Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Hàng loạt dự án VNPT đầu tư chậm tiến độ, dừng triển khai, gây tổn thất lớn

Theo Kết luận thanh tra của Thanh tra Bộ Tài chính, trong số các dự án đang được Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) đầu tư xây dựng, có 27 dự án chậm tiến độ 1 đến 7 năm. Trong đó, nhiều dự án phải dừng triển khai vì thiếu hiệu quả kinh tế, khiến gần 100 tỷ đồng đã chi cho nhà thầu khó có thể thu hồi, gây tổn thất lớn.

27 dự án chậm tiến độ 1 đến 7 năm

Thương hiệu & Công luận đã thông tin, Thanh tra Bộ Tài chính vừa có Kết luận thanh tra tại công ty mẹ và 4 đơn vị trực thuộc VNPT, gồm: Công ty mẹ - Tập đoàn, Tổng công ty Dịch vụ Viễn thông (VNPT-VinaPhone), Tổng công ty Truyền thông (VNPT - Media), Công ty CP Công nghệ Công nghiệp Bưu chính Viễn thông và Công ty CP Viễn thông - Tin học Bưu điện (CT - IN).

Nội dung thanh tra liên quan đến việc quản lý, sử dụng vốn và tài sản tại doanh nghiệp; hạch toán, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh; thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước và chấp hành quy định pháp luật về tài chính, kế toán đối với doanh nghiệp. Thời kỳ thanh tra là năm 2016.

Qua quá trình thanh tra, Thanh tra Bộ tài chính đã phát hiện hàng loạt sai phạm tại VNPT và các đơn vị trực thuộc; Có 3/5 đơn vị được thanh tra chưa góp đủ vốn điều lệ được phê duyệt; VNPT và đơn vị thành viên kinh doanh thua lỗ, nguy cơ mất vốn hơn 637 tỷ đồng.

Hàng loạt dự án VNPT đầu tư chậm tiến độ, dừng triển khai, gây tổn thất lớn - Hình 1

VNPT và các đơn vị thành viên kinh doanh thua lỗ, tiền ẩn nguy cơ mất vốn hơn 637 tỷ đồng

Ngoài ra, về công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, Thanh tra Bộ Tài chính nêu rõ: Về tiến độ thực hiện dự án đầu tư xây dựng, có 27 dự án chậm tiến độ từ 1 đến 7 năm so với quyết định phê duyệt dự án đầu tư. Trong đó, có 23 dự án chưa hoàn thành và 4 dự án đã hoàn thành.

Một số dự án chậm tiến độ làm ảnh hưởng đến thời gian đưa vào sử dụng. Cụ thể, như:

Dự án “Trung tâm Giao dịch và Điều hành Viễn thông Quốc gia”, chậm tiến độ hơn 7 năm. Theo phê duyệt thì thời gian triển khai là năm 2010, hoàn thành năm 2015, tuy nhiên đến thời điểm thanh tra (tháng 8/2017) dự án vẫn chưa triển khai thực hiện.

Dự án “Trang bị hệ thống HLR tập trung mạng Vinaphone”, chậm tiến độ gần 2 năm. Theo phê duyệt thì thời gian triển khai dự án là năm 2014, hoàn thành năm 2015, tuy nhiên đến tháng 3/2017 dự án mới hoàn thành và chưa duyệt quyết toán.

Hàng loạt dự án VNPT đầu tư chậm tiến độ, dừng triển khai, gây tổn thất lớn - Hình 2

Theo Thanh tra Bộ Tài chính, trong số các dự án đang được VNPT đầu tư xây dựng, có 27 dự án chậm tiến độ 1-7 năm so với quyết định phê duyệt đầu tư. Trong đó, 23 dự án chưa hoàn thành, 4 dự án đã hoàn thành

Dự án “Trung tâm nút mạng VTLT khu vực Miền Trung và Tây Nguyên”, chậm tiến độ 1 năm. Theo phê duyệt lần đầu thì thời gian triển khai dự án là năm 2007, hoàn thành năm 2010 và theo Quyết định điều chỉnh thời gian hoàn thành là năm 2014. Tuy nhiên, mãi đến tháng 3/2015 dự án mới hoàn thành, hiện tại dự án vẫn chưa phê duyệt quyết toán.

Dự án “Tuyến cáp quang Bến Tre – Trà Vinh – Sóc Trăng”, chậm tiến độ hơn 1 năm. Theo phê duyệt thì thời gian thực hiện dự án là năm 2013, hoàn thành năm 2015. Tuy nhiên, đến thời điểm thanh tra (tháng 8/2017) dự án vẫn chưa hoàn thành.

