Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024: “Tặng chú Trần Chọt cán bộ gương mẫu”

Sau khi ông qua đời năm 1986, gia đình đã không còn giữ được bút tích 8 chữ vàng của Bác Hồ viết tặng. Duy chỉ còn lại bộ đồ đơm đó và một số vật chứng của ông, lưu tại Bảo tàng Cách mạng…

Du kích xã Chí Minh - “Binh đoàn Trần Chọt

Tại Hội nghị Chiến sỹ thi đua Quân khu Tả Ngạn năm 1952, người Xã đội trưởng du kích mưu trí, sáng tạo, táo bạo, dũng cảm của xã Chí Minh, huyện Tứ Kỳ (tỉnh Hải Dương) là Trần Chọt - đã được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng Nhất về thành tích đánh giặc, bảo vệ quê hương.

Vinh dự hơn, ông còn được Bác Hồ tặng 8 chữ vàng: “Tặng chú Trần Chọt cán bộ gương mẫu”.

Trần Chọt, người hội viên Hội Nông dân cứu quốc xã, tham gia du kích từ năm 1949, khi giặc Pháp mở rộng vùng chiếm đóng đến huyện Tứ Kỳ quê hương ông.

Và từ đó, với khẩu súng trường và một bộ đồ đơm đó trong tay, ông nổi tiếng là một du kích đánh giặc giỏi. Khi thì, Trần Chọt mon men đơm đó bên những ruộng lúa ven đồn địch để quan sát; lúc ông lại ngồi bán tôm cá ngoài chợ nhằm thu lượm tin tức nghe ngóng tình hình... để lập mưu đánh giặc.

Bộ đội ta đánh càn ở xã Chí Minh, địch rút chạy sang làng Nhân Lý. Do thông thạo địa hình, Trần Chọt đón lõng bắt được 3 tên, thu 2 súng tiểu liên. Địch tức tối càn làng Nhân Lý, ông đã dùng tiểu liên, lựu đạn tập kích địch, một mình diệt 10 tên, thu toàn bộ vũ khí.

Thời kỳ bộ đội và du kích bao vây, uy hiếp bốt An Nhân, do Trần Chọt nắm vững từng “chân tơ, kẽ tóc” trong bốt nên mỗi khi tiếng loa địch vận vang lên, cả quan lẫn lính đều run như cầy sấy. Không thể chịu nổi sự giam mình mãi trong bốt, địch phải tháo chạy.

Trong những năm Tứ Kỳ bị địch chiếm đóng, du kích xã, do ông chỉ huy, đã phối hợp với bộ đội địa phương của huyện, thường xuyên quấy rối, đánh tập kích phục kích địch, khiến chúng “ăn không ngon ngủ không yên”.

Hầu như ngày nào bọn địch cũng ít nhất 1 lần, kinh hoàng trước mũi súng của Trần Chọt và đồng đội của ông. Nhân dân địa phương sung sướng “phong” cho du kích xã mình biệt danh “Binh đoàn Trần Chọt”!

“Tao là Trần Chọt đây, tụi bay muốn gì?”
Gia đình ông rất nghèo khó, không có ruộng. Vợ và con nhỏ tản cư, theo nghề buôn thúng bán mẹt.

Ông ở lại bám làng bám dân, chuyên nghề đơm đó nuôi thân. Trong hoàn cảnh cực kỳ khó khăn, nhưng được bà con hết lòng giúp đỡ, che chở, ông trở thành một du kích chiến đấu dũng cảm, ngoan cường, bền bỉ, dẻo dai, một cán bộ gương mẫu, tận tụy, có nhiều sáng tạo trong công tác và chỉ huy du kích, được Nhân dân tin yêu, kính phục.

  1. Cây đề ở An Nhân, thị trấn Tứ Kỳ, Xã đội trưởng Trần Chọt thường trèo lên để quan sát hoạt động của địch, vẽ lại sơ đồ trong bốt An Nhân và thông báo kịp thời cho du kích xã Chí Minh vây chiếm bốt, không mất 1 viên đạn

Ông là Trần Chọt, sinh ra và lớn lên ở làng La Tỉnh, xã Chí Minh (nay là thị trấn Tứ Kỳ, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương).

Năm 1945, địch đánh chiếm quê hương, Trần Chọt - người hội viên Hội Nông dân Cứu quốc xã, gia nhập du kích địa phương.

Với một khẩu súng trường trong tay và bộ đồ nghề đơm đó, ông đã tung hoành ngang dọc, đánh địch trong mọi lúc, mọi nơi.

Có đồng đội cũng đánh; một mình cũng đánh!

Khi kiếm được con tôm, con cá, bán lấy tiền, được ăn no cũng đánh!

Khi không kiếm được, bị đói cũng đánh!

Làng La Tỉnh bị địch chiếm đóng, nhiều gia đình, trong đó có gia đình ông, phải tản cư sang các làng bên.

