Dấu hiệu nhận biết hội chứng bàng quang kích thích

Hội chứng bàng quang kích thích không phải bệnh lý cụ thể mà nó là tập hợp một số các triệu chứng trên đường tiết niệu. Thường gặp nhất là tình trạng tiểu nhiều lần, tiểu đêm, tiểu không tự chủ (tiểu không kiểm soát, tiểu són) và tiểu gấp. Biểu hiện cụ thể là:

  • Thường xuyên xuất hiện cảm giác đột ngột muốn đi tiểu và đôi khi không kiểm soát được khiến nước tiểu bị rò rỉ ra ngoài.

  • Tần suất đi tiểu tăng cao hơn so với bình thường, chính xác là nhiều hơn 8 lần trong ngày. Lượng nước tiểu mỗi lần có thể ít hoặc nhiều hơn.

  • Cần thức dậy nhiều hơn 1 lần trong đêm để đi tiểu.

Trong cơ thể, thận là nơi sản xuất nước tiểu đổ xuống lưu trữ tại bàng quang. Khi lượng nước tiểu đầy thường là khoảng 400-620ml, não sẽ có phản hồi thông báo tín hiệu cho cơ thể cần đi tiểu. Lúc này, cơ sàn chậu sẽ giãn ra và cơ bàng quang co bóp để đẩy nước tiểu ra bên ngoài qua niệu đạo. Khi mắc hội chứng bàng quang kích thích, các cơ bàng quang hoạt động quá mức khiến quá trình đẩy nước tiểu diễn ra dù bàng quang chưa đầy.

Tiểu nhiều lần là biểu hiện điển hình của hội chứng bàng quang kích thích
Tiểu nhiều lần là biểu hiện điển hình của hội chứng bàng quang kích thích

Nguyên nhân gây ra hội chứng bàng quang kích thích

Hội chứng bàng quang kích thích có thể xuất phát từ một hoặc là sự kết hợp của nhiều nguyên nhân. Cụ thể:

  • Rối loạn thần kinh như đột quỵ và đa xơ cứng. Điều này gây bất thường về sự dẫn truyền tín hiệu giữa não và bàng quang. Từ đó, các cơ bàng quang có thể bị kích thích co bóp thường xuyên hơn.

  • Bệnh tiểu đường khiến lượng đường trong máu tăng cao. Việc tăng đào thải đường thông qua nước tiểu đồng nghĩa với tăng tần suất tiểu tiện.

  • Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể gây ra các triệu chứng rối loạn tiểu tiện do những tổn thương viêm, sưng gây ảnh hưởng đến chức năng của hệ tiết niệu.

  • Bất thường trong bàng quang, điển hình như khối u hoặc sỏi bàng quang. Khối u lớn dần khiến dung tích của bàng quang bị giảm theo và làm giảm khả năng chứa nước tiểu, gây tăng số lần đi tiểu.

  • Một số yếu tố gây chèn ép lên bàng quang như phì đại tuyến tiền liệt, táo bón, mang thai, béo phì,... cũng có thể kích thích phản xạ đi tiểu.

  • Tác dụng không mong muốn của một số thuốc trong điều trị như thuốc huyết áp, thuốc an thần,... Những thuốc này làm tăng khả năng sản xuất nước tiểu.

  • Giảm chức năng nhận thức do lão hóa, bàng quang có thể không hiểu được các tín hiệu từ não truyền đến.

Hội chứng bàng quang kích thích có thể là kết quả của nhiễm khuẩn tiết niệu
Hội chứng bàng quang kích thích có thể là kết quả của nhiễm khuẩn tiết niệu

Biện pháp điều trị hội chứng bàng quang kích thích

Hội chứng bàng quang kích thích có thể điều trị được, nhưng cần sự phối hợp giữa người bệnh và bác sĩ. Phương pháp điều trị thường bắt đầu từ thay đổi hành vi, dùng thuốc đến kích thích thần kinh. Cụ thể:

  • Điều chỉnh chế độ ăn uống, chú ý loại bỏ hoặc cắt giảm những thực phẩm và đồ uống có khả năng làm trầm trọng thêm các triệu chứng của hội chứng bàng quang kích thích như trà, cà phê, rượu,...

  • Duy trì cân nặng hợp lý và tăng cường sức khỏe đường ruột để tránh tình trạng táo bón.

  • Đào tạo bàng quang bao gồm việc học cách chống lại hoặc ức chế cảm giác buồn tiểu đột ngột, trì hoãn việc đi tiểu và luyện tập đi tiểu theo thời gian biểu.

  • Tăng cường sức mạnh cơ sàn chậu, nổi bật là bài tập kegel.

  • Một số loại thuốc hoạt động tốt giúp trả lại chức năng bình thường cho bàng quang bằng cách kiểm soát co thắt cơ bàng quang. Phổ biến gồm có oxybutynin, tolterodine, solifenacin, fesoterodine,...