Dự án “Trang bị hệ thống bảo đảm an ninh an toàn mạng Vinaphone giai đoạn 2014 – 2015”, theo phê duyệt thời gian triển khai và hoàn thành trong năm 2015. Tuy nhiên, đến tận tháng 5 và tháng 8/2016, Tổng công ty Hạ tầng mạng mới ký hợp đồng cung cấp và lắp đặt thiết bị cho dự án.

Hàng loạt dự án phải dừng triển khai

Cũng theo Thanh tra Bộ Tài chính, đến nay nhiều dự án đầu tư do VNPT thực hiện đã phải dừng triển khai, hoặc giãn tiến độ vì thiếu hiệu quả kinh tế, gây tổn thất số tiền lớn.

Cụ thể, Dự án tuyến cáp quang biển Ba Hòn – Phú Quốc đang triển khai thực hiện, thì ngày 10/11/2014 Hội đồng thành viên Tập đoàn có Quyết định số 254/VNPT-HĐTV-ĐTPT về việc dừng thực hiện dự án. Trong khi đó, chi phí triển khai dự án đã thực hiện và quyết toán 619 triệu đồng.

Dự án Tòa nhà thứ 2 – Trung tâm nút mạng viễn thông liên tỉnh khu vực phía Bắc tại Hà Nội đang được triển khai thực hiện, thì ngày 27/4/ 2017 Hội đồng thành viên Tập đoàn có Quyết định số 110/VNPT-HĐTV-KHĐT dừng triển khai dự án. Trong khi đó, chi phí triển khai dự án đã thực hiện là hơn 3.3 tỷ đồng.

Hàng loạt dự án VNPT đầu tư chậm tiến độ, dừng triển khai, gây tổn thất lớn - Hình 3

Dự án Trung tâm Giao dịch và Điều hành viễn thông quốc gia cao 33 tầng, tổng vốn đầu tư là 399 tỷ đồng, do VNPT làm chủ đầu tư

Dự án Xây dựng tòa nhà Vinaphone Tower Đà Nẵng đang triển khai thực hiện, thì ngày 20/5/2010 VNPT có Quyết định số 94/QĐ-VNPT-HĐQT-ĐTPT tạm dừng triển khai dự án theo Nghị định số 11/NQ-CP của Chính phủ. Chi phí triển khai dự án đã thực hiện là hơn 5,5 tỷ đồng.

Tương tự, Dự án Trang bị hệ thống quản lý Tòa nhà thông minh (iBMS) tại Trung tâm Nút mạng Viễn thông liên tỉnh khu vực Miền Trung và Tây Nguyên tại Đà Nẵng cũng đang được triển khai thì ngày 12/5/2017, Tổng công ty Hạ tầng mạng có Quyết định số 787/QĐ-VNPT Net-KHĐT dừng đầu tư dự án. Trong khi, chi phí triển khai dự án đã thực hiện là 58 triệu đồng.

Hàng loạt dự án VNPT đầu tư chậm tiến độ, dừng triển khai, gây tổn thất lớn - Hình 4

Dự án Trung tâm Giao dịch và Điều hành viễn thông quốc gia xây dựng trên diện tích đất 19.050m2, tại số 62-64 Trần Phú (Ba Đình, Hà Nội), nhưng đến nay vẫn chưa khởi công

Bên cạnh đó, Thanh tra Bộ Tài chính còn chỉ ra nhiều dự án do VNPT đầu tư trong những năm qua phải dừng thực hiện, khiến gần 100 tỷ đồng đã chi cho nhà thầu khó có thể thu hồi lại. Cụ thể, tại Dự án Bệnh viện Bưu điện 3 tại Đà Nẵng, VNPT đã chi đầu tư hơn 26,4 tỷ đồng; Dự án Khu điều dưỡng Quảng Nam đã chi cho nhà thầu hơn 12,3 tỷ đồng; dự án Trung tâm giao dịch và điều hành viễn thông quốc gia chi hơn 51 tỷ đồng.

Hàng loạt dự án VNPT đầu tư chậm tiến độ, dừng triển khai, gây tổn thất lớn - Hình 5

Khu đất xây dựng Dự án Bệnh viện Bưu điện 3 tại Đà Nẵng hiện đã được thu hồi chờ giao cho chủ đầu tư mới (Ảnh: Báo Đà Nẵng)

Việc các dự án trên đang trong quá trình triển khai, nhưng phải dừng thực hoặc hủy đã gây thất thoát số tiền đầu tư vô cùng lớn. Vậy, trách nhiệm của chủ đầu tư và các đơn vị liên quan đến đâu; sẽ bị xử lý như thế nào...? Đây là vấn đề cần được cơ quan chức năng làm rõ trong thời gian tới.

