Kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XIV: Công tác xây dựng pháp luật được chú trọng
THCL Tại kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XIV, công tác xây dựng pháp luật được quan tâm và chú trọng, chiếm 63% thời gian của kỳ họp.
Chiều nay 18/10, Văn phòng Quốc hội đã tổ chức họp báo công bố dự kiến chương trình và nội dung kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XIV.
Kỳ họp thứ hai diễn ra trong bối cảnh toàn Đảng, toàn dân và toàn quân đang tích cực, khẩn trương triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH của đất nước.
Dự kiến kỳ họp thứ hai sẽ khai mạc vào ngày 20/10/2016 tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Theo chương trình, Quốc hội sẽ làm việc trong thời gian 26 ngày (không kể ngày nghỉ) và dự kiến sẽ họp phiên bế mạc vào chiều ngày 23/11/2016.
Theo ông Đỗ Mạnh Hùng, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, không giống như thông lệ các kỳ họp vào cuối năm thường tập trung nhiều hơn cho công việc xem xét, quyết định đối với các vấn đề KT-XH, tại kỳ họp lần này, công tác xây dựng pháp luật được quan tâm và chú trọng, chiếm 63% thời gian của kỳ họp.
Về chương trình kỳ họp thứ hai, ông Nguyễn Hạnh Phúc, Tổng thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho biết: Tại kỳ họp lần này, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 04 dự án luật, 02 nghị quyết và cho ý kiến về 12 dự án luật khác.
Các dự án luật và nghị quyết được xem xét, thông qua gồm: Luật về hội; Luật tín ngưỡng, tôn giáo; Luật đấu giá tài sản; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 và Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 55/2010/QH12 về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp.
Các dự án luật được Quốc hội thảo luận, cho ý kiến gồm: Luật đường sắt (sửa đổi); Luật quản lý ngoại thương; Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; Luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ; Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước (sửa đổi); Luật thủy lợi; Luật chuyển giao công nghệ (sửa đổi); Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (sửa đổi); Luật cảnh vệ; Luật du lịch (sửa đổi); Luật trợ giúp pháp lý (sửa đổi); Luật quy hoạch và Nghị quyết về việc thực hiện thí điểm cấp thị thực điện tử cho người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam.
Quốc hội sẽ dành khoảng 10 ngày làm việc để xem xét, thảo luận các báo cáo của Chính phủ, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
Các báo cáo của Chính phủ gồm: Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH năm 2016, kế hoạch phát triển KT-XH năm 2017; Báo cáo về kết quả thực hiện ngân sách nhà nước năm 2016; dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2017; Báo cáo kế hoạch tái cơ cấu kinh tế giai đoạn 2016-2020; Báo cáo kế hoạch tài chính 5 năm; Báo cáo kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020; Báo cáo khắc phục hậu quả do sự cố môi trường và bài học kinh nghiệm, giải pháp bảo vệ môi trường....
Quốc hội giám sát tối cao về “Việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2015 gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp”. Trong khuôn khổ chương trình làm việc, Quốc hội cũng tiến hành chất vất và trả lời chất vấn trong 2,5 ngày.
Đoàn Huế
Bài viết khác
Đại sứ Ito Naoki: Nhật Bản sẽ tiếp tục là đối tác tốt của Việt Nam trong kỷ nguyên mới
Đại sứ Ito Naoki cho rằng, Việt Nam đang bước vào kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng và khẳng định Nhật Bản vẫn sẽ là đối tác tốt nhất của Việt Nam trong quá trình này.
UBND tỉnh Lạng Sơn họp phiên thường kỳ tháng 4
Chiều 18/4, UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức phiên họp thường kỳ tháng 4 (phiên thứ nhất) để xem xét, quyết định 6 nội dung quan trọng. Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Hồ Tiến Thiệu chủ trì phiên họp.
Trình Chủ tịch nước tặng quà người có công nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Văn bản số 3295/VPCP-KGVX ngày 17/4/2025 truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình về việc trình Chủ tịch nước tặng quà cho người có công với cách mạng nhân kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 80 năm ngày thành lập nước.
Tạp chí Thương hiệu và Công luận đoạt giải C giải báo chí Hội Nhà báo tỉnh Nam Định
Chiều 18/4, Hội Nhà báo tỉnh Nam Định tổ chức “Lễ kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập Hội Nhà báo Việt Nam, 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam; tuyên dương điển hình tiên tiến (2020 – 2025); trao giải báo chí Hội Nhà báo tỉnh Nam Định (mở rộng) lần thứ VI. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định, Trần Lê Đoài dự, phát biểu chỉ đạo tại buổi lễ.
Huế - Trưng cầu ý kiến nhân dân về đề án sắp xếp còn lại 40 đơn vị hành chính cấp cơ sở
Ngày 18/4, UBND Thành phố Huế vừa đưa đề án sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị hành chính cấp cơ sở lấy ý kiến nhân dân và các tổ chức chính trị xã hội.
Bình Định dự kiến có 58 đơn vị hành chính sau sắp xếp
Ngày 18/4, tại TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định diễn ra buổi họp Thông tin về dự kiến phương án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Bình Định. Theo đó, dự kiến sau sắp xếp, tỉnh Bình Định sẽ còn 58 đơn vị hành chính (gồm 41 xã; 17 phường); giảm 97 đơn vị hành chính (gồm 74 xã; 11 phường; 12 thị trấn)…
Đắk Nông còn 28 xã, phường sau khi sáp nhập
Theo phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, tỉnh Đắk Nông chỉ còn 28 xã, phường, giảm 43 đơn vị hành chính cấp xã so với trước đây.
Triển lãm số “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý”
Ngày 18/4, tại Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn, thành phố Đông Hà, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Trị tổ chức khai mạc Triển lãm số chủ đề “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý”.
Tiếp tục rà soát, quán triệt, cụ thể hóa, thể chế hóa tất cả chủ trương, đường lối của Đảng, tháo gỡ các vướng mắc về thể chế
Thủ tướng nhấn mạnh cần tiếp tục rà soát, quán triệt, cụ thể hóa, thể chế hóa tất cả chủ trương, đường lối của Đảng, tháo gỡ các vướng mắc về thể chế, đặc biệt là cắt giảm các thủ tục rườm rà theo chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm và Nghị quyết của Chính phủ, giảm thời gian, chi phí tuân thủ cho người dân, doanh nghiệp; đẩy mạnh số hóa và bảo đảm an toàn, an ninh mạng để giảm tiếp xúc trực tiếp, tăng cường công khai, minh bạch, phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí.
Hà Tĩnh dự kiến giảm khoảng 60-70% đơn vị hành chính cấp xã
Hà Tĩnh sẽ thực hiện sắp xếp 209 đơn vị hành chính cấp xã. Tổng số đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp dự kiến giảm khoảng 60-70% so với hiện nay.