Hàng loạt dự án nghìn tỷ sắp triển khai tại Quảng Bình
THCL Chiều 14/8, tại TP.Đồng Hới, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, lãnh đạo các bộ, ban, ngành của Trung ương và địa phương cùng gần 300 đại biểu đại diện các nhà đầu tư, doanh nghiệp trong và ngoài nước đã đến tham dựHội nghị xúc tiến đầu tư và quảng bá du lịch tỉnh Quảng Bình 2015 - do UBND tỉnh và Ngân hàng Thương mại CP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) tổ chức. Ông Nguyễn Hữu Hoài (giữa), Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình ký cam kết với các nhà đầu tư Ông Nguyễn Hữu Hoài, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình phát biểu: “Quảng Bình là nơi hội tụ nhiều tiềm năng phát triển kinh tế tổng hợp, đa dạng, đặc biệt là các loại hình kinh tế du lịch; có hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ. Du khách đến với Quảng Bình có cơ hội chiêm ngưỡng những cảnh quan thiên nhiên đẹp, kỳ thú ở các địa danh nổi tiếng như Vũng Chùa - Đảo Yến (nơi yên nghỉ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp), biển Nhật Lệ, Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng (Di sản Thiên nhiên thế giới) với gần 300 hang động, trong đó, hang Sơn Đoòng được đánh giá là hang động lớn nhất thế giới và là một trong những hang động đẹp nhất hành tinh… Tuy nhiên, sự phát triển của Quảng Bình chưa tương xứng với tiềm năng. Chính vì vậy, hội nghị sẽ là cơ hội để các nhà đầu tư đến tìm hiểu và đầu tư tại Quảng Bình”. Hội nghị thảo luận về các cơ chế, chính sách ưu đãi, môi trường đầu tư tiềm năng du lịch, các dự án đầu tư vào Quảng Bình. Lãnh đạo tỉnh cam kết sẽ áp dụng mức ưu đãi cao nhất trong khung ưu đãi của Chính phủ; ngoài ra còn có chính sách hỗ trợ và những ưu đãi khác đối với các dự án, các lĩnh vực mà tỉnh khuyến khích đầu tư; luôn đồng hành cùng doanh nghiệp để kịp thời hỗ trợ, giải quyết những khó khăn,vướng mắc, bởi thành công của doanh nghiệp chính là sự đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tại hội nghị, có gần 10.000 tỷ đồng được các đơn vị cam kết và đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư. Trong đó, có nhiều dự án trọng điểm như Khu phức hợp đa năng du lịch nghỉ dưỡng Đá Nhảy – Ba Trại (330 triệu USD); Khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp Bảo Ninh – Hải Ninh (2.500 tỷ đồng); Dự án công viên giải trí phục vụ du lịch quốc tế Bảo Ninh (1.500 – 2.000 tỷ đồng)… Phát biểu chỉ đạo, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao tiềm năng, lợi thế và hiệu quả của Quảng Bình trong việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội; đặc biệt, lĩnh vực du lịch có những bước phát triển mạnh thời gian gần đây. Tuy nhiên, Phó Thủ tướng cũng bày tỏ trăn trở: “Mặc dù tỉnh có nhiều tiềm năng, lợi thế, nhưng vẫn còn nghèo, phát triển chưa tương xứng. Vì thế, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh nhà cần nỗ lực hơn nữa để phát huy tiềm năng, các lợi thế vốn có; cần cải thiện môi trường đầu tư tốt hơn nữa, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp; làm cầu nối cho sự phát triển hài hòa, tương sinh giữa nhà đầu tư với nhân dân địa phương”. Phó Thủ tướng chia sẻ: “Quảng Bình là địa phương có vị trí chiến lược về ANQP, là vùng đất địa linh nhân kiệt, có nhiều tiềm năng, lợi thế về tài nguyên, con người. Đề nghị các doanh nghiệp (được sự hỗ trợ, tài trợ của BIDV) quan tâm hơn nữa, chú trọng đầu tư vào các dự án và đã đầu tư thì chắc chắn sẽ tạo ra sản phẩm tốt, đem lại hiệu quả, lợi nhuận, góp phần vào sự phát triển của địa phương”. Tuấn Tài (Thương hiệu & Công luận)
Bài viết khác
Tiền Giang tập trung thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới
UBND tỉnh Tiền Giang đã ban hành Công văn số 7230/UBND-KT về việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện các Chương trình chuyên đề thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn.