Bị gia đình… bỏ rơi, phải sống tạm bợ bên bờ sông, bãi sú, vườn chùa, sông lạch, ông không một lời ca thán, vẫn kiên trì bám địch.

Ông thường đem tôm cá vào bán tại chợ họp ngay cạnh bốt địch An Nhân (sát làng) nhằm dò xét tình hình địch, kịp thời báo cáo cấp trên.

Có lần, vào buổi tối, địch đi tuần, bắt được một nông dân đang lúi húi ngoài ruộng, chúng hỏi:

- Có biết Trần Chọt ở đâu không?

- Ờ ờ…

- Ở đâu, ở đâu, chỉ mau?

Người nông dân giả bộ câm điếc, miệng ú ớ, lúc chỉ tay lên trời, khi trỏ sang làng bên...

Sau hồi tra hỏi, thấy không có kết quả, bọn địch thất vọng bỏ đi.

“Ông” lao ùm xuống sông Bờ Lốc, bơi sang bên kia bờ, cười ha ha:

- Tao là Trần Chọt đây, tụi bay muốn gì?

Bọn địch khiếp vía, bỏ chạy thục mạng.

Huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương

Cho cóc ngậm thuốc lào… giam chân địch

Bộ đội ta đánh địch tại xã Chí Minh, chúng rút chạy, ẩn núp ở canh đồng Nhân Lý. Trần Chọt dũng cảm đón lõng, tóm cổ được 3 tên, thu 2 súng tiểu liên.

Tức tối, cay cú, địch huy động đánh càn vào thôn Nhân Lý. Một mình ông đã dùng tiểu liên và 1 trái lựu đạn, tập kích quân địch ở một nhà dân, tiêu diệt hơn 10 tên, thu toàn bộ vũ khí.

Ban đêm, ông cùng các đồng chí tổ du kích thường bí mật bố trí đưa cán bộ xã về làng họp, rồi lại tổ chức đưa cán bộ, bộ đội vượt đường 191, giữa vòng vây quân thù,

Suốt thời gian mấy năm quê hương bị chiếm đóng, ông đã cùng với các cán bộ, chiến sỹ tổ du kích, phối hợp với bộ đội huyện, thường xuyên quấy rối địch, khiến chúng ăn không ngon, ngủ không yên.

Hầu như ngày nào địch cũng hoang mang, kinh hoàng trước tiếng súng của Trần Chọt và đồng đội của ông. Nhân dân địa phương sung sướng “phong” cho du kích xã mình biệt danh “Binh đoàn Trần Chọt”.

Để bộ đội dễ dàng hoạt động, tập kích đánh địch ở xã Ngọc Lý (cách An Nhân chừng 4 km), Xã đội trưởng Trần Chọt được giao nhiệm vụ chỉ huy du kích đánh lạc hướng bắn đại bác của chúng từ phía thị xã Hải Dương (nay là thành phố Hải Dương), huyện lỵ Ninh Giang, về phía An Nhân.

Ông đã có sáng kiến: Cho bện người giả bằng rơm, rồi áp sát vị trí địch; lại gom nhiều cóc cho ngậm thuốc lào... Ban đêm, dưới những đốm sáng mờ, ta bố trí giật dây liên hồi (do đã được bí mật buộc sẵn vào các hàng rào kẽm gai của địch); ném cóc vào gần lô cốt. Những chú cóc ngậm thuốc lào, ho sù sụ, giống hệt tiếng người ho.

Tưởng bị phục kích, tụi địch không dám ra mà gọi pháo xả đạn xối xả. Bằng cách này, tổ du kích đã giam chân địch, kéo đạn pháo của chúng về phía mình tới hơn 1 tiếng đồng hồ, đảm bảo an toàn cho bộ đội ta chiếm lĩnh trận địa, đánh tan địch ở Ngọc Lý.

Địch co cụm trong cái lò lung bằng gang

Thời kỳ bộ đội và du kích bao vây, uy hiếp bốt An Nhân, do Trần Chọt nắm vững từng “chân tơ kẽ tóc” trong bốt nên mỗi khi loa địch vận vang lên, cả quan lẫn lính địch đều run như cầy sấy.

Chúng khiếp sợ đến nỗi không dám ra ngoài đi vệ sinh, không dám nghênh ngang ngoài giếng nước như mọi khi.

Thị trấn Tứ Kỳ hôm nay

Hễ cứ có cái đầu nào thò ra khỏi lô cốt, thì liền bị đạn ta xơi tái. Mấy tháng liền, địch co cụm ở bên trong lô cốt - như cái lò lung bằng gang, dày tới hàng gang tay.

Chúng phải gọi tiếp tế bằng máy bay. Nhưng, phần lớn dù tiếp tế rơi vào tay quân ta. Khốn quẫn, không thể chịu nổi sự giam mình trong cái “chảