Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Khai thác thủy sản bền vững, có trách nhiệm

Ngành thủy sản đã và đang đối mặt với một số tồn tại, bất cập và thách thức, cần sự chung tay của các tổ chức xã hội tích cực tham gia bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Nguồn lợi thủy sản suy giảm

Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản, vùng biển nước ta có gần 1.200 loài hải sản; trong đó có 945 loài cá, 135 loài giáp xác, còn lại thuộc nhóm khác, khả năng cho phép khai thác trung bình khoảng 2,45 triệu tấn. Sản lượng khai thác hải sản hiện nay đã vượt quá giới hạn khai thác cho phép trên 30% tập trung vào  nhóm hải sản tầng đáy. Áp lực khai thác lên quần đàn của một số loài hải sản chủ yếu hiện đang ở mức khá cao. Tình trạng khai thác các cá thể chưa đạt thành thục (cá con, mực con, tôm con), có trứng khá phổ biến đối với hầu hết các loài ở các vùng biển.

Khai thác thủy sản bền vững, có trách nhiệm - Hình 1

Đánh bắt cá bằng thuốc nổ (Ảnh minh họa)

Với sản lượng khai thác thủy sản nội đồng hàng năm khoảng 300.000 tấn, nguồn lợi thủy sản vùng nội đồng góp phần phát triển kinh tế xã hội ở địa phương, tạo sinh kế cho hàng triệu người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Theo số liệu thống kê, hiện có khoảng trên 700 loài thuỷ sản sinh sống tại các thủy vực nội đồng, trong đó có nhiều loài bản địa quý, hiếm có giá trị cao về kinh tế và khoa học.

Tuy nhiên, do sức ép gia tăng dân số, phát triển thủy điện, thủy lợi; xả thải từ các hoạt động kinh tế của các ngành: công nghiệp, nông nghiệp, du lịch, giao thông và đô thị hóa đã làm biến đổi dòng chảy, ô nhiễm môi trường, mất đường di cư, mất bãi đẻ, bãi giống, nơi cư trú của nhiều loài thủy sinh dẫn đến nguồn lợi bị suy giảm, một số loài có nguy cơ cạn kiệt. 

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh/thành phố, từ năm 2012 đến nay, các địa phương đã xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện 3.445 đợt kiểm tra, tuần tra, kiểm soát về lĩnh vực khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản; Số vụ xử lý vi phạm là 11.650 vụ, tổng số tiền xử phạt hành chính lên tới hàng chục tỷ đồng.

Ngành thủy sản đã và đang đối mặt với một số tồn tại, bất cập và thách thức như: khai thác thủy sản phát triển tự phát chưa kiểm soát được; thất thoát sau thu hoạch trong khai thác còn cao; tình trạng đánh bắt bất hợp pháp vẫn còn diễn ra phổ biến bằng cách sử dụng các nghề te, xiệp, xung điện, giã cào trong vùng biển ven bờ; ngư cụ kích thước mắt lưới nhỏ hơn quy định, sử dụng nguồn sáng có công suất lớn đã làm suy giảm nguồn lợi thủy sản trên các thủy vực nội địa, vùng biển.

Việc khai thác, tiêu thụ một số loài nguy cấp, quý, hiếm đã làm cho các loài có nguy cơ tuyệt chủng, các hệ sinh thái thủy sinh tại nhiều nơi đang bị phá hủy; sự phát triển của nhiều ngành kinh tế, du lịch cũng tác động đến việc suy giảm nguồn lợi và môi trường sống của các loài thuỷ sản.

Tăng cường xử lý vi phạm

Để từng bước phục hồi và tái tạo nguồn lợi thủy sản, ngày 13/2/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 188/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2020 với mục tiêu bảo tồn, bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thủy sản hướng tới phát triển khai thác thủy sản một cách bền vững và có trách nhiệm

Sau 5 năm triển khai thực hiện Chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản nhiều hoạt động đã được triển khai đồng bộ và từng bước mang lại những tác động tích cực đối với công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản của nước nhà.

Khai thác thủy sản bền vững, có trách nhiệm - Hình 2

Hội nghị Sơ kết 5 năm triển khai thực hiện Chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản

Từ năm 2015 đến nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Tổng cục Thủy sản) đã xây dựng và tổ chức triển khai theo kế hoạch 14 cuộc kiểm tra trách nhiệm đối với 27 tỉnh/thành phố về việc tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị 19/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và công tác tái tạo, bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên vùng thủy nội địa, vùng biển

Ông Lê Trần Nguyên Hùng, Phó Vụ trưởng Phụ trách Vụ Bảo tồn và Phát triển nguồn lợi thủy sản thuộc Tổng cục Thủy sản cho rằng cần tăng cường nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vào khai thác thủy sản, nhằm giảm thiểu tổn thất sau thu hoạch và nâng cao chất lượng sản phẩm sau khai thác; ứng dụng công nghệ vệ tinh, viễn thám vào quản lý, kiểm soát khai thác, bảo tồn, bảo vệ nguồn lợi và môi trường sống của các loài thủy sinh.

