Hội thảo - do Hội Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực Hà Nội (HAMI) cùng Cộng đồng Keieijuku Việt Nam và Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật bản tại Việt Nam (JCCI) phối hợp tổ chức.

Một chương trình kết nối giao thương giữa các doanh nghiệp - do Hội Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực Thành phố Hà Nội tổ chức

Hội thảo, có sự tham gia diễn thuyết và trao đổi của các chuyên gia: Ông Toda Chosaku - nguyên Giám đốc Thị trường Bắc Mỹ và EU của Tập đoàn Panasonic; nguyên thành viên Ban cố vấn của Thủ tướng Việt Nam trong phát triển kinh tế; nguyên cố vấn Thủ tướng Nhật Bản trong phát triển quan hệ kinh tế Việt Nam - Nhật Bản; lãnh đạo Hội Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực Hà Nội (HAMI)...

Đây là sự kiện hướng tới Kỷ niệm 50 năm quan hệ Việt Nam - Nhật Bản; đồng thời, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp chủ lực nắm bắt và đánh giá được biến động của nền kinh tế thế giới, kịp thời nắm bắt thời cơ, tạo ra cơ hội mang sản phẩm “Made in Vietnam” ra thị trường thế giới.

Hội thảo, sẽ gồm những nội dung chính, như:

Thực tiễn áp dụng kiến thức quản trị doanh nghiệp phong cách Nhật Bản, tại doanh nghiệp sản xuất của Việt Nam;

Nhận diện bối cảnh, cơ hội và thách thức, định hướng hành động thích ứng để phát triển doanh nghiệp sản xuất trong thời kỳ VUCA - một thời kỳ mà thế giới đang thay đổi rất nhanh, các yếu tố ảnh hưởng đến kinh doanh trở nên bất định và khó đoán, đem lại cho các doanh nghiệp nhiều cơ hội mới, đi kèm với hàng loạt khó khăn, thách thức chưa từng có.

Tầm nhìn Việt Nam 2045 - đặt ra những mục tiêu tham vọng với mong muốn biến Việt Nam trở thành một quốc gia phồn thịnh, hiện đại hóa và công nghiệp hóa.

Tuy nhiên, để thực hiện được những mục tiêu đó, chúng ta cần nhìn xa hơn và học hỏi, tăng cường đẩy mạnh hợp tác với các quốc gia tiên tiến.

Và Nhật Bản - một trong những cường quốc công nghiệp sản xuất hàng đầu, là một nguồn cảm hứng không thể bỏ lỡ.

Nhìn lại quá trình phát triển của nền công nghiệp Nhật Bản, có thể kể đến những triết lý và phương pháp luận - như là phương thức sản xuất Toyota, Kaizen, 5S, các công cụ quản lý chất lượng, tự động hóa… kết hợp với những lợi thế cạnh tranh có sẵn của công nghiệp chế tạo Nhật Bản (chất lượng sản phẩm, quy trình sản xuất được kiểm soát chặt chẽ, lĩnh vực công nghiệp phụ trợ với sản phẩm có tính năng vượt trội) - có lẽ là những chìa khóa giúp Việt Nam mở cánh cửa đến vị thế là một nước công nghiệp, công nghệ cao.

Ở phần chính của Hội thảo, các chuyên gia sẽ cùng tọa đàm để đánh giá những biến động kinh tế và vận hội mới cho doanh nghiệp chế tạo của Việt Nam.

Từ góc độ Nhật Bản, các chuyên gia cho rằng: Các lĩnh vực nhóm ngành giải quyết được vấn đề xã hội, thì đều có cơ hội kinh doanh. Ví dụ, đối với vấn đề cân bằng giữa việc thiếu điện và cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính xuống gần bằng không, có thể kể đến ngành năng lượng tái tạo, có nhiều cơ hội để phát triển.

Bên cạnh đó, Nhật Bản có kinh nghiệm kinh doanh phong phú, cũng như kỹ thuật Monozukuri (sản xuất chế tạo sản phẩm); trong khi Việt Nam lại có kỹ thuật trong lĩnh vực kỹ thuật số và nguồn nhân lực trẻ tài năng.

Chúng ta có thể kỳ vọng rằng, khi Việt Nam và Nhật Bản bổ sung thế mạnh cho nhau, thì năng lực của doanh nghiệp sẽ được nâng cao và tiến đến hợp tác, xây dựng cơ hội kinh doanh tại các thị trường tiềm năng.

Hội thảo “Biến động kinh tế thế giới và vận hội đối với ngành sản xuất từ góc nhìn doanh nghiệp Nhật Bản - Việt Nam” - cũng là một trong những hoạt động nằm trong khuôn khổ Hội chợ Sản phẩm công nghiệp chủ lực Thành phố Hà Nội năm 2023 (Hanoi MIP 2023).

Hội chợ có quy mô từ 200 - 250 gian hàng, nhằm thúc đẩy hoạt động giao thương - tương hỗ giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước, giữa các hãng với các doanh nghiệp công nghiệp chủ lực, doanh nghiệp thương mại liên quan…

PV