Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Hướng dẫn nguyên tắc nghiên cứu, phát triển trí tuệ nhân tạo có trách nhiệm

Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) mới ban hành Quyết định số 1290/QĐ-BKHCN về việc hướng dẫn một số nguyên tắc về nghiên cứu, phát triển các hệ thống trí tuệ nhân tạo (TTNT) có trách nhiệm.

Mục đích nhằm hướng đến một xã hội lấy con người làm trung tâm, mọi người được hưởng những lợi ích từ các hệ thống TTNT, bảo đảm sự cân bằng hợp lý giữa lợi ích và rủi ro của các hệ thống TTNT...

Mục tiêu của tài liệu hướng dẫn nhằm thúc đẩy: Sự quan tâm của các bên liên quan trong việc nghiên cứu, phát triển và sử dụng các hệ thống/ứng dụng TTNT ở Việt Nam một cách có trách nhiệm; nghiên cứu, phát triển và sử dụng các hệ thống/ứng dụng TTNT một cách an toàn và có trách nhiệm, đồng thời hạn chế tối đa các ảnh hưởng tiêu cực cho con người và cộng đồng; việc chia sẻ kinh nghiệm trong hoạt động nghiên cứu, phát triển và sử dụng các hệ thống/ứng dụng TTNT nhằm đạt được sự tin tưởng của người dùng và xã hội đối với TTNT cũng chính là tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu, phát triển TTNT ở Việt Nam.

Theo xu thế chung trên thế giới, các hệ thống TTNT được đánh giá sẽ mang lại các lợi ích to lớn cho con người, xã hội và nền kinh tế Việt Nam thông qua việc hỗ trợ, giải quyết các vấn đề khó khăn mà con người, cộng đồng đang phải đối mặt.

Tuy nhiên, song song với quá trình đó, cần nghiên cứu, có biện pháp giảm thiểu các rủi ro trong quá trình phát triển, sử dụng TTNT; và cân đối các yếu tố kinh tế, đạo đức và pháp lý liên quan. Vì vậy, các cơ quan chuyên môn cần nghiên cứu, xây dựng các tiêu chuẩn, hướng dẫn để định hướng, kể cả đó là các quy định mềm và không có tính ràng buộc. Bên cạnh đó, việc chia sẻ, trao đổi thông tin về các quy trình, các biện pháp thực hành tốt giữa các bên liên quan (như nhà phát triển, nhà cung cấp dịch vụ, người dùng) cũng sẽ thúc đẩy sự đồng thuận để gia tăng lợi ích từ các hệ thống TTNT và kiểm soát được các rủi ro.

Ảnh minh họa (nguồn: Internet)
Ảnh minh họa (nguồn: Internet)

Việc nghiên cứu, phát triển các hệ thống TTNT ở Việt Nam cần dựa trên các quan điểm: Hướng đến một xã hội lấy con người làm trung tâm, mọi người được hưởng những lợi ích từ cuộc sống cũng như từ các hệ thống TTNT; đảm bảo sự cân bằng hợp lý giữa lợi ích và rủi ro của các hệ thống TTNT, cụ thể là: phát huy lợi ích của TTNT thông qua các hoạt động nghiên cứu, phát triển và đổi mới sáng tạo; và giảm thiểu nguy cơ xâm phạm quyền hoặc lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân từ các hệ thống TTNT; đảm bảo các hoạt động nghiên cứu, phát triển các hệ thống TTNT dựa trên các công nghệ hoặc kỹ thuật cụ thể nhưng vẫn đảm bảo tính trung lập về công nghệ và các nhà phát triển cũng không bị ảnh hưởng bởi sự phát triển quá nhanh của các công nghệ liên quan đến TTNT trong tương lai; ở giai đoạn hiện nay, tạm thời xác định rằng các văn bản có thể ở dạng hướng dẫn, không có tính ràng buộc và khuyến khích xây dựng, áp dụng các tiêu chuẩn, quy trình thực hành dựa trên các khuyến nghị quốc tế làm nền tảng để thúc đẩy nghiên cứu, phát triển và sử dụng các hệ thống TTNT; trong mọi trường hợp, khuyến khích việc trao đổi, thảo luận với sự tham gia của các bên liên quan đến hệ thống TTNT cho dù việc nghiên cứu, phát triển các hệ thống TTNT trong các lĩnh vực có các đặc điểm, cách thức sử dụng và lợi ích, rủi ro khác nhau; các nguyên tắc, hướng dẫn sẽ tiếp tục được nghiên cứu, cập nhật để phù hợp với tình hình thực tiễn.

