Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Huyện Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc): Chốt thời gian cưỡng chế thu hồi đất thực hiện dự án xây dựng chùa Già Du

Quần thể đình - chùa Già Du được Bộ VH-TT&DL công nhận Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia năm 2000. Trải qua thời gian, chùa Già Du đã xuống cấp nghiêm trọng cần phải xây mới và mở rộng. Tuy nhiên, trong quá trình giải phóng mặt bằng, còn 2 hộ dân (là 2 bố con) đã nhận tiền bồi thường nhưng không bàn giao mặt bằng và phải thực hiện cưỡng chế.

Công trình xây dựng mới chùa Già Du và phần mở rộng chùa Già Du, xã Vĩnh Sơn đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc chấp thuận địa điểm tại Văn bản số 6518/UBND-PC2 ngày 29/10/2014 về việc chấp thuận địa điểm xây dựng mới; văn bản số 4868/UBND-TH3 ngày 21/7/2016 về việc chấp thuận hồ sơ phạm vi, địa điểm mở rộng diện tích chùa Già Du, xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường.

Các cơ quan chức năng của huyện Vĩnh Tường thống nhất phương án tiến hành cưỡng chế thu hồi đất đối với gia đình ông Hạ Văn CấpCác cơ quan chức năng của huyện Vĩnh Tường thống nhất phương án tiến hành cưỡng chế thu hồi đất đối với gia đình ông Hạ Văn Cấp

UBND huyện Vĩnh Tường đã ban hành Quyết định số 955/QĐ-UBND ngày 21/11/2017 về việc thu hồi đất để thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, Quyết định số 956/QĐ-UBND ngày 21/11/2017 về việc phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, Quyết định số 963/QĐ-UBND ngày 22/10/2018 về việc phê duyệt bổ sung phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, Quyết định số 1455/QĐ-UBND ngày 4/10/2019 về việc phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ GPMB bổ sung (theo nội dung Quyết định số 4686/QĐ-UBND ngày 30/8/2019 của UBND huyện Vĩnh Tường về việc giải quyết khiếu nại của ông Hạ Văn Cấp, thôn 4, xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường) với tổng diện tích bồi thường, hỗ trợ là 5.038,0 m2; số tổ chức, hộ gia đình có đất đai, tài sản, vật kiến trúc, mồ mả phải di dời là 12; tổng số kinh phí phê duyệt là 3.565.420.970đ.

Đến nay, 12/12 hộ gia đình, tổ chức đã nhận tiền bồi thường được phê duyệt theo quyết định số 956/QĐ-UBND ngày 21/11/2017, có 10/12 hộ dân, tổ chức đã bàn giao mặt bằng cho UBND xã Vĩnh Sơn tổ chức thi công công trình (UBND xã Vĩnh Sơn chưa thực hiện thi công được trên diện tích 725,2m2 đất 5% do gia đình ông Cấp nhận thầu - đã nhận tiền bồi thường, nhưng chưa bàn giao mặt bằng).

Cụ thể hộ ông Cấp đã nhận số tiền bồi thường hỗ trợ GPMB về đất đai, tài sản cây cối, di chuyển tài sản, vật nuôi, cây cối là 3.081.554.429đ (tăng 34.809.600đ so với phương án bồi thường đã được phê duyệt vì đây là số tiền đất 5% của UBND xã Vĩnh Sơn do UBND xã Vĩnh Sơn chi trả nhầm, UBND xã Vĩnh Sơn đã nhiều lần đề nghị gia đình ông Cấp trả lại số tiền trên cho UBND xã, nhưng hộ ông Cấp chưa thực hiện) và cũng chưa bàn giao mặt bằng cho UBND xã Vĩnh Sơn.

Hộ ông Cấp chưa nhận tiền bổ sung, điều chỉnh về tài sản, vật kiến trúc, hỗ trợ công di chuyển công bốc xếp di dời vật liệu sản xuất tại Quyết định số 963/QĐ-UBND ngày 22/10/2018 và Quyết định số 1455/QĐ-UBND ngày 04/10/2019 với số tiền là: 159.099.613đ và chưa nhận số tiền do chậm chi trả theo quy định là 82.262.110đ.