Còn đại diện Chi cục Thủy sản tỉnh Bình Thuận đề xuất, cần thành lập Quỹ bảo vệ nguồn lợi thủy sản, nhằm triển khai các chính sách chuyển đổi nghề nghiệp đối với ngư dân nghèo ven biển; quy định cụ thể trách nhiệm, phân công nhiệm vụ của các cơ quan liên quan về công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản; tăng cường đầu tư về lực lượng, phương tiện, kinh phí cho cơ quan thực hiện công tác bảo vệ đa dạng sinh học.

Đến nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thành lập được 10 khu bảo tồn biển, bên cạnh đó 4 khu bảo tồn biển đã hoàn thành quy hoạch chi tiết, 2 khu bảo tồn biển đang xây dựng quy hoạch chi tiết.Trong giai đoạn từ 2001 đến nay, các KBTB Việt Nam đã nhận được rất nhiều sự hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật từ Chính phủ Đan Mạch (DANIDA), Chính phủ Hoa Kỳ (NOAA) và các tổ chức quốc tế tại Việt Nam như UNDP, WB, GEF, IUCN, WWF…;

Theo đánh giá, các khu bảo tồn biển hoạt động cơ bản đạt yêu cầu. Tuy nhiên hiệu quả quản lý các khu bảo tồn biển còn nhiều bất cập như: các văn bản liên quan đến quản lý bảo tồn biển còn chồng chéo, thiếu các chính sách hỗ trợ phát triển hệ thống khu bảo tồn biển cũng như sinh kế cho người dân.

Do chưa có lực lượng thực thi pháp luật chuyên trách trong Ban quản lý khu bảo tồn biển, nên việc ngăn chặn các hành vi khai thác vi phạm pháp luật trong và xung quanh các khu bảo tồn biển chưa hiệu quả. Tình trạng khai thác thuỷ sản bằng các công cụ hủy diệt ngay cả trong vùng lõi khu bảo tồn biển vẫn còn diễn ra; khai thác san hô làm mỹ nghệ; các hoạt động du lịch của các doanh nghiệp đã tác động đến các hệ sinh thái rạn san hô kết quả độ phủ san hô đã suy giảm nghiêm trọng.

Trước thực trạng trên, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Vũ Văn Tám đã chỉ đạo Tổng cục Thuỷ sản tăng cường các biện pháp cảnh báo, xử lý vi phạm khai thác hải sản; đồng thời thông tin truyền thông để nâng cao nhận thức cho chính quyền địa phương các cấp, phát huy vai trò các tổ chức xã hội tích cực tham gia bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Cơ quan thanh tra thủy sản phải sớm hoàn thiện đề xuất cấm khai thác đối với các nghề làm cạn kiệt nguồn lợi. Sắp tới sẽ thành lập Hội Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản hướng tới mục tiêu quản lý chặt hoạt động khai thác, đảm bảo duy trì nguồn lợi thuỷ sản giúp Việt Nam thoát khỏi thẻ vàng từ EU.

Hưng Khánh

Bài liên quan

Tin mới

Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật ông Đào Ngọc Dung, bà Phạm Thị Hải Chuyền, ông Huỳnh Văn Tí
Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật ông Đào Ngọc Dung, bà Phạm Thị Hải Chuyền, ông Huỳnh Văn Tí

Ngày 19/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị và Ban Bí thư đã xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm. Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật Khiển trách ông Đào Ngọc Dung; Cảnh cáo bà Phạm Thị Hải Chuyền, ông Huỳnh Văn Tí.

Tổ chức thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia cho học sinh mỗi năm/lần
Tổ chức thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia cho học sinh mỗi năm/lần

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư số 06/2024/TT-BGDĐT ban hành Quy chế Cuộc thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông.

Triệt phá đường dây buôn bán thuốc nổ trái phép quy mô lớn
Triệt phá đường dây buôn bán thuốc nổ trái phép quy mô lớn

Ngày 19/4, thông tin từ Bộ đội Biên phòng Nghệ An, đơn vị này vừa chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng triệt phá đường dây buôn bán, vận chuyển trái phép thuốc nổ quy mô lớn trên địa bàn.

Hưng Yên đầu tư 170 tỷ đồng xây cầu Hải Hưng
Hưng Yên đầu tư 170 tỷ đồng xây cầu Hải Hưng

Cầu Hải Hưng nối Hưng Yên với Hải Dương, bắc qua sông Chanh dự kiến thực hiện từ quý II năm nay tới quý IV/2025.

VN-Index tiếp tục trượt dốc mất 18 điểm, cổ phiếu chứng khoán giảm sàn la liệt
VN-Index tiếp tục trượt dốc mất 18 điểm, cổ phiếu chứng khoán giảm sàn la liệt

Phiên 19/4, chỉ số VN-Index giảm 18,16 điểm, tương đương 1,52%, xuống 1.174,85 điểm. Có thể thấy, VN-Index đang trượt dốc với tốc độ hiếm có trong bối cảnh tỷ giá căng thẳng, tiềm ẩn khả năng Ngân hàng Nhà nước nâng lãi suất điều hành.

Huy hiệu, phù hiệu, biển hiệu của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở từ 1/7
Huy hiệu, phù hiệu, biển hiệu của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở từ 1/7

Nghị định 40/2024/NĐ-CP ngày 16/4/2024 của Chính phủ quy định huy hiệu, phù hiệu, biển hiệu, giấy chứng nhận của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở từ ngày 1/7/2024.