Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Hiệu quả kinh tế nông nghiệp kết hợp du lịch trải nghiệm tại Sơn La

Những năm qua, tỉnh Sơn La đã hình thành và phát triển các sản phẩm du lịch gắn nông nghiệp, nông thôn với các loại hình du lịch trang trại nghỉ dưỡng, trải nghiệm văn hóa bản địa, nghỉ cộng đồng hoặc hoạt động trải nghiệm làm nông nghiệp…

Sơn La đang sở hữu những tài nguyên du lịch thiên nhiên tiềm năng
Sơn La đang sở hữu những tài nguyên du lịch thiên nhiên tiềm năng. (Ảnh: Hà Trần)

Tiềm năng và sức hút của nông nghiệp kết hợp du lịch trải nghiệm

Sơn La là tỉnh miền núi Tây Bắc, nằm ở độ cao trung bình 600-700 m so với mực nước biển, địa hình đồi núi và có dòng sông Mã và sông Đà chảy qua, tạo nên cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn. Bên cạnh đó, Sơn La còn là nơi sinh sống của 12 dân tộc anh em, với những nét văn hóa truyền thống, các di tích lịch sử văn hóa, di tích lịch sử cách mạng... tạo sức hấp dẫn. Du khách đến Sơn La có thể nghỉ dưỡng, trải nghiệm, chinh phục mạo hiểm hay tìm hiểu về văn hóa của các dân tộc.

Sơn La đang sở hữu những tài nguyên du lịch thiên nhiên và văn hóa độc đáo của đồng bào các dân tộc Thái, Mông, Dao... Đây là những tiềm năng lớn có thể tạo nên những sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, các du khách trong và ngoài nước.

Những năm gần đây, nông nghiệp kết hợp du lịch trải nghiệm đã mang lại hiệu quả kinh tế cho nhiều đơn vị, hộ dân tại Sơn La. Sự tham gia trực tiếp của người nông dân đã tạo ra tính phong phú, hấp dẫn cho các sản phẩm du lịch, giúp du khách hòa mình vào cuộc sống của người bản địa.

Trong đó, điểm nhấn nổi bật là các lễ hội du lịch kết hợp quảng bá sản phẩm đặc trưng, tiêu biểu của địa phương, như Ngày hội hái quả, hội chè cao nguyên tại huyện Mộc Châu; Ngày hội nhãn tại Sông Mã, xoài tại Yên Châu… Qua đó, du khách có dịp trải nghiệm tham quan vườn mận, đồi chè, hái xoài… và thưởng thức trái cây ngay tại vườn. Ngoài ra, du khách còn được trải nghiệm nhiều hoạt động biểu diễn văn hóa nghệ thuật, trò chơi dân gian của người dân địa phương.

Nông nghiệp gắn với du lịch trải nghiệm ở Sơn La bước đầu đã mang lại kết quả khả quan, phù hợp với xu thế phát triển hiện đại, mang lại thu nhập ổn định cho người nông dân. Tuy nhiên, vẫn có những nơi mang tính tự phát, vì vậy cần có mô hình quản lý phù hợp, tạo sự kết nối giữa các địa phương, công ty lữ hành để xây dựng du lịch nông nghiệp thành những điểm đến hấp dẫn, đáp ứng nhu cầu của khách du lịch, mang lại hiệu quả kinh tế bền vững hơn cho người nông dân.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sơn La, ngành nông nghiệp Sơn La đang tiếp tục phát triển các đặc sản gắn du lịch, trải nghiệm với nông nghiệp, trong đó chú trọng phát triển kinh tế dịch vụ, du lịch nông thôn trên cơ sở bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa tại địa phương. Sở đã tập trung bố trí các không gian sản xuất về nông nghiệp mang tính chất liền vùng, liền khoảnh và tuyên truyền, vận động bà con. Trên cơ sở đó sẽ có những doanh nghiệp đủ mạnh vào để hỗ trợ, làm đầu tàu cũng như định hướng cho người dân. Người dân sẽ là các chủ thể và các vệ tinh cho các doanh nghiệp hay HTX lớn này; qua đó dần nhận thức và thay đổi tư duy trong sản xuất để gắn với du lịch.