Gia đình ông Cấp đề nghị bổ sung về tài sản, vật kiến trúc còn thiếu; Một số tài sản trong phương án tính hỗ trợ di chuyển đề nghị phải bồi thường như thiết bị điện, trang thiết bị phục vụ sản xuất chăn nuôi. Bổ sung công di chuyển tài sản, máy móc, vật nuôi vì cho rằng quyết định phê duyệt như vậy là quá thấp; Không tính công cải tạo, đầu tư vào đất theo Điều 77 Luật Đất đai; Đề nghị cứng hóa mặt kênh N9 để phục vụ tốt hơn việc di dời máy móc, trang thiết bị đi lại vào trang trại mà gia đình ông chuyển đến; Đề nghị cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại đối với vị trí mà gia đình ông chuyển trang trại đến; Khiếu nại Quyết định số 497/QĐ-UBND ngày 23/01/2019 của Chủ tịch UBND huyện về việc cưỡng chế thu hồi đất; Quyết định số 955/QĐ-UBND ngày 21/11/2017 của UBND huyện Vĩnh Tường về việc thu hồi đất; Quyết định số 956/QĐ-UBND ngày 21/11/2017; Quyết định số 963/QĐ-UBND ngày 22-10-2018 về việc phê duyệt bổ sung phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

Các kiến nghị, kiếu nại nêu trên của gia đình ông Hạ Văn Cấp đã được Lãnh đạo UBND huyện, Hội đồng bồi thường GPMB, UB MTTQ huyện, các phòng ban chuyên môn của huyện, Đảng ủy, UBND xã Vĩnh Sơn nhiều lần tuyên truyền, vận động, giải thích, trả lời, giải quyết theo quy định của pháp luật nhưng hộ ông Cấp vẫn không đồng ý.

Về các đề nghị cứng hóa mặt kênh N9 để phục vụ tốt hơn việc di dời máy móc, trang thiết bị đi lại vào trang trại mà gia đình ông chuyển đến; Cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại đối với vị trí mà gia đình ông chuyển trang trại đến đã được UBND xã, UBND huyện giải quyết theo đề nghị của gia đình ông.

Các khiếu nại đã được Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Tường ban hành Quyết định số 2360/QĐ-UBND ngày 24/5/2019 về việc giải quyết Khiếu nại (lần đầu) và Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành quyết định số 3225/QĐ-UBND ngày 19/12/2019 về việc giải quyết khiếu nại (lần 2) theo thẩm quyền nhưng hộ ông Cấp vẫn không chấp hành quyết định thu hồi đất, nhận tiền bồi thường hỗ trợ GPMB bổ sung và bàn giao mặt bằng.

Để sớm hoàn thành dự án xây mới và mở rộng chùa Già Du, đáp ứng mong mỏi của người dân địa phương và phật tử cả nước, chiều 22/5/2020, UBND huyện Vĩnh Tường đã tổ chức hội nghị kiện toàn Ban thực hiện cưỡng chế thu hồi đất và bảo vệ thi công đối hộ ông Hạ Văn Cấp, thôn 4 xã Vĩnh Sơn do không chấp hành quyết định thu hồi đất. Dự kiến ngày cưỡng chế thu hồi đất và bảo vệ thi công là 26/5/2020.

Tại hội nghị, Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Tường -  Trần Việt Cường nêu quan điểm:

Việc triển khai lên phương án cưỡng chế đối với gia đình ông Hạ Văn Cấp nhằm đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, thực hiện nghiêm túc quyết định thu hồi đất đã có hiệu lực thi hành, giữ vững sự ổn định về an ninh trật tự tại địa phương, giữ vững kỷ cương, quy định pháp luật. Giải quyết dứt điểm việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, bàn giao đất cho Hội đồng bồi thường GPMB, UBND xã Vĩnh Sơn để công trình xây dựng chùa Già Du sớm đi vào hoàn thành. Yêu cầu các đơn vị liên quan có kế hoạch chi tiết, để tiến hành triển khai phương án cưỡng chế thành công, đúng quy trình, quy định pháp luật, đảm bảo an ninh trật tự.

