Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Không ai bị bỏ lại phía sau trong đại dịch Covid-19 - Thông điệp nhân văn sâu sắc

Ngày 15/8/2020, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững (MSD) phối hợp cùng các tổ chức xã hội đã tổ chức Hội thảo khởi động dự án "Vì một Việt Nam không ai bị bỏ lại phía sau trong đại dịch COVID 19" kết hợp trao quà cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn trong dại dịch COVID-19 tại Hà Nội.

Đại diện các gia đình tại Hà Nội nhận quà từ dự án trong chương trìnhĐại diện các gia đình tại Hà Nội nhận quà từ dự án trong chương trình

Dự án được tài trợ bởi Tổ chức United Way Worldwide (UWW), Công ty 3M và Tổ chức Community Chest of Korea (CCK).

Đại dịch COVID-19 đã và đang diễn biến phức tạp trên toàn cầu. Tại Việt Nam, sau khoảng 100 ngày không có ca lây nhiễm mới trong cộng đồng, làn sóng COVID-19 thứ 2 đã quay trở lại với số ca nhiễm tăng lên hàng ngày, gây khó khăn cho mọi hoạt động kinh tế-xã hội. Trong đó nhóm lao động nghèo, lao động không chính thức, lao động nhập cư, trẻ em và gia đình không có giấy tờ tuỳ thân đã và đang là nhóm chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch. Thực tế, còn nhiều hộ gia đình chưa tiếp cận được gói hỗ trợ của chính phủ.

Nhằm hỗ trợ phần nào cho các hộ gia đình gặp khó khăn, dễ bị tổn thương và chịu ảnh hưởng nặng nề trong đại dịch COVID-19, trong giai đoạn từ tháng 8-12/2020, Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững (MSD) triển khai dự án "Vì một Việt Nam không ai bị bỏ lại phía sau trong đại dịch COVID- 19".

Được tài trợ bởi Tổ chức United Way Worldwide (UWW), Công ty 3M và Tổ chức Community Chest of Korea (CCK), dự án hướng tới cung cấp các gói hỗ trợ thực phẩm, vệ sinh và tuyên truyền giáo dục phòng tránh COVID-19 cho khoảng hơn 400 hộ gia đình tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, tương đương với khoảng 1,000 - 1,200 người hưởng lợi. Tổng số tiền tài trợ của dự án là 78.500 USD, trong đó 50.000 USD đến từ Công ty 3M và 28.500 USD đến từ Tổ chức CCK.

"Không ai bị bỏ lại phía sau" đã trở thành một thông điệp đầy tính nhân văn, một nét đẹp thể hiện truyền thống "lá lành đùm lá rách" vốn có của người Việt. Trước khó khăn chung, có không ít cá nhân, tổ chức đã tổ chức các hoạt động từ thiện hỗ trợ cho các cá nhân, gia đình thiệt thòi. Tuy nhiên, thực tế vẫn có  nhiều người nghèo chưa tiếp cận được nguồn hỗ trợ vì vô vàn những lí do khác nhau như thiếu giấy tờ tuỳ thân, tuổi cao sức yếu, tuổi nhỏ hoặc khuyết tật...

Điều này dẫn tới hệ quả họ đã "ở lại phía sau" trong cuộc chiến đương đầu với dịch bệnh. Để thực hiện dự án hiệu quả và tiếp cận đúng những người cần nhất, Viện MSD phối hợp với 15 tổ chức xã hội, mái ấm, tổ chức dựa vào cộng đồng tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, trực tiếp thăm và khảo sát các gia đình tại các khu vực “nghèo" nhất tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, nhưng chưa từng tiếp nhận bất kỳ sự hỗ trợ nào trước đây, từ đó lên danh sách và trao quà, cung cấp thông tin hướng dẫn phòng dịch và tiếp tục đồng hành cùng các tổ chức trong các hoạt động khác nhau để cùng vượt qua đại dịch. Đối tượng hỗ trợ của dự án rất đa dạng gồm trẻ em và gia đình không có giấy tờ tuỳ thân, vô gia cư, người khuyết tật, các gia đình trẻ bại não, người lao động nhập cưu, người nhiễm HIV/AIDS, v.v.