Vườn dâu tây - điểm nhấn của nông nghiệp kết hợp du lịch trải nghiệm

Dâu tây Mộc Châu đã và đang góp phần tạo thêm điểm nhấn về du lịch trải nghiệm tại Mộc Châu
Dâu tây Mộc Châu đã và đang góp phần tạo thêm điểm nhấn về du lịch trải nghiệm tại Mộc Châu. (Ảnh: Hà Trần)

Theo thống kê của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Sơn La, năm nay toàn tỉnh có 243 ha đang cho thu hoạch với sản lượng dự kiến 2.332 tấn. Dâu tây của tỉnh này trồng chủ yếu ở Mai Sơn, Mộc Châu và Yên Châu.

Vụ dâu tây ở Sơn La được trồng vào khoảng tháng 9-10 cho thu hoạch từ tháng 12 năm trước đến giữa tháng Tư năm sau. Từ tháng Một- Ba là thời gian cây cho quả ngon và chất lượng nhất.

Quanh khu vực trung tâm huyện Mộc Châu, thật dễ dàng bắt gặp những vườn dâu tây rộng mênh mông, hay những vườn trồng cải bắp, su hào xanh mướt, thay thế những ruộng ngô, sắn trước đây.

Dù mới trồng thử nghiệm tại Mộc Châu khoảng chục năm trở lại đây nhưng diện tích dâu tây ngày càng được nhân rộng với quy mô lớn nhờ áp dụng trồng dâu tây kết hợp làm du lịch.

Vườn dâu tây ở đây được người dân trồng rất bài bản, đầu tư hệ thống tưới nhỏ giọt, đường vào vườn rất sạch sẽ. Tôi vui nhất là được tận tay hái và thưởng thức ngay tại vườn, mà không phải lo nghĩ gì về nguồn gốc của hoa quả như là ăn ở các khu chợ thành phố.

Chính sự chênh lệch về nhiệt độ giữa ngày và đêm ở Mộc Châu đã mang lại những trái dâu tây tươi ngon với mùi vị rất đặc biệt. Từ đây, các chủ nông trại đã thu hút rất đông khách thăm quan đến vườn nhà, tự trải nghiệm hái dâu tây và mua mang về với giá cao.

Anh Phạm Kiên, một chủ vườn dâu tây tại Bản Áng (Đông Sang, Mộc Châu) chia sẻ: "Qua tìm hiểu thị trường và tham khảo kỹ thuật trồng dâu tây, anh mạnh dạn thử nghiệm trồng giống dâu Hana của Nhật Bản. Giống dâu Hana chịu nhiệt tốt, quả tuy không to, nhưng có vị ngọt hơn một số giống khác nên phù hợp với người tiêu dùng Việt."

Khoảng một tháng trở lại đây, dâu tây xuất hiện trên thị trường, nhất là các chợ online với giá “siêu rẻ”, chỉ từ vài chục nghìn đồng/kg khiến nhiều người bất ngờ. Đặc biệt, thay vì bán theo cân, dâu tây được bán phổ biến theo các khay từ 24-28 quả, giá chỉ từ 20-30 nghìn đồng/khay.

Theo khảo sát, tại các chợ đầu mối trái cây online, dâu tây Trung Quốc được rao sỉ với giá rẻ bất ngờ, chỉ từ 380 nghìn đồng/thùng 10kg loại nhỏ và 650 nghìn đồng/thùng 10kg loại to. Tức là chỉ từ 38-65 nghìn đồng/kg dâu tây Trung Quốc bán tại Việt Nam.

Các tiểu thương bán lẻ thường mua cả thùng về rồi tự tách ra bán lẻ theo khay từ 24-28 quả với giá từ 20-30 nghìn đồng/khay 250g hoặc từng hộp 500g với giá từ 40-50 nghìn đồng/hộp.

Theo anh Kiên, để phân biệt dâu tây Mộc Châu với dâu tây Trung Quốc, người tiêu dùng có thể dựa trên hình dáng, màu sắc, kích thước, mùi vị của dâu để so sánh.

Dâu tây Trung Quốc có quả thuôn dài, đít nhọn, cuống xanh, dài, lồi và to. Khi bổ đôi sẽ thấy có nhiều phần trắng, quả cứng, ruột xốp, khi ăn có vị ngọt đậm và mùi hắc như lưu huỳnh.