Dựa trên ý kiến đóng góp tại hội nghị của các phòng, ban chức năng, ông Lê Chí Thái, Phó Chủ tịch UBND huyện - Trưởng ban cưỡng chế lưu ý các tổ chức, đoàn thể tiếp tục thực hiện việc tuyên truyền, vận động để người dân chấp hành việc tự di dời tài sản, bàn giao mặt bằng. Trong trường hợp người dân cố tình không chấp hành thì sẽ thực hiện cưỡng chế theo quy định của pháp luật.

Long Trần – Lê Sơn

Bài liên quan

Tin mới

Hải Phòng xếp thứ hai cả nước về Chỉ số cải cách hành chính PAR INDEX
Hải Phòng xếp thứ hai cả nước về Chỉ số cải cách hành chính PAR INDEX

Theo xếp hạng mới được công bố tại Hội nghị công bố Chỉ số cải cách hành chính PAR INDEX, chỉ số hài lòng của người dân với sự phục vụ của cơ quan hành chính (SIPAS) năm 2023, TP. Hải Phòng xếp hạng hai cả nước về chỉ số này. Đây là thành quả từ những nỗ lực cải cách hành chính, chuyển đổi số của thành phố trong năm qua.

Top 500 DN lợi nhuận tốt nhất Việt Nam - Bài 7: HDBank – góp sức cùng nông sản Việt
Top 500 DN lợi nhuận tốt nhất Việt Nam - Bài 7: HDBank – góp sức cùng nông sản Việt

Tại Hà Nội, Công ty CP Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp với Báo điện tử VietNamNet, tổ chức Lễ công bố Top 500 DN lợi nhuận tốt nhất Việt Nam (PROFIT500). TH&CL giới thiệu đôi nét từng đơn vị trong danh sách này.

Thúc đẩy quan hệ hợp tác, đầu tư với Đặc khu kinh tế Thâm Quyến (Trung Quốc)
Thúc đẩy quan hệ hợp tác, đầu tư với Đặc khu kinh tế Thâm Quyến (Trung Quốc)

Vừa qua, đồng chí Lê Tiến Châu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội TP. Hải Phòng chủ trì tiếp Đoàn công tác Trung tâm Nghiên cứu Đặc khu Kinh tế Trung Quốc (Đại học Thâm Quyến) và một số doanh nghiệp do Giám đốc Trung tâm Đào Nhất Đào làm Trưởng đoàn. 

Mối nguy hiểm hiện hữu: WHO phát hiện chủng cúm gia cầm AH5N1 ở bò và dê
Mối nguy hiểm hiện hữu: WHO phát hiện chủng cúm gia cầm AH5N1 ở bò và dê

Ngày 18/4, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo về tình trạng ngày càng nhiều loài mới, trong đó có cả con người, bị lây nhiễm virus cúm gia cầm H5N1 và có thể phải đối mặt với tỷ lệ tử vong cao bất thường.

Chuyên gia trao đổi các giải pháp sống chung với hạn mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long
Chuyên gia trao đổi các giải pháp sống chung với hạn mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long

Về lâu dài, cần tăng cường công tác quản lý, sử dụng tài nguyên nước. Có hệ thống công trình thủy lợi chống mặn; Phát triển hệ thống hồ chứa nước ngọt, cung cấp nước sạch liên vùng; Thay đổi cơ cấu mùa vụ hợp lý, phát triển các giống cây trồng chống chịu với hạn hán và xâm nhập mặn.

Những chuyện kể đầy xúc cảm về phi công Đoàn Bay 919
Những chuyện kể đầy xúc cảm về phi công Đoàn Bay 919

Không quân vận tải 919 (Cục Không quân, Bộ Quốc phòng), Đoàn Bay 919 là đơn vị bay vận tải quân sự - hàng không dân dụng đầu tiên của đất nước.