Tài liệu hướng dẫn của Bộ KH&CN nêu ra một số nguyên tắc chung cần chú ý trong nghiên cứu, phát triển các hệ thống TTNT một cách có trách nhiệm và khuyến nghị tự nguyện tham khảo, áp dụng trong quá trình nghiên cứu, thiết kế, phát triển, cung cấp các hệ thống TTNT.

Cơ quan, tổ chức KH&CN, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có hoạt động nghiên cứu, thiết kế, phát triển, cung cấp các hệ thống TTNT được khuyến khích áp dụng các nội dung trong tài liệu hướng dẫn này. Theo đó có 9 nguyên tắc nghiên cứu, phát triển các hệ thống TTNT có trách nhiệm và hướng dẫn thực hiện gồm: Tinh thần hợp tác, thúc đẩy đổi mới sáng tạo; Tính minh bạch; Khả năng kiểm soát; An toàn; Bảo mật; Quyền riêng tư; Tôn trọng quyền và phẩm giá con người; Hỗ trợ người dùng; Trách nhiệm giải trình.

Theo Bộ KH&CN, các nguyên tắc, hướng dẫn sẽ tiếp tục được nghiên cứu, cập nhật để phù hợp với tình hình thực tiễn.

Minh Anh(t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Hội thảo “Công bố Báo cáo hự báo kỹ năng ngành Cảng tại Việt Nam, giai đoạn 2024 – 2028”
Hội thảo “Công bố Báo cáo hự báo kỹ năng ngành Cảng tại Việt Nam, giai đoạn 2024 – 2028”

Ngày 26/6, tại Khách sạn Sheraton Hải Phòng, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp Cơ quan Phát triển Quốc tế Úc tổ chức Hội thảo “Công bố Báo cáo dự báo kỹ năng ngành Cảng tại Việt Nam, giai đoạn 2024 – 2028”. 

Thông cáo Báo chí số 27, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV
Thông cáo Báo chí số 27, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Thứ Tư, ngày 26/6/2024, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ hai mươi lăm của Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.

Thông qua 7 Nghị quyết tại Kỳ họp thứ 17 HĐND TP. Hải Phòng
Thông qua 7 Nghị quyết tại Kỳ họp thứ 17 HĐND TP. Hải Phòng

Sau 1/2 ngày làm việc khẩn trương, với tinh thần trách nhiệm cao, Kỳ họp thứ 17 (chuyên đề) HĐND TP. Hải Phòng khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã hoàn thành các nội dung chương trình đề ra và thành công tốt đẹp.

Trung Quốc ủng hộ doanh nghiệp tăng cường đầu tư vào Việt Nam
Trung Quốc ủng hộ doanh nghiệp tăng cường đầu tư vào Việt Nam

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình khẳng định, Trung Quốc ủng hộ Việt Nam đẩy nhanh thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cùng Trung Quốc và các nước xây dựng chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất ổn định, bền vững tại khu vực và trên thế giới. 

Vĩnh Phúc: Vốn đầu tư FDI 6 tháng đầu năm ước đạt 435,8 triệu USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm 2023
Vĩnh Phúc: Vốn đầu tư FDI 6 tháng đầu năm ước đạt 435,8 triệu USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm 2023

Kết quả thu hút vốn đầu tư FDI 6 tháng đầu năm của tỉnh Vĩnh Phúc ước đạt 435,8 triệu USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm 2023, vượt gần 9% kế hoạch năm (mục tiêu năm 2024 thu hút 400 triệu USD).

Chứng khoán khối ngoại ngày 26/6: Bất ngờ gom mạnh cổ phiếu TCB, vẫn bán ròng hơn 550 tỷ đồng
Chứng khoán khối ngoại ngày 26/6: Bất ngờ gom mạnh cổ phiếu TCB, vẫn bán ròng hơn 550 tỷ đồng

Thị trường sụt giảm sau phiên lao dốc ngày 24/6, khối ngoại giao dịch có phần sôi động hơn và tiếp tục bán ròng hơn 550 tỷ đồng, với tâm điểm là cổ phiếu FPT và chứng chỉ quỹ FUEVFVND.