Đại Nội Huế có vai trò quan trọng và ý nghĩa lớn trong quá trình phục hồi đầy đủ diện mạo kiến trúc quần thể di tích, đem lại hiệu quả cao trong việc khai thác dịch vụ du lịch, học tập và nghiên cứu.
UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh tổ chức chương trình giao lưu “Chiến thắng Bình Giã – Mốc son lịch sử”.
Sáng 15/11, tại huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn, Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ (VSTBCPN) tỉnh Lạng Sơn tổ chức lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới; ra quân truyền thông với chủ đề “Đảm bảo an sinh xã hội, tăng quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em nhằm thực hiện bình đẳng giới và xoá bỏ bạo lực trên cơ sở giới” năm 2024.
Nằm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, sáng 13/11, tại Thư viện tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức khai mạc Trưng bày tư liệu với chủ đề “Dân ca Quan họ Bắc Ninh - Tinh hoa và bản sắc”.
Ngày 13/11, Huyện ủy Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức hội nghị tổng kết thực hiện Đề án xây dựng mô hình “Chính quyền thân thiện” cấp cơ sở giai đoạn 2019 - 2024 trên địa bàn huyện Chi Lăng.