Theo lời kể của các vị cao niên ở làng Sình, hội vật truyền thống của làng đã có lịch sử hơn 200 năm, và phát triển liên tục cho đến nay. Hội vật này khác hẳn với hội vật ở một làng quê khác, bởi người dân tổ chức hội vật như một hình thức giải trí đơn thuần sau những ngày tết chứ không vì mục đích tuyển chọn võ sĩ cho triều đình phong kiến lúc bấy giờ.

Huế: Đầu xuân về làng Sình xem hội vật - Hình 1

Sau tiếng trống khai cuộc của vị trưởng làng, các đô vật cùng bước vào tranh tài

 “Lệ” làng cũng quy định, các đô vật dự đấu không nhất thiết phải là người địa phương, và bất kỳ khán giả nào cũng có thể được lên sới đấu vật. Ngoài giải Cạn dành cho chức vô địch, làng còn dành riêng một khoản tiền để thưởng cho tất cả những đô tham gia hội vật. Có thể do điều kiện dự hội khá đơn giản, nên ngày xưa, cứ đến trước ngày làng mở hội vật, trai tráng khắp nơi cùng theo về làng Sình để tham gia thi đấu vật.

Huế: Đầu xuân về làng Sình xem hội vật - Hình 2

Để giành được chiến thắng, các đô vật phải có làm sao cho đối phương "lấm lưng trắng bụng"

Sau tiếng trống khai hội của vị trưởng làng, các đô vật chia thành hai hạng cân gồm thiếu niên và thanh niên cùng tranh tài trên một sới vật hình vuông trong đó được đổ một lớp cát dày.

Về cơ bản, hội vật làng Sình cũng áp dụng luật thi đấu vật dân tộc. Nghĩa là, các đô vật muốn vượt qua vòng đấu loại phải giành chiến thắng trước 3 đối thủ, và để giành chiến thắng, các đô vật phải đánh bại đối thủ của mình với những đòn đánh đúng luật và phải làm cho đối phương "lấm lưng, trắng bụng" (nghĩa là làm cho tàn bộ phần lưng của đối phương chạm đất và bụng ngửa lên trời). Nếu vượt qua vòng đấu loại, các đô vật sẽ bước vào vòng bán kết. Ở vòng bán kết, các đô vật phải vượt qua 1 đối thủ nữa để lọt được vào vòng chung kết.

Huế: Đầu xuân về làng Sình xem hội vật - Hình 3

Một đòn thế rất đẹp của đô vật mang đai đỏ được rất nhiều người xem vỗ tay tán dương

Hội vật làng Sình rất chú trọng tinh thần thượng võ vì thế các đô vật không được ra các đòn đánh nguy hiểm đến tính mạng như bẻ, vặn, khoá trái khớp, tấn công bằng đầu, bấm các huyệt, nắm tóc, tấn công vào hạ bộ, yết hầu, mắt....

Huế: Đầu xuân về làng Sình xem hội vật - Hình 4

Hội vật làng Sình hai hạng cân là thiếu niên và thanh niên cùng so tài

Huế: Đầu xuân về làng Sình xem hội vật - Hình 5

Theo quy định của làng , các đô vật dự đấu không nhất thiết phải là người địa phương, bất kỳ khán giả nào cũng có thể được lên sới đấu vật.

Hội vật Làng Sình ngoài yếu tố tâm linh như mong cho dân khoẻ, làng yên, mùa màng tươi tốt, hạnh phúc đến với muôn người còn là một hoạt động vui, khoẻ đầy tinh thần thượng võ, kích thích việc rèn luyện sức khoẻ, lòng dũng cảm, sự tự tin, mưu trí đối với lớp trẻ.

Huế: Đầu xuân về làng Sình xem hội vật - Hình 6

Các đô vật khi tham gia luôn thi đấu với một tinh thần thượng võ

Huế: Đầu xuân về làng Sình xem hội vật - Hình 7

 

Không được ra các đòn đánh nguy hiểm đến tính mạng như bẻ, vặn, khoá trái khớp...

Huế: Đầu xuân về làng Sình xem hội vật - Hình 8

Mặc dù trời  mưa nhưng rất đông người dân đến xem và cỗ vũ cho các đô vật cùng thi đấu

“Dù ai đi ngược về xuôi

Ngày Mười hội vật nhớ quay về Sình”.

Câu ca dao đã đi vào lòng biết bao thế hệ người con xứ Huế hãy luôn nhớ về ngày mồng Mười tháng Giêng âm lịch hàng năm để quay về làng Sình, thuộc thôn Lại Ân, xã Phú Mậu, huyện Phú Vang (Thừa Thiên Huế) để xem các đô vật thi đấu như một nét đẹp đầu xuân.

Huế: Đầu xuân về làng Sình xem hội vật - Hình 9

Theo nhiều tài liệu ghi chép, hội vật ở làng Sình có tuổi đời trên 200 năm và được duy trì cho đến ngày nay

Tại Thừa Thiên - Huế, cùng với hội vật truyền thống làng Thủ Lễ (diễn ra vào ngày mùng 6 Tết Nguyên đán hằng năm tại xã Quảng Phước, huyện Quảng Điền), hội vật đầu xuân làng Sình còn là nơi để các đơn vị chuyên môn tuyển chọn các đô vật đi thi đấu tại các cuộc thi trong tỉnh và toàn quốc.

Nguyễn Quốc