Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Khó xử lý hình sự đối với tội phạm buôn bán hàng giả

Thời gian qua, Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, các Bộ, ngành Trung ương và các địa phương đặc biệt quan tâm chỉ đạo, các lực lượng chức năng vào cuộc quyết liệt chống nạn hàng giả, xâm phạm sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, kết quả phát hiện, bắt giữ, xử lý còn chưa tương xứng với tình hình thực tế đang diễn ra phức tạp.

Tinh vi, khó phát hiện

Tại “Hội nghị Xúc tiến chống hàng giả - 2018” do Quỹ Chống hàng giả (ACF) phối hợp tổ chức tại TP HCM mới đây, ông Nguyễn Minh Tiến - Phó Cục trưởng Cục C03 (Bộ Công an) cho biết, thời gian qua những vi phạm về lĩnh vực sản xuất buôn bán hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ xảy ra ở hầu hết các loại hàng hóa từ thành thị đến nông thôn và đặc biệt nguy hiểm đối với các nhóm lĩnh vực thuốc phòng bệnh, tình trạng vi phạm về sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thuốc diễn ra dưới dạng đông y gia truyền, không được cơ quan có thẩm quyền cấp phép lưu hành, chất lượng không được kiểm soát, quảng cáo sai sự thật về công dụng, chất lượng lương thực, thực phẩm.

Cũng theo ông Tiến, Nghị định số 15 ngày 2/2/2018 thay thế Nghị định 38 quy định chi tiết thi hành một số điều luật của Luật An toàn thực phẩm đã giúp cắt giảm nhiều thủ tục đăng ký, công bố, kiểm tra chuyên ngành về thực phẩm, chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm, giúp giảm kiểm tra, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, đến nay vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra khi chuyển phương thức quản lý an toàn thực phẩm từ tiền kiểm sang hậu kiểm. Bởi khi cơ quan chức năng phát hiện sản phẩm vi phạm thì hầu hết hệ lụy đã thuộc về nhân dân.

Khó xử lý hình sự đối với tội phạm buôn bán hàng giả - Hình 1

Hội nghị Xúc tiến chống hàng giả - 2018 do ACF tổ chức tại TP HCM.

Hiện nay, tình trạng sản xuất, buôn bán hàng giả vẫn đang diễn biến phức tạp, những vi phạm về sở hữu trí tuệ ngày càng phổ biến và có xu hướng gia tăng, phương thức thủ đoạn ngày càng tinh vi ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường đầu tư, sự phát triển kinh tế của đất nước và sức khỏe của người tiêu dùng.

Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ các, hành vi xâm phạm sở hữu trí tuệ ngày càng tinh vi ở nhiều mức độ khác nhau nên rất khó phát hiện và xử lý triệt để. Hàng giả, hàng hóa xâm phạm sở hữu trí tuệ phần lớn được sản xuất ở nước ngoài. Các đối tượng phạm tội sử dụng kỹ thuật công nghệ cao, các thiết bị, phương tiện hiện đại để sản xuất và in ấn mẫu mã, bao bì, nhãn mác giống với hàng thật, rất khó phân biệt bằng các phương pháp thông thường. Bên cạnh đó, đặc tính siêu lợi nhuận của hàng giả, xâm phạm sở hữu trí tuệ chính là nguyên nhân, động lực lôi kéo mọi thành phần, mọi tầng lớp tham gia.

Cùng với đó, sự hạn chế, thiếu kiến thức của người dân dẫn đến nhu cầu sử dụng các sản phẩm hàng giả, hàng nhái ngày càng tăng. Nước ta với một nền kinh tế đang phát triển, đời sống người dân còn nhiều khó khăn, thiếu sự nhận thức của một bộ phận không nhỏ người tiêu dùng với tâm lý thích hàng hiệu rẻ trong khi hàng thật giá quá cao so với thu nhập của người dân đã tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng nhái hoạt động.

