Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Kinh tế 2023: Nhà nước và doanh nghiệp chung tay, vững vàng vượt “sóng gió”

Để vững vàng vượt qua sóng gió, thách thức của năm 2023, doanh nghiệp cần duy trì tinh thần khởi sự kinh doanh, phát huy tinh thần tự chủ, tự lực bên cạnh sự hỗ trợ của Nhà nước để duy trì sự chủ động. Các cơ quan hoạch định chính sách, quản lý cần dựa trên cơ chế thị trường để có thể hỗ trợ tốt nhất cho doanh nghiệp.

Quang cảnh Diễn đàn
Quang cảnh Diễn đàn

Biện pháp cải cách là rất cần thiết

Phát biểu khai mạc Diễn đàn Kinh tế 2023: Cùng doanh nghiệp "vượt sóng" diễn ra chiều 17/11/2022, ông Hoàng Quang Phòng - Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho hay, bất chấp những bất ổn của thế giới, kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục hồi phục mạnh mẽ. Sự phục hồi ấn tượng của Việt Nam sau đại dịch Covid-19 được các tổ chức quốc tế ghi nhận. Ngân hàng Thế giới (WB) đánh giá kinh tế Việt Nam đạt mức tăng trưởng “đáng kinh ngạc” 13,7% trong Quý III so với cùng kỳ năm ngoái, đồng thời nâng dự báo tăng trưởng năm 2022 của Việt Nam lên 7,2%, tăng đáng kể so với mức dự báo 5,3% đưa ra 04 tháng trước đó. Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cũng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam ở mức 6,5% trong năm 2022, cao nhất Đông Nam Á.

Theo ông Phòng, để đạt được kết quả tích cực này là nhờ Chính phủ đã triển khai quyết liệt Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội, đẩy mạnh Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, nỗ lực hỗ trợ và tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp vượt qua thời điểm khó khăn. Có được sự phát triển như vậy không thể không khẳng định sức đóng góp và sự sáng tạo không biết mệt mỏi của doanh nghiệp. Tuy vậy, những sai phạm của một bộ phận nhỏ doanh nghiệp vừa qua cũng đã bộc lộ nhiều hạn chế của khu vực này.

Hơn thế, dù khu vực doanh nghiệp đông về số lượng, nhưng quy mô và tiềm lực không mạnh, sức chống chịu và khả năng cạnh tranh còn hạn chế. Thống kê cho thấy bình quân một tháng có 18,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động thì có 12,5 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. Nói cách khác, trong nền kinh tế cứ 10 doanh nghiệp gia nhập mới và quay trở lại thì có 7 doanh nghiệp tạm thời hoặc vĩnh viễn rút lui khỏi thị trường. Điều này phản ánh khu vực doanh nghiệp vẫn bị tổn thương nghiêm trọng trước những khó khăn của kinh tế thế giới và trong nước.

Năm 2023 là năm sơ kết, đánh giá giữa kỳ các kế hoạch 5 năm về kinh tế - xã hội, cơ cấu lại nền kinh tế, đầu tư công, tài chính công… Các kết quả đạt được của năm 2023 sẽ là cơ sở quan trọng để nước ta tiếp tục phấn đấu thực hiện các mục tiêu 5 năm đã đề ra. Tuy nhiên, sơ bộ đánh giá cho thấy năm 2023 cũng là năm dự kiến có rất nhiều khó khăn, thách thức, cả quốc tế và trong nước. TS. Nguyễn Quốc Việt, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách nhận định, hiện nay, những bất ổn bên ngoài đang gây ra những khó khăn chung cho nền kinh tế Việt Nam đã có những tác động đến chính sách điều hành vĩ mô và môi trường kinh doanh.

Do đó, để góp phần giúp doanh nghiệp đối phó với những biến động và khó khăn, ông Việt nhận định, chủ trương và chính sách của Chính phủ, Quốc hội trong việc ổn định kinh tế vĩ mô là ưu tiên hàng đầu. Thực tế cho thấy, khi có những khó khăn, bất ổn cần phải đương đầu thì những biện pháp cải cách là rất cần thiết. Tuy nhiên, trong quá trình cải cách, có 3 yếu tố rủi ro cần phải lưu ý để xây dựng các biện pháp phòng ngừa.