Chia sẻ về dự án, Bà Nguyễn Phương Linh, Viện trưởng MSD nói: “Đại dịch COVID-19  đã tác động và thay đổi mọi mặt của cuộc sống, mỗi người trong chúng ta đều đang dần thích nghi với trạng thái bình thường mới. Tuy nhiên, đối với các nhóm yếu thế như nhóm lao động nghèo, lao động không chính thức, lao động nhập cư, trẻ em và gia đình không có giấy tờ tuỳ thân, người khuyết tật, việc duy trì những nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày cũng là một thách thức.

Thông qua dự án "Vì một Việt Nam không ai bị bỏ lại phía sau trong đại dịch COVID-19", MSD cùng Tổ chức United Way Worldwide, Công ty 3M, Tổ chức CCK và các tổ chức đối tác mong muốn được chia sẻ, góp phần giảm bớt gánh nặng cho những người đã và đang chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch này. Hi vọng rằng, dự án này sẽ là một khởi đầu tốt đẹp để từ đây, MSD và các tổ chức đối tác có thể lan toả, nhân rộng mô hình này và hỗ trợ được nhiều hơn những người dễ bị tổn thương trong xã hội để đảm bảo hông ai bị bỏ lại phía sau".

Đại diện Nhà tài trợ 3M, ông Jacky Kang - Giám đốc 3M Việt Nam phát biểu: “Trong quá trình làm việc, 3M luôn giữ vững giá trị cốt lõi của mình, đó là tích cực hỗ trợ và cải thiện chất lượng cuộc sống của cộng đồng trong đại dịch COVID-19. Các dự án kết hợp với Tổ chức United Way là một phần trong chương trình trị giá 20 triệu USD của công ty, nhằm hỗ trợ các dự án cứu trợ, ứng phó với đại dịch COVID-19 trên toàn cầu.

Chúng tôi rất hân hạnh khi được đóng góp một khoản tài trợ nhỏ để giúp đỡ người nhập cư, các hộ gia đình có thu nhập thấp, không có giấy tờ tuỳ thân ở Việt Nam tiếp cận với thực phẩm và vệ sinh cơ bản, giáo dục sức khỏe, tăng cường nhận thức và khả năng phục hồi liên quan đến đại dịch. Cùng với sự hỗ trợ của tổ chức United Way Worldwide và MSD, 3M tin tưởng có thể tạo ra sự  khác biệt và cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân sau đại dịch lần này”.

Còn theo bà Hooyung Young, Phó Chủ tịch Tổ chức United Way Worldwide khu vực Đông Nam Á, Hàn Quốc và Nhật Bản: “Đại dịch lần này là một thách thức hoàn toàn mới trên toàn thế giới. Tuy nhiên, với tinh thần cộng đồng cao đẹp, chúng tôi tin tưởng rằng United Way sẽ ứng phó thành công với đại dịch. Trong hơn 130 năm qua, United Way và những người ủng hộ tổ chức đang phải đối mặt với nhiều khủng hoảng, nhưng chúng tôi luôn nỗ lực đưa ra các giải pháp cần thiết hỗ trợ các đối tượng bị ảnh hưởng bởi đại dịch. Việt Nam được biết đến với nhiều cải cách và đổi mới, tôi tin rằng với sự đoàn kết và đồng lòng, chúng ta có thể vượt qua thử thách khó khăn này”.

Là một trong những đơn vị đồng hành cùng dự án, bà Cao Lan Anh, Phó chủ tịch hội Gia đình trẻ bại não Việt Nam chia sẻ: “Với những mục tiêu, ý nghĩa mà dự án "Vì một Việt Nam không ai bị bỏ lại phía sau trong đại dịch COVID-19" mang lại, chúng tôi rất hân hạnh được đồng hành cùng với MSD, các nhà tài trợ và các tổ chức xã hội để thực hiện dự án này. Trong quá trình tiếp xúc với thân chủ của mình, chúng tôi đồng cảm với nỗi lo cơm áo hàng ngày của họ. Chúng tôi rất vui khi các hộ gia đình có thể dễ dàng nhận được sự trợ giúp từ dự án này và mong có nhiều hơn những nỗ lực và giúp đỡ tới các hộ gia đình trong giai đoạn này”.