Khó xử lý hình sự

Công tác đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả xâm phạm sở hữu trí tuệ những năm gần đây là vấn đề nóng mà dư luận xã hội đặc biệt quan tâm, nhiều chính sách, văn bản pháp luật được ban hành để điều chỉnh theo hướng tăng cường hình thức xử lý đối với loại tội phạm trong lĩnh vực này.

Bộ Luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, trong đó có quy định 6 điều về xử lý hàng giả và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Đây là lần đầu tiên Bộ Luật hình sự quy định trách nhiệm của pháp nhân thương mại đối với các hành vi xâm phạm sở hữu trí tuệ. Trước đây, các hành vi này thường chỉ xử phạt vi phạm hành chính.

Khó xử lý hình sự đối với tội phạm buôn bán hàng giả - Hình 2

Khó xử lý hình sự đối đối với loại tội phạm buôn lậu hàng giả.

Tuy nhiên vẫn còn có một số vướng mắc, khó khăn nhất định trong áp dụng xử lý hình sự. Do đại đa số chủ thể quyền ở nước ta chưa chủ động bảo vệ quyền và tài sản của mình mà còn mang nặng tâm lý ỷ lại, trông chờ vào Nhà nước và các cơ quan thực thi pháp luật, họ chưa có ý thức trong đăng ký bảo hộ sản phẩm, trừ các đơn vị có yếu tố nước ngoài. Việc này tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng lợi dụng để có hành vi phạm tội.

Trong thực tế đấu tranh với các loại tội phạm xâm phạm sở hữu trí tuệ, nhiều trường hợp cơ quan điều tra tố tụng không tìm được chủ sở hữu của đối tượng bị xâm hại, chủ thể quyền, hoặc chủ thể quyền không hợp tác, trong khi đó theo quy định của pháp luật có những tội danh chỉ khởi tố theo yêu cầu của bị hại.

Hải Nam-Trịnh Uyên

Bài liên quan

Tin mới

Hội nghị lần thứ 20, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX
Hội nghị lần thứ 20, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX

Sáng 29/3, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX tổ chức Hội nghị lần thứ 20. Các đồng chí: Nguyễn Anh Tuấn, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Nguyễn Quốc Chung, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Hương Giang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì Hội nghị.

Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Năm 2023, tăng trưởng lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 14,4%
Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Năm 2023, tăng trưởng lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 14,4%

Ngày 29/3/2024, Tập đoàn Bảo Việt công bố kết quả kinh doanh năm 2023 (kiểm toán), theo đó Công ty Mẹ và các đơn vị thành viên đều ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực.

Công bố quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ tại tỉnh Bắc Ninh
Công bố quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ tại tỉnh Bắc Ninh

Sáng 29/3, tại Hội nghị lần thứ 20, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX, Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ.

Tiếp tục nghiên cứu khung khổ pháp lý về tiền ảo
Tiếp tục nghiên cứu khung khổ pháp lý về tiền ảo

Việc nghiên cứu, đề xuất phương thức quản lý hoạt động liên quan đến tài sản mã hóa, tài sản ảo, tiền ảo là một nhiệm vụ khó khăn, đòi hỏi nguồn nhân lực, thời gian.

Thế Giới Di Động cắt giảm gần 10.000 nhân viên
Thế Giới Di Động cắt giảm gần 10.000 nhân viên

Năm qua được xem là năm khó khăn nhất của ngành bán lẻ hàng điện máy, hàng công nghệ. Do đó, các hệ thống bán lẻ đều gặp khó khăn, phải tinh gọn bộ máy và Thế Giới Di Động cũng không ngoại lệ khi cắt giảm gần 10.000 nhân viên.

Làm cách nào để có năng lực kinh tế tốt hơn?
Làm cách nào để có năng lực kinh tế tốt hơn?

Khoảng 75% ý kiến cho rằng bắt đầu công việc kinh doanh riêng hoặc làm công việc tự do là cách để có năng lực kinh tế tốt hơn. Hơn 8 trên 10 người tham gia khảo sát tại Việt Nam (82%) hiện đang thực hiện các bước để có “năng lực kinh tế cao hơn”.