Đưa nghị quyết vào cuộc sống
Trong 2 năm qua, UBND tỉnh Bắc Ninh đã ban hành 54 văn bản (không bao gồm hình thức công văn), trong đó Tỉnh ủy ban hành 01 Nghị Quyết, 01 Kết luận; HĐND tỉnh ban hành 06 Nghị quyết; UBND tỉnh ban hành 24 Quyết định, 01 Chỉ thị, 04 Thông báo, 14 Kế hoạch; Ban chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh ban hành 01 Quyết định; Chủ tịch UBND tỉnh ban hành 01 Chỉ thị, 01 Quyết định.
Sau khi Nghị quyết được ban hành, Sở Thông tin và Truyền thông đã phối hợp các Sở, ban, ngành liên quan tổ chức thực hiện quán triệt Nghị quyết thông qua các hình thức: tổ chức hội nghị, hội thảo chuyên đề, tọa đàm về chuyển đổi số, xây dựng chính quyền số nhằm trao đổi kinh nghiệm, chuyển đổi nhận thức về chuyển đổi số; tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên Báo Bắc Ninh, đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Cổng thông tin điện tử tỉnh, Đài Phát thanh cấp huyện; chia sẻ, phổ biến câu chuyện thành công về chuyển đổi số trên các trang mạng xã hội… nhằm triển khai đưa Nghị quyết vào cuộc sống.
Riêng trong năm 2023, tỉnh đã tổ chức Hội nghị phát động ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2023 với khoảng 130 đại biểu gồm các cán bộ, công chức và doanh nghiệp có liên quan. Tại Hội nghị, các đại biểu thực hiện nghi thứcbấm nút khai trương triển khai chức năng ký số từ xa và phát hành biên lai điện tử trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh; ký kết thỏa thuậnhợp tác giữa Sở Thông tin và Truyền thông với Câu lạc bộ chữ ký số và giao dịch điện tử Việt Nam, các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số côngcộng và công bố chỉ số Chuyển đổi số các sở, ngành, địa phương tỉnh Bắc Ninh năm 2023.
Triển khai tập huấn cho các Tổ công nghệ số cộng đồng. Thường xuyên, tuyên truyền nâng cao nhận thức về chương trình chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh, cụ thể: Sản xuất, khai thác, đăng tải hơn 300 tác phẩm (tin, ảnh, video, infographic…) trên các trang mạng xã hội: Fanpage Facebook “Truyền thông tỉnh Bắc Ninh” và Zalo Official Account “Chính quyền số tỉnh Bắc Ninh”. Cụ thể:- Tuyên truyền về dịch vụ công trực tuyến: Sản xuất 20 video, clipinfographic hướng dẫn người dân thực hiện dịch vụ công trực tuyến của các Sở,ngành: Giáo dục, y tế, bảo hiểm, giao thông, lao động thương binh & xã hội…
Hướng dẫn liên thông 2 nhóm TTHC: Khai sinh, khai tử; hướng dẫn đăng ký và sử dụng chữ ký số VNPT Smart CA….Riêng tuyên truyền hướng dẫn người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến và các tiện ích của hệ thống thông tin giải quyết TTHC phiên bản mới: Đã sản xuất 15 clip infographic hướng dẫn người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến và các tiện ích, các vấn đề thiết yếu có liên quan như: tạo lập tài khoản, đăng nhập hệ thống, tra cứu TTHC, nộp hồ sơ, thanh toán, chứng thực điện tử, quản lý kho dữ liệu cá nhân, đánh giá mức độ hài lòng, phản ánh kiến nghị đối với việc giải quyết TTHC ở trung tâm HCC các cấp…Xây dựng 20 infographic 2D, bài viết, ảnh tuyên truyền về kết quả tỷ lệ hồ sơ trực tuyến của các sở, ban, ngành; tỷ lệ hồ sơ trực tuyến của cấp huyện theo các tháng yện, thị xã.
Cổng thông tin điện tử tỉnh được tích hợp chức năng tiếp nhận, xử lý và trả lời phản ánh kiến nghị của người dân, doanh nghiệp kết nối liên thông với hệ thống quản lý văn bản điều hành. Việc tích hợp giúp việc triển khai hệ thống một cách nhanh chóng từ cấp tỉnh đến cấp huyện và cấp xã. Mọi phản ánh, kiến nghị của người dân sẽ được thực hiện như một văn bản đến và gửi trực tiếp đến từng cơ quan, đơn vị để xử lý theo quy định. Ngoài ra, Cổng thông tin điện tử tỉnh cũng được tích hợp với kênh "Chính quyền điện tử tỉnh Bắc Ninh" trên ứng dụng Zalo giúp việc gửi phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp nhanh chóng, thuận tiện.