Trái lại, dâu tây Mộc Châu có màu đỏ tươi, mọng nước, mềm hơn, núm sát vào quả, thậm chí tụt cả vào trong. Khi bổ đôi quả dâu Mộc Châu sẽ có phần thịt quả màu đỏ nhạt, ăn có vị ngọt đậm kèm chua thanh, đồng thời có mùi rất thơm.

Hơn nữa, dâu tây Mộc Châu quả to nhỏ không đều. Trong khi đó, dâu Trung Quốc khá đều quả, to đều, cuống dài, nhìn không được tươi ngon, khi ăn cũng không có vị thơm ngon như dâu Mộc Châu.

Một điểm khác biệt nữa là dâu tây Mộc Châu thường không sử dụng loại thuốc bảo quản nào nên không để được lâu, chỉ từ 2-3 ngày ở nhiệt độ thường, từ 3-5 ngày nếu bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh. Ngược lại, dâu tây Trung Quốc để được từ 8-10 ngày không hỏng.

Đến nay, dâu tây đã trở thành một trong những sản phẩm nông sản tiêu biểu của huyện Mộc Châu. Những vườn dâu tây cũng đã trở thành điểm du lịch trải nghiệm thu hút du khách. Hàng năm cứ đến vụ thu hoạch dâu tây, nhiều du khách lại sắp xếp lịch trình đổ về Mộc Châu hái dâu tây trải nghiệm.

Cùng với chè, sữa và các loại nông sản đã có thương hiệu ở Mộc Châu, thì dâu tây cũng đang là một trong những món quà đặc sản được du khách ưa chuộng. Dâu tây Mộc Châu đã và đang góp phần tạo thêm điểm nhấn về du lịch trải nghiệm cho Khu du lịch Quốc gia Mộc Châu.

Hà Trần

Bài liên quan

Tin mới

Quảng Ninh: Tìm thấy thi thể nạn nhân thứ 3 trong vụ lật thuyền trên sông Chanh
Quảng Ninh: Tìm thấy thi thể nạn nhân thứ 3 trong vụ lật thuyền trên sông Chanh

Vào khoảng 14h50’ ngày 26/4, tại khu vực sông Rừng, cách  Miếu Vua Bà (phường Yên Giang) khoảng 600 m đến 700 m, tổ công tác tìm kiếm của phường Nam Hòa, TX Quảng Yên, đã phát hiện, vớt được một thi thể nữ mặc áo mưa màu xanh, chân đeo ủng. Vị trí tìm thấy cách khoảng 10 km so với vị trí lật thuyền.

Khai mạc Hội chợ OCOP Quảng Ninh – Hè 2024
Khai mạc Hội chợ OCOP Quảng Ninh – Hè 2024

Chiều 26/4, tại Cung Quy hoạch, hội chợ và triển lãm tỉnh Quảng Ninh đã diễn ra lễ khai mạc hội chợ OCOP Quảng Ninh – Hè 2024.

Quỹ Hy vọng tài trợ Dự án “Hành trình tham quan lịch sử Chiến dịch Điện Biên Phủ"
Quỹ Hy vọng tài trợ Dự án “Hành trình tham quan lịch sử Chiến dịch Điện Biên Phủ"

NDO - Tại Văn phòng Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam, ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn FPT, Ủy viên Hội đồng quản lý Quỹ Hy vọng, cùng ông Olivier Brochet, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Pháp tại Việt Nam ký kết thỏa thuận tài trợ Dự án “Hành trình tham quan lịch sử Chiến dịch Điện Biên Phủ".

Trung tâm Văn hoá TP. Hải Phòng tổ chức chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui”
Trung tâm Văn hoá TP. Hải Phòng tổ chức chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui”

Ngày 26/4, Trung tâm Văn hóa TP. Hải Phòng tổ chức Chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui” chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2024).

Huế- Thành lập Hội Cựu Công an Nhân dân phường Thuận Hòa
Huế- Thành lập Hội Cựu Công an Nhân dân phường Thuận Hòa

Ngày 26/4, Hội Cựu Công an Nhân dân phường Thuận Hòa đã tổ chức Đại hội lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2024- 2026, với 46 hội viên.

Nghị định về chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
Nghị định về chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

Chính phủ ban hành Nghị định số 44/2024/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.