Bà Bùi Thị Lan, có 3 con đều là trẻ khuyết tật – một trong những hộ gia đình khó khăn nhận được gói hỗ trợ từ dự án chia sẻ: “Thật sự tôi không còn biết nói gì hơn ngoài hai chữ "Cảm ơn". Đợt dịch đầu tiên cuộc sống gia đình đã rất khó khăn. Hôm nay biết đến Dự án, tôi rất vui mừng vì mình được nhận thức ăn và đồ để phòng dịch, cũng biết cả những kiến thức để khỏi bị lây bệnh, tôi sẽ về nói lại với gia đình. Tôi rất vui mừng và biết ơn nhiều lắm”.

Cũng trong buổi Hội thảo khởi động, Dự án đã trao tặng cho 15 hộ gia đình đang sinh sống tại Hà Nội phần quà hỗ trợ bao gồm thực phẩm, thiết bị y tế, vệ sinh cơ bản và tài liệu giáo dục truyền thông nhằm phòng tránh lây nhiễm COVID-19. Các phần quà này sẽ tiếp tục được trao tận tay đến hơn 400 hộ gia đình tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh 1 tháng/lần trong vòng 2 tháng từ tháng 8 - 10/2020.

T.Nguyên

Bài liên quan

Tin mới

Trường Sa hướng về một nhân cách lớn
Trường Sa hướng về một nhân cách lớn

Được tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần, quân dân huyện đảo Trường Sa bàng hoàng, xúc động; tiếc thương nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc mà bình dị, trọn đời vì nước, vì dân. Biến đau thương thành hành động, quân dân Trường Sa nguyện đem hết sức mình xây dựng huyện Trường Sa trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội trên biển của cả nước, là pháo đài vững chắc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

Long An đấu thầu tìm nhà đầu tư cho dự án hơn 11.000 tỷ đồng.
Long An đấu thầu tìm nhà đầu tư cho dự án hơn 11.000 tỷ đồng.

Dự án có diện tích gần 215 ha. Quy mô dân số khoảng 30.681 người. Tổng mức đầu tư hơn 11.000 tỷ đồng.

Long An phê duyệt khu công nghiệp 466 ha
Long An phê duyệt khu công nghiệp 466 ha

Vừa qua, HĐND tỉnh Long An đã có quyết nghị thống nhất thông qua đồ án quy hoạch phân khu xây dựng tỉ lệ 1/2.000 khu công nghiệp (KCN) Lộc Giang ở khu vực giáp ranh với TP.HCM, Tây Ninh.

Hơn 20,5 triệu cổ phiếu Tập đoàn Tiến Thịnh sẽ giao dịch trên UPCoM trong ngày 2/8
Hơn 20,5 triệu cổ phiếu Tập đoàn Tiến Thịnh sẽ giao dịch trên UPCoM trong ngày 2/8

Ngày 2/8, hơn 20,5 triệu cổ phiếu TT6 của Công ty cổ phần Tập đoàn Tiến Thịnh vừa được Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) chấp thuận đưa vào giao dịch trên thị trường UPCoM tại HNX, với giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 10.400 đồng/cổ phiếu.

Cấm bay một năm đối với hành khách tung tin có lựu đạn trong hành lý
Cấm bay một năm đối với hành khách tung tin có lựu đạn trong hành lý

Ngày 27/7, tin từ Cục Hàng không Việt Nam, đơn vị đã ra quyết định cấm vận chuyển bằng đường hàng không có thời hạn và áp dụng biện pháp kiểm tra trực quan bắt buộc đối với hành khách tung tin có lựu đạn trong vali tại sân bay quốc tế Đà Nẵng.

Sơn La kêu gọi đầu tư dự án nhà ở 2.500 tỷ đồng
Sơn La kêu gọi đầu tư dự án nhà ở 2.500 tỷ đồng

Diện tích khu đất dự án khoảng 38,7ha, dự kiến thực hiện tại xã Phiêng Luông, huyện Mộc Châu.