Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Kinh tế thế giới hy vọng gì vào Hội nghị mùa Xuân?

Kỳ họp mùa Xuân năm nay được đánh giá là gọn gàng và tập trung hơn so với các cuộc họp trước đây.

Ảnh internet.
Kinh tế thế giới hy vọng gì vào Hội nghị mùa Xuân? Ảnh internet.

Trong bối cảnh bất ổn đang bao trùm nền kinh tế toàn cầu và một triển vọng kinh tế không chắc chắn, trong tuần này, các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng Trung ương, giám đốc điều hành khu vực tư nhân, đại diện các tổ chức xã hội dân sự và giới học giả từ khắp nơi trên thế giới tụ họp ở Washington D.C (Mỹ) để tham dự các cuộc họp mùa Xuân 2024 của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng thế giới (WB), thảo luận về các vấn đề được thế giới quan tâm.

Tổng Giám đốc IMF Kristalina Georgieva cảnh báo nền kinh tế toàn cầu đang phải đối mặt với một thập kỷ “tăng trưởng ảm đạm” và “mất lòng tin của người dân” mặc dù đã tránh được một cuộc suy thoái đáng lo ngại.

Tại Kỳ họp, các diễn giả hàng đầu sẽ có các bài phát biểu tập trung nêu lên rõ quan điểm của các “lực lượng” có tầm ảnh hưởng tới thế giới, như Chủ tịch Fed Jerome Powell, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen, Bộ trưởng Tài chính Vương quốc Anh Jeremy Hunt và người đứng đầu Ngân hàng Trung ương Châu Âu, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản và Ngân hàng Trung ương Anh...

Nhưng “điểm nóng” kinh tế vẫn là những lo ngại về xung đột địa chính trị, đang gián tiếp và trực tiếp gây nguy hiểm cho tiến trình giảm lạm phát và hàng loạt rủi ro khó khắc phục khác.

Cuộc họp Mùa Xuân 2024 của IMF và WB diễn ra từ ngày 15-20/4 tại Washington D.C, Mỹ. (Nguồn: Getty Images)
Cuộc họp Mùa Xuân 2024 của IMF và WB diễn ra từ ngày 15-20/4 tại Washington D.C, Mỹ. Nguồn Getty Images.

Xung đột Nga-Ukraine đã bước sang năm thứ ba, trong khi xung đột Israel và Hamas tại Dải Gaza có nguy cơ đẩy Trung Đông vào một cuộc xung đột rộng lớn hơn. Điều đáng lo ngại là cả hai cuộc xung đột quân sự đều xoay quanh một số nguồn cung năng lượng lớn nhất thế giới, góp phần đẩy giá năng lượng tăng cao hơn.

Xung đột địa chính trị cũng tác động mạnh tới các tuyến vận chuyển toàn cầu và tạo ra những lo lắng mới về chuỗi cung ứng, càng làm phức tạp thêm nỗ lực chống lạm phát.

Các cuộc bầu cử lớn sẽ diễn ra trong năm nay, trong đó đáng chú ý là cuộc bầu cử tổng thống Mỹ được cho là có thể làm tăng thêm sự biến động của thị trường tài chính. Các câu hỏi về ổn định tài chính hiện diện khắp mọi nơi, do căng thẳng về bất động sản thương mại và mối liên kết không rõ ràng giữa các tổ chức phi tài chính và ngân hàng…

IMF đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về sự phân mảnh do yếu tố địa chính trị của nền kinh tế toàn cầu. Sự chia rẽ rộng hơn giữa một bên là Mỹ và Liên minh Châu Âu (EU) và một bên là Trung Quốc và Nga. Tình hình hiện nay gây trở ngại lớn cho G20 trong các cuộc họp gần đây và nhóm này có thể sẽ vẫn không giải quyết được những rủi ro khiến các thành viên chia rẽ.

Tổng giám đốc IMF Kristalina Georgieva phát biểu tại phiên họp mùa Xuân, ở Washington D.C ngày 18/4. (Nguồn: EPA)
Tổng giám đốc IMF Kristalina Georgieva phát biểu tại phiên họp mùa Xuân, ở Washington D.C ngày 18/4. Nguồn EPA.

Khi được hỏi về biến động địa chính trị, Tổng giám đốc IMF cho rằng, “chúng ta phải cố gắng nhiều hơn nữa vì đó là sự đa dạng của thế giới với đầy đủ sự khác biệt, không chỉ về vận may kinh tế mà còn về các mục tiêu”.

Tuy nhiên, như thường lệ, giới quan sát cho rằng, đừng kỳ vọng quá nhiều vào các cuộc họp mùa Xuân - ngoài việc phải đối mặt với những triển vọng lẫn lộn, thì nhìn chung vẫn ảm đạm và vô số rủi ro.

Bloomberg Economics nhận định, tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm nay ở mức 2,9%, tăng 0,2 điểm phần trăm so với dự báo hồi tháng 12/2023, con số nhỏ nhoi này nhưng là “lối thoát hiểm ngoạn mục”, dù vẫn “thấp hơn rất nhiều” so với tốc độ trước đại dịch Covid-19.

Trong khi đó, IMF nâng nhẹ dự báo tăng trưởng thêm 0,1 điểm phần trăm lên 3,2%, trong khi cảnh báo thế giới đang đối mặt với một thập kỷ yếu ớt, triển vọng trong trung hạn cũng thấp nhất trong nhiều thập kỷ. Phân tích của IMF cho thấy sự suy giảm đáng kể và trên diện rộng về năng suất, cũng là nguyên nhân chiếm hơn một nửa suy giảm ở các nền kinh tế tiên tiến và mới nổi.