Long An ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất lúa
Thông tin từ UBND tỉnh Long An, trên địa bàn tỉnh hiện có 59.672/60.000 ha lúa ứng dụng công nghệ, đạt 99,5% kế hoạch giai đoạn 2021-2025.
Ủy ban Tài chính, Ngân sách đề nghị cân nhắc thêm về lùi thời điểm sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp cho phù hợp
Theo Ủy ban Tài chính, Ngân sách Quốc hội, hiện các nước trong khu vực cũng chưa có bước đi rõ ràng về các chính sách ưu đãi thuế trong bối cảnh “hậu thuế tối thiểu toàn cầu”, vì vậy, Ủy ban đề nghị cân nhắc thêm về lùi thời điểm sửa Luật này cho phù hợp.
Bình Định: Đấu giá khu đất xây khu đô thị gần 1.000 tỷ đồng
UBND tỉnh Bình Định vừa có quyết định phê duyệt phương án đấu giá quyền sử dụng đất thực hiện dự án Khu đô thị phía Tây Nam cầu Long Vân tại phường Trần Quang Diệu, TP. Quy Nhơn.
Khánh Hoà kêu gọi đầu tư loạt dự án khu đô thị quy mô khủng
Sở Kế hoạch và Đầu tư Khánh Hoà sắp kêu gọi đầu tư cho loạt dự án khu đô thị, tổng vốn đầu tư các dự án gần 33.000 tỷ đồng.
Nghệ An sắp có khu đô thị ven sông Vinh quy mô hơn 21 ha
UBND tỉnh Nghệ An vừa có quyết định số 397/QĐ-UBND ngày 20/11/2024 về việc giao đất (đợt 1) với gần 145.000 m² đất tại phường Vinh Tân, TP. Vinh cho liên danh Công ty CP Đầu tư phát triển Trí Dương và Công ty CP Đầu tư Ecopark Hải Dương để thực hiện dự án Khu đô thị ven sông Vinh.
Thủ phủ công nghiệp phía Bắc dự kiến có thêm 2 khu đô thị du lịch sinh thái 28.000 tỷ đồng
UBND tỉnh Bắc Ninh vừa có văn bản gửi Bộ Quốc phòng và Bộ Công an về việc lấy ý kiến thẩm định hồ sơ chấp thuận chủ trương đầu tư 2 dự án khu đô thị, du lịch, sinh thái, nghỉ dưỡng quy mô 28.000 tỷ đồng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
Thanh Hóa thu hút 17 dự án FDI
Hiện tại, Thanh Hóa có 173 dự án có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài còn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký 14,9 tỷ USD. 9 tháng đầu năm 2024, địa phương thu hút 17 dự án FDI, với số vốn đăng ký là 12.432 tỷ đồng.
Giá thuê mặt bằng đường Đồng Khởi (TP. HCM) xếp hạng 14 toàn cầu
Năm 2024, đường Đồng Khởi tiếp tục lọt top điểm đến bán lẻ đắt nhất Việt Nam và xếp hạng 14 trên toàn cầu, theo Cushman & Wakefield (NYSE: CWK). Theo báo cáo mới nhất ghi nhận giá thuê mặt bằng bán lẻ tại đường Đồng Khởi đạt 368 USD/feet vuông/năm (tương đương với 330 USD/m2/tháng), tăng 32% so với cùng kỳ trước đại dịch nhưng giảm 6% so với cùng kỳ 2023, chủ yếu là do đồng nội tệ biến động giá so với đồng USD.
Phát triển kinh tế số để nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh tổng thể của nền kinh tế
Xác định không gian tăng trưởng chủ yếu của kinh tế số Việt Nam là phát triển kinh tế số theo ngành, lĩnh vực; từng bước đưa công nghệ số và dữ liệu số trở thành yếu tố đầu vào quan trọng của các hoạt động sản xuất, kinh doanh trong từng ngành, lĩnh vực, từ đó nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh tổng thể của nền kinh tế.