Loại bỏ nhiều thủ tục rườm rà, giảm phiền hà người dân, doanh nghiệp
Từ tháng 5/2023, Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh trên cơ sở hợp nhất giữa Cổng Dịch vụ công và Hệ thống một cửa điện tử của tỉnh chính thức đưa vào sử dụng, hệ thống đã được nâng cấp cơ bản đáp ứng theo các quy định hiện hành. Theo đó, trên hệ thống của tỉnh niêm yết 2 loại dịch vụ công trực tuyến là DVCTT một phần và DVCTT toàn trình theo quy định tại Nghị định số 42/2022/NĐ-CP ngày 24-06-2022 của Chính phủ (thay thế cho DVCTT mức độ 1,2,3,4). Đã hoàn thành kết nối Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh với:Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư – Bộ Công an (Đã cấu hình 2.196 tài khoản được Công an tỉnh Bắc Ninh cấp quyền khai thác CSDLQG về dân cư trên Hệ thống thông tin giải quyết TTHC tỉnh.
Tính đến hết ngày 18/12/2023 đã có 38.466 lượt khai thác dữ liệu công dân thành công); Hệ thống phần mềm Đăng ký, giải quyết chính sách TGXH trực tuyến và cập nhật cơ sở dữ liệu đối tượng BTXH – Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội; Hệ thống dịch vụ công liên thông - Bộ Công an. Triển khai chức năng ký số từ xa và phát hành biên lai điện tử trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh từ tháng 10/2023.
Ứng dụng “Phản ánh kiến nghị” đã được phát triển, mở rộng thành kênh tương tác tổng hợp giữa người dân và các cơ quan nhà nước, đã triển khai đến 252 cơ quan, đơn vị, cấp tài khoản cho hơn 1500 người, tiếp nhận gần 9000 phản ánh, kiến nghị ở 30 lĩnh vực trên địa bàn tỉnh, góp phần tích cực vào việc xây dựng xã hội văn minh và nâng cao sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp đối với chính quyền; được Bộ Thông tin và Truyền thông tuyên dương là ứng dụng tiêu biểu trong thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số. Trong năm 2023, tổng số phản ánh kiến nghị được tiếp nhận là 3434 với tỷ lệ xử lý đạt 92,3%, trong đó huyện Tiên Du đạt tỷ lệ xử lý cao nhất với 99,5%. Mức độ hài lòng trung bình đạt 3,09/5 điểm. Trong khi đó, trong quý I/2024 tỷ lệ xử lý đạt 78,3% với mức độ hài lòng trung bình đạt 3,32/5 điểm.
Từ ngày 01/7/2023, Sở Thông tin và Truyền thông đã tổ chức triển khai đưa Ứng dụng Phản ánh kiến nghị cho doanh nghiệp vào hoạt động thí điểm. Sau thời gian thử nghiệm triển khai thực hiện thí điểm, hệ thống phản ánh kiến nghị của doanh nghiệp đã tiếp nhận 114 phản ánh kiến nghị hợp lệ, đã trả lời 100/114 kiến nghị của doanh nghiệp, 14/114 phán ánh kiến nghị đang trong quá trình xử lý. Hệ thống quản lý văn bản và điều hành được triển khai tập trung, dùng chung cho cả 3 cấp chính quyền đã phát huy hiệu quả cao trong quản lý, điều hành của các cơ quan, đơn vị. Hệ thống đã được thử nghiệm tích hợp chức năng “họp không giấy tờ” để phục vụ các phiên họp thường kỳ của cấp tỉnh, cấp
huyện giúp tiết kiệm thời gian và chi phí in ấn tài liệu trong tổ chức cuộc họp mà không phát sinh thêm phần mềm mới gây khó khăn trong triển khai và sử dụng.
Trong năm 2023, tỷ lệ xử lý hồ sơ công việc và ký số văn bản điện tử của các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh đạt và vượt chỉ tiêu được giao tại Nghị quyết số 52-NQ/TU ngày 18/3/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, cụ thể: tỷ lệ trung bình cấp tỉnh đạt 96,25%; cấp huyện đạt 96,72%; cấp xã đạt 98,30%. Tiếp tục phát huy, trong quý I/2024, tỷ lệ xử lý hồ sơ công việc và ký số văn bản điện tử của các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh đạt và vượt chỉ tiêu được giao tại Nghị quyết số 52-NQ/TU ngày 18/3/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, cụ thể: tỷ lệ trung bình cấp tỉnh đạt 97,17%; cấp huyện đạt 98,05%; cấp xã đạt 99,21% .
Hết năm 2023, tỷ lệ Dịch vụ công (DVC) trực tuyến toàn trình của tỉnh là 33,76; Tỷ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến toàn tỉnh là 52,96%, trong đó: tỷ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến cấp tỉnh là 66,44%; tỷ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến cấp huyện là 35,28%; tỷ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến cấp xã là 75,32%. Trong quý I/2024, các số liệu này đã được cải thiện, cụ thể: tỷ lệ DVC trực tuyến toàn trình của tỉnh là 51,25%; Tỷ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến toàn tỉnh là 90,97%, trong đó: tỷ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến cấp tỉnh là 79,07%; tỷ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến cấp huyện là 96,60%; tỷ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến cấp xã là 98,30%.
Bá Đoàn