  • Kích thích thần kinh xương cùng là liệu pháp dùng điện kích thích các dây thần kinh kiểm soát bàng quang. Thường được chỉ định cho những người mắc hội chứng bàng quang kích thích bị tiểu gấp không tự chủ nghiêm trọng và không đáp ứng với phương pháp điều trị khác. Thần kinh xương cùng có nhiệm vụ ức chế trung tâm cảm giác ở bàng quang. Cách tiến hành là dùng thiết bị điện kích thích rễ thần kinh S3 qua da trong thời gian thử nghiệm ít nhất 3 ngày. Trường hợp người bệnh đáp ứng, máy kích thích thần kinh sẽ được cấy vĩnh viễn dưới da mông.

  • Tiêm botox giúp làm tê liệt hoặc suy yếu các cơ bàng quang, ngăn cản tình trạng co thắt liên tục và giảm triệu chứng rối loạn tiểu tiện. Tác dụng của cách này thường kéo dài từ 6-8 tháng, vì vậy có thể cần tái điều trị.

  • Phẫu thuật là biện pháp cuối cùng được chỉ định khi các phương pháp khác không cho hiệu quả và thường chỉ áp dụng với người bệnh còn trẻ.

Phẫu thuật mở rộng bàng quang để điều trị hội chứng bàng quang kích thích
Phẫu thuật mở rộng bàng quang để điều trị hội chứng bàng quang kích thích

Cải thiện hội chứng bàng quang kích thích nhờ thảo dược

Xu hướng điều trị hiện nay được chuyên gia cũng như nhiều người bệnh áp dụng là đông tây y kết hợp. Theo kinh nghiệm dân gian và y học cổ truyền, những thảo dược hiệu quả cao, được dùng phổ biến trong cải thiện hội chứng bàng quang kích thích là bạch tật lê, trinh nữ hoàng cung, chi tử,...

Trong đó, nổi bật là thảo dược bạch tật lê giúp tăng trương lực cơ bàng quang, tăng khả năng co giãn bàng quang, từ đó làm tăng dung tích chứa nước tiểu, giảm đi tiểu nhiều lần. Một nghiên cứu hiện đại tại Iraq năm 2008 chỉ ra, chiết xuất bạch tật lê có tác dụng kháng khuẩn mạnh, được dùng phổ biến để điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu. Ngoài ra, bạch tật lê cũng vị thuốc quen thuộc trong bài thuốc của người dân Ấn Độ giúp giúp trị sỏi thận và đái dầm ở trẻ.

Phối hợp với trinh nữ hoàng cung - một dược liệu quý có nguồn gốc Ấn Độ, hiện nay không chỉ dùng trong y học cổ truyền mà y học hiện đại cũng sử dụng để điều trị bệnh. Cụ thể, trinh nữ hoàng cung có một số tác dụng như kháng khuẩn, chống viêm và ức chế phát triển khối u, tế bào ung thư tuyến tiền liệt từ đó giảm nguy cơ kích thích bàng quang.

Thảo dược tốt cho người mắc hội chứng bàng quang kích thích như bạch tật lê, trinh nữ hoàng cung,...
Thảo dược tốt cho người mắc hội chứng bàng quang kích thích như bạch tật lê, trinh nữ hoàng cung,...

Hội chứng bàng quang kích thích đang ngày càng gia tăng và gây ra rất nhiều phiền toái. Do vậy, việc điều trị sớm rất quan trọng, giúp tăng khả năng hồi phục và kiểm soát bệnh triệt để hơn.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe viên nén Ích Tiểu Vương – Hỗ trợ cải thiện rối loạn chức năng bàng quang, dùng cho người tiểu nhiều lần, tiểu són, hội chứng bàng quang kích thích

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tiểu Vương có thành phần từ cao bạch tật lê kết hợp với nhiều thảo dược quý khác (cao chi tử, cao hoàng cầm, cao trinh nữ hoàng cung, Soy Isoflavones, chiết xuất hạt bí ngô) hỗ trợ cải thiện rối loạn chức năng bàng quang, giảm tiểu són, tiểu nhiều lần, dùng cho người bị tiểu nhiều lần, tiểu són, hội chứng bàng quang kích thích.

Ích Tiểu Vương - Hỗ trợ cải thiện hội chứng bàng quang kích thích
Ích Tiểu Vương - Hỗ trợ cải thiện hội chứng bàng quang kích thích

Tiếp thị bởi: Công ty TNHH Dược phẩm Á Âu

Địa chỉ: 171 Phố Chùa Láng, Phường Láng Thượng, Quận Đống Đa, Hà Nội.

Liên hệ: 024. 38461530 - 028. 62647169.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Linh Chi