Cụ thể, xét doanh thu theo lĩnh vực, doanh thu bán heo đã giảm 52,4% so với cùng kỳ, tương ứng giảm 257,5 tỷ đồng, về 233,8 tỷ đồng; doanh thu trái cây giảm 12,4% so với cùng kỳ, tương ứng giảm 124,6 tỷ đồng, về 880,1 tỷ đồng; doanh thu bán sản phẩm, hàng hoá giảm nhẹ 0,2%, tương ứng giảm 0,5 tỷ đồng, về 287,9 tỷ đồng và các lĩnh vực khác ghi nhận không đáng kể.
Trong kỳ, lợi nhuận gộp tăng 17,5% so với cùng kỳ, tương ứng tăng thêm 90,68 tỷ đồng, lên 609,37 tỷ đồng; doanh thu tài chính tăng 43%, tương ứng tăng thêm 15,16 tỷ đồng, lên 50,45 tỷ đồng; chi phí tài chính giảm 28,7%, tương ứng giảm 66,67 tỷ đồng, về 165,44 tỷ đồng; chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng 5,1%, tương ứng tăng thêm 5,06 tỷ đồng, lên 104,06 tỷ đồng; lợi nhuận khác ghi nhận âm 39,4 tỷ đồng so với cùng kỳ dương 119,01 tỷ đồng, tức giảm 158,41 tỷ đồng và các hoạt động khác biến động không đáng kể.
Mặc dù doanh thu giảm nhưng biên lợi nhuận gộp vẫn tăng từ 27,5%, lên 42,6%. Đồng thời, tiết giảm chi phí tài chính và tăng doanh thu tài chính đã giúp Hoàng Anh Gia Lai vẫn ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng dương trong quý III.
Về luỹ kế trong 9 tháng năm 2024, Hoàng Anh Gia Lai ghi nhận doanh thu đạt 4.193,7 tỷ đồng, giảm 16,7% so với cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế đạt 851,1 tỷ đồng, tăng 19,9% so với cùng kỳ năm trước.
Trong năm 2024, Hoàng Anh Gia Lai lên kế hoạch doanh thu 7.750 tỷ đồng, tăng 20,3% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế dự kiến 1.320 tỷ đồng, giảm 25,9% so với thực hiện trong năm 2023.
Như vậy, kết thúc 9 tháng năm 2024 với lãi sau thuế đạt 851,1 tỷ đồng, Hoàng Anh Gia Lai hoàn thành 64,5% so với kế hoạch tham vọng lãi 1.320 tỷ đồng trong năm 2024.
Tính đến thời điểm 30/9/2024, Hoàng Anh Gia Lai vẫn còn lỗ luỹ kế 626,2 tỷ đồng, bằng 5,9% vốn điều lệ (vốn điều lệ 10.574,7 tỷ đồng) và sử dụng 662,8 tỷ đồng nguồn vốn ngắn hạn (dưới 1 năm) để tài trợ cho tài sản dài hạn (kỳ hạn lớn hơn 1 năm).
Về dòng tiền, trong 9 tháng đầu năm 2024, Hoàng Anh Gia Lai ghi nhận dòng tiền kinh doanh chính âm 402,9 tỷ đồng so với cùng kỳ dương 201,7 tỷ đồng. Thêm nữa, cũng trong kỳ dòng tiền đầu tư âm 261,1 tỷ đồng và dòng tiền tài chính dương 736,2 tỷ đồng.
Về quy mô tài sản, tính tới ngày 30/9/2024, tổng tài sản của Hoàng Anh Gia Lai tăng 7,6% so với đầu năm, tương ứng tăng thêm 1.588,8 tỷ đồng, lên 22.492,1 tỷ đồng. Trong đó, tài sản chủ yếu các khoản phải thu ngắn hạn ghi nhận 7813,7 tỷ đồng, chiếm 34,7% tổng tài sản; tài sản cố định ghi nhận 6.030,3 tỷ đồng, chiếm 26,8% tổng tài sản; tài sản dở dang dài hạn ghi nhận 4.897,8 tỷ đồng, chiếm 21,8% tổng tài sản và các khoản mục khác.
Hoàng Anh Gia Lai cho biết, chi phí xây dựng dở dang chủ yếu 3.502 tỷ đồng chi phí phát triển vườn cây ăn quả; 985,6 tỷ đồng dự án chăn nuôi; 199,2 tỷ đồng nhà xưởng, nhà văn phòng nông trường …
Về phần nguồn vốn, tính tới cuối quý III, tổng nợ vay ngắn hạn và dài hạn của Hoàng Anh Gia Lai đã giảm 7,1% so với đầu năm, tương ứng giảm 555,7 tỷ đồng, về 7.313,3 tỷ đồng và bằng 81,6% tổng vốn chủ sở hữu. Trong đó, nợ vay ngắn hạn là 4.216,6 tỷ đồng và nợ vay dài hạn là 3.096,7 tỷ đồng.
Theo tìm hiểu, Hoàng Anh Gia Lai hiện là công ty hoạt động chuyên về nông nghiệp với tầm nhìn trở thành doanh nghiệp thuộc nhóm dẫn đầu Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp; tập trung vào hai ngành nghề kinh doanh cốt lõi là chăn nuôi và trồng trọt với các sản phẩm chủ đạo là heo, chuối và sầu riêng.
Về cây ăn trái, Hoàng Anh Gia Lai lựa chọn chuối và sầu riêng là 2 sản phẩm chủ lực, tập trung chuyên môn sâu để trồng, chăm sóc và thu hoạch. Đến cuối năm 2023, diện tích chuối là 7.000 ha và diện tích sầu riêng là 1.500 ha. Về heo ăn chuối, đã hoàn tất xây dựng 10 cụm chuồng trại với công suất nuôi 24.000 heo nái và 600.000 heo thịt.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 17/10, cổ phiếu HAG đóng cửa giá tham chiếu 10.800 đồng/cổ phiếu.
Thuận Yến