Cụ thể, ông Việt phân tích, không nên có sự can thiệp đột ngột, đặc biệt là các can thiệp có tính chất phi thị trường. Bên cạnh đó, cần lưu ý những rủi ro về tự do hợp đồng và quyền tài sản. Đây là những yếu tố rủi ro mà cả doanh nghiệp và Chính phủ cần lưu ý chặt chẽ trong bối cảnh hiện tại. Và để vượt qua những rủi ro này, không có gì khác hơn là phải dựa vào các thông lệ quốc tế, những Hiệp định thương mại, Hiệp định đầu tư Việt Nam đã ký kết. 

Cùng với đó, với các rủi ro liên quan đến chi phí, bên cạnh việc cần chuẩn bị những cơ chế, cách thức quản trị để tiết giảm chi phí, doanh nghiệp cũng cần phối hợp với các Bộ ngành, địa phương và cơ quan trung ương để nghiên cứu cơ chế nhằm giảm các loại chi phí không chính thức.

"Bản thân doanh nghiệp cần duy trì tinh thần khởi sự kinh doanh, phát huy tinh thần tự chủ, tự lực bên cạnh sự hỗ trợ của Nhà nước để duy trì sự chủ động trước các “sóng gió”. Các cơ quan hoạch định chính sách, quản lý cũng cần hành xử theo thị trường, dựa trên cơ chế thị trường để có thể hỗ trợ tốt hơn cho doanh nghiệp", ông Việt chỉ rõ.

Trong bối cảnh khó khăn, những người lao động trong các doanh nghiệp vẫn là đối tượng cần được quan tâm hơn nữa. Điều này có thể thấy rõ khi Việt Nam trải qua 2 năm đại dịch. Do đó, nếu lạm phát gia tăng cùng những bất ổn vẫn còn kéo dài sang năm 2023, bên cạnh các gói hỗ trợ của nhà nước, doanh nghiệp cần phối hợp với các bên để có những gói an sinh xã hội cho người lao động.

Để vượt qua khó khăn, việc cung cấp các thông tin về doanh nghiệp, chính sách cần kịp thời, minh bạch, rõ ràng hơn để cơ quan nghiên cứu có những số liệu thật về tình hình của doanh nghiệp. Từ đó có những phản ánh đến các cơ quan bộ ngành trung ương để có những dự báo phù hợp với thực tiễn, giúp doanh nghiệp vượt qua sóng gió, thách thức của năm 2023. 

“Xây” hệ thống chính sách phù hợp, mạnh mẽ

Ông Nguyễn Quốc Hùng – Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cho biết, thời gian tới, dự báo ngành Ngân hàng sẽ đối mặt với nhiều thách thức, lạm phát, giá cả có xu hướng tăng nhanh tác động lên đời sống người dân, làm chậm lại quá trình phục hồi và tăng trưởng tiêu dùng, đầu tư. Mặt bằng lãi suất huy động của một số tổ chức tín dụng tăng cao, ảnh hưởng hạ lãi suất cho vay, hỗ trợ doanh nghiệp theo chỉ đạo của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước.

Kênh huy động vốn cho phát triển kinh tế, đặc biệt là các doanh nghiệp phụ thuộc phần lớn vào hệ thống ngân hàng, nhất là nguồn vốn trung dài hạn, tạo áp lực cho hệ thống tổ chức tín dụng trong việc vừa đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế, vừa đảm bảo an toàn hóa trong hoạt động.  Sự liên kết giữa các chính sách và các Bộ, ban, ngành trong việc phối hợp hỗ trợ, đào tạo nâng cao năng lực của doanh nghiệp còn hạn chế, dẫn đến chưa phát huy được tổng thể nguồn lực của các bên liên quan nhằm hỗ trợ tốt hơn đối với doanh nghiệp. Các chính sách hỗ trợ còn tản mát nhiều nơi, chưa có đầu mối thống nhất để tổng hợp cung cấp các thông tin về chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp.

Đề xuất giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng, ông Nguyễn Quốc Hùng cho biết, việc thiết lập, xây dựng một hệ thống giải pháp chính sách phù hợp, mạnh mẽ cho doanh nghiệp là điều cần thiết, trong đó đề xuất một số giải pháp cần tập trung thực hiện trong thời gian tới. 