Một yếu tố khác là mức tăng trưởng GDP bình quân trên đầu người dự kiến giảm xuống còn 2,1% - từ mức 3,1% trước khủng hoảng tài chính toàn cầu - chắc chắn ảnh hưởng đến mức sống của người dân.

Ảnh internet.
Kinh tế thế giới hy vọng gì vào Hội nghị mùa Xuân? Ảnh internet.

Sự tham gia của lực lượng lao động dự kiến giảm do dân số già đi và đầu tư suy yếu.

Cảnh báo về biến đổi khí hậu đã thành thường trực và nợ của các quốc gia có thu nhập thấp là vấn đề “khổ lắm nói mãi”, hàng loạt câu hỏi về tính bền vững của nợ công đang gia tăng ở các nền kinh tế tiên tiến đã được đặt ra... Bởi vậy, trọng tâm thảo luận của giới tinh hoa tài chính sẽ tập trung vào vấn đề nợ nần trầm trọng ở một số thị trường mới nổi - nơi đã lạm dụng vốn rẻ trong gần hai thập kỷ qua và việc các nước nghèo đang phải vật lộn với các chủ nợ để giành lại khả năng tiếp cận vốn.

Nhận định về xu hướng mới trong nền kinh tế, đại diện IMF nhấn mạnh, trí tuệ nhân tạo (AI) có thể thúc đẩy đầu tư trong một số trường hợp trong thời gian ngắn và trong trung hạn, AI có thể nâng cao năng suất và thu nhập của người lao động cũng như thúc đẩy tăng trưởng. Nhưng AI cũng có thể gây ra sự dịch chuyển việc làm và bất bình đẳng.

Cụ thể, các nền kinh tế tiên tiến sẽ được hưởng lợi từ AI sớm hơn các thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển. Ở các nền kinh tế tiên tiến, AI có thể ảnh hưởng đến khoảng 60% người lao động, với khoảng một nửa trong số này sẽ đạt được năng suất và thu nhập cao hơn. Nửa còn lại có thể thấy nhu cầu tuyển dụng của họ thấp hơn và mức lương thấp hơn. Trong khi đó, AI có thể ảnh hưởng đến khoảng 40% việc làm ở các nền kinh tế thị trường mới nổi.

PV/baoquocte.vn

Bài liên quan

Tin mới

Bộ Y tế phản hồi thông tin vaccine AstraZeneca gây đông máu
Bộ Y tế phản hồi thông tin vaccine AstraZeneca gây đông máu

Trước thông tin vaccine AstraZeneca phòng Covid-19 đang bị cáo buộc gây ra tác dụng hiếm gặp có khả năng dẫn đến đông máu, Phó giáo sư Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh bệnh (Bộ Y tế) cho biết, đây là tác dụng phụ mà Việt Nam khi tổ chức tiêm vaccine Covid-19 của AstraZeneca đã được cảnh báo.

Samsung Việt Nam phối hợp cùng NIC đào tạo nhân tài công nghệ cao
Samsung Việt Nam phối hợp cùng NIC đào tạo nhân tài công nghệ cao

Đây là hoạt động hợp tác đầu tiên giữa Samsung Việt Nam và Trung tâm Đổi mới Sáng tạo Quốc gia (NIC) nhằm hiện thực hóa mục tiêu đào tạo 50.000 kỹ sư ngành bán dẫn đến năm 2030 của Việt Nam. Samsung Việt Nam sẽ phối hợp cùng NIC triển khai 6 lớp đào tạo về công nghệ cao cho khoảng 200 sinh viên tại NIC trong năm nay.

Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết xây dựng nhiều Khu đô thị ở Bắc Giang
Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết xây dựng nhiều Khu đô thị ở Bắc Giang

Việc điều chỉnh để phù hợp với định hướng phát triển không gian, định hướng giao thông, cấp đường quy hoạch và một số nội dung để phù hợp với thực tiễn quản lý phát triển đô thị như chỉ giới xây dựng, mật độ và tầng cao xây dựng.

Quý I/2024: Ngành đường sắt lãi đậm
Quý I/2024: Ngành đường sắt lãi đậm

Mặc dù Tổng công ty Đường sắt Việt Nam chỉ đặt mục tiêu lợi nhuận sau thuế 5 tỷ đồng trong cả năm 2024 nhưng tính riêng quý I, cả Công ty CP Vận tải Đường sắt Hà Nội (HRT) và Công ty CP Vận tải Đường sắt Sài Gòn (SRT) đều báo lãi hơn 30 tỷ đồng.

Vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán, Đất xanh Miền Nam bị phạt 85 triệu đồng
Vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán, Đất xanh Miền Nam bị phạt 85 triệu đồng

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã ban hành Quyết định số 188/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với Công ty cổ phần Đầu tư và Dịch vụ Đất xanh Miền Nam, địa chỉ trụ sở chính tại 27 Đinh Bộ Lĩnh, phường 24, quận Bình Thạnh, TP. HCM.

Gặp mặt, tri ân chiến sĩ trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ
Gặp mặt, tri ân chiến sĩ trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ

Ngày 3/5, Tỉnh uỷ, HĐND, UBND, Uỷ ban MTTQ tỉnh Nam Định tổ chức gặp mặt tri ân chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến, thân nhân liệt sĩ trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ nhân Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).