Trước đó, về hoạt động đầu tư tài chính, Thanh tra Bộ Tài chính cũng chỉ rõ: Kết quả thanh tra tại 3/5 DN đến thời điểm 31/12/2016 cho thấy, các doanh nghiệp này có tổng vốn đầu tư khoảng 6.553 tỷ đồng. Trong đó, tổng số vốn đầu tư tiềm ẩn rủi ro mất vốn hơn 637 tỷ đồng, chiếm xấp xỉ 10% tổng vốn đầu tư.

Cụ thể, Tại VNPT, số vốn đầu tư tài chính dài hạn là hơn 6.311 tỷ đồng, trong đó đầu tư vào 28 công ty con 5.077 tỷ đồng. Năm 2016 có 27/28 công ty con hoạt động kinh doanh có lãi khoảng 1.809 tỷ đồng; còn 1/28 công ty hoạt động kinh doanh thua lỗ hơn 2,2 tỷ đồng.

Tuy nhiên, có 10 công ty con của VNPT đang kinh doanh thua lỗ, số lỗ tính đến thời điểm 31/12/2016 là hơn 679 tỷ đồng. Số vốn đầu tư tiềm ẩn rủi ro mất vốn của 28 công ty con trực thuộc VNPT tính theo tỷ lệ góp vốn là hơn 563 tỷ đồng.

Ngoài ra, trong năm 2016 VNPT đầu tư hơn 540 tỷ đồng vào 30 công ty liên kết. Trong đó, có 27 công ty hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi khoảng 290 tỷ đồng; 3 công ty kinh doanh thua lỗ hơn 7 tỷ đồng, lỗ lũy kế đến thời điểm 31/12/2016 là hơn 134 tỷ đồng. Số vốn đầu tư của các công ty liên kết tiềm ẩn rủi ro mất vốn tính theo tỷ lệ góp vốn là hơn 29 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, VNPT còn đầu tư vốn hơn 694 tỷ đồng vào nhiều hoạt động khác tại 12 đơn vị. Tuy nhiên, trong năm 2016 chỉ có 4 đơn vị kinh doanh có lãi khoảng 384 tỷ đồng...

Thương hiệu & Công luận sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc.

Ngọc Anh

Bài liên quan

Tin mới

NH TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam và Học viện Tài chính tăng cường hợp tác
NH TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam và Học viện Tài chính tăng cường hợp tác

Thỏa thuận hợp tác toàn diện giai đoạn 2024 - 2029 vừa được ký kết giữa Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Học viện Tài chính - sẽ là đòn bẩy giúp tăng cường thế mạnh của mỗi đơn vị trên hành trình hướng tới thành công...

Xử lý nghiêm doanh nghiệp xăng dầu không xuất hóa đơn điện tử
Xử lý nghiêm doanh nghiệp xăng dầu không xuất hóa đơn điện tử

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Công điện 2036/CĐ-BCT gửi Tổng cục Quản lý thị trường và các Cục Quản lý thị trường tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu.

5 món đồ làm bếp được quảng cáo hay mà dễ bị bỏ xó?
5 món đồ làm bếp được quảng cáo hay mà dễ bị bỏ xó?

Những người bán sản phẩm quảng cáo rất thú vị và hấp dẫn về công dụng của những món đồ làm bếp này. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng, người tiêu dùng đã lãng quên chúng?

Hà Nội: 4 nhóm vấn đề quan trọng sẽ được thông qua tại Kỳ họp thứ 15
Hà Nội: 4 nhóm vấn đề quan trọng sẽ được thông qua tại Kỳ họp thứ 15

Tại Kỳ họp thứ 15 (kỳ họp chuyên đề), HĐND TP. Hà Nội sẽ xem xét, quyết định liên quan tới 4 nhóm vấn đề quan trọng, trong đó có giá dịch vụ khám, chữa bệnh.

Diễn biến phiên chứng khoán sáng 29/3: Cổ phiếu bluechip suy yếu, VN-Index biến động
Diễn biến phiên chứng khoán sáng 29/3: Cổ phiếu bluechip suy yếu, VN-Index biến động

Trong phiên giao dịch chứng khoán sáng nay, tâm lý nhà đầu tư thận trọng hơn khiến thị trường chững lại. Chỉ số VN-Index biến động rung lắc nhẹ khi nhóm cổ phiếu dẫn dắt thị trường trong những phiên gần đây đang trở nên yếu hơn. Nhóm cổ phiếu bluechip cũng phần lớn đều đảo chiều giảm.

Quý I/2024 GDP tăng 5,66%, riêng công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 6,98%
Quý I/2024 GDP tăng 5,66%, riêng công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 6,98%

Số liệu do Tổng cục Thống kê công bố, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng của quý I của các năm từ 2020-2023.