Trước tiên, đó là sự điều hành đồng bộ cả chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác. Chính phủ cần tiếp tục chỉ đạo quyết liệt tăng cường đẩy mạnh giải ngân đầu tư công, cũng như thực hiện chính sách tài khóa mở rộng, giảm bớt áp lực đối với tiền tệ, tín dụng từ hệ thống ngân hàng; đồng thời tăng cường xúc tiến thương mại, đẩy mạnh xuất khẩu, tăng cường thu hút đầu tư… giúp cải thiện cung - cầu ngoại tệ cũng như giảm áp lực đối với tỷ giá.

Đề cập tới việc xem xét chính sách hỗ trợ, khuyến khích các ngân hàng thương mại tích cực giảm lãi suất cho doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực ưu tiên theo chỉ đạo của Chính phủ, ông Hùng cho rằng, chính sách đó nên thông qua việc giảm thuế, phí cho các ngân hàng thương mại này với mức giảm cao hơn so với quy định hiện nay; có cơ chế hỗ trợ các ngân hàng thương mại thông qua tái cấp vốn với lãi suất hợp lý; rà soát lại các quy định liên quan đến ngành nghề, đối tượng được hưởng, các điều kiện vay vốn.

Ngoài kiến nghị tăng cường phối hợp chính sách, cải thiện môi trường đầu tư, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, minh bạch, cạnh tranh lành mạnh, các thành phần kinh tế được bình đẳng trong tiếp cận nguồn lực đầu vào và thị trường đầu ra, ông Hùng nêu quan điểm, Ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục điều hành linh hoạt, thận trọng và phối hợp đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ, đồng thời phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa, các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiềm chế lạm phát, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ doanh nghiệp tạo đà phục hồi nền kinh tế;

Tập trung vốn cho các lĩnh vực ưu tiên, các ngành nghề tiềm năng có tính lan tỏa cao, tạo động lực để phát triển kinh tế - xã hội; kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng. Khuyến khích các tổ chức tín dụng mở rộng mạng lưới hoạt động ở những nơi chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của người dân, doanh nghiệp, đặc biệt tại khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa;

Đồng thời, tiếp tục triển khai các chương trình cho vay liên kết, chuỗi cung ứng; tích cực triển khai chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp để cùng với chính quyền các địa phương trực tiếp tháo gỡ đồng bộ những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp; đẩy mạnh triển khai hỗ trợ lãi suất.

Trần Nguyên

Bài liên quan

Tin mới

Một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 6/5
Một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 6/5

Trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 6/5 của các công ty chứng khoán.

[Ảnh] Du khách nườm nượp đổ về Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
[Ảnh] Du khách nườm nượp đổ về Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chỉ còn 2 ngày nữa, Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) sẽ chính thức diễn ra. Các di tích tại Điện Biên đang đón lượng lớn du khách tới tham quan.

Khai trương Trung tâm Báo chí Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
Khai trương Trung tâm Báo chí Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Trung tâm Báo chí được thành lập góp phần bảo đảm điều kiện cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ thông tin, an ninh trật tự cho hoạt động của phóng viên trong nước và nước ngoài; tổ chức điều hành, hướng dẫn báo chí tác nghiệp tại Lễ kỷ niệm.

Việt Nam rất quan tâm dự án kênh đào Funan Techo của Campuchia
Việt Nam rất quan tâm dự án kênh đào Funan Techo của Campuchia

Ngày 5/5, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước những phát biểu gần đây của phía Campuchia về việc triển khai dự án kênh đào Funan Techo, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng nhấn mạnh:        

Phát động chiến dịch “Những giọt máu hồng hè” năm 2024
Phát động chiến dịch “Những giọt máu hồng hè” năm 2024

Ngày 5/5, Ban Chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện TP. Hải Phòng phối hợp với Ban Chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện huyện Tiên Lãng tổ chức Lễ phát động chiến dịch “Những giọt máu hồng hè” năm 2024 và ngày Hội hiến máu tình nguyện của cán bộ, nhân viên và thanh niên tình nguyện huyện.

Phát động Cuộc thi Sáng tác tranh cổ động hướng tới Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng
Phát động Cuộc thi Sáng tác tranh cổ động hướng tới Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng

Ngày 5/5, tại Nhà trưng bày triển lãm TP. Hải Phòng, Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng tổ chức Lễ phát động Cuộc thi Sáng tác tranh cổ động hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng (13/5/1955 - 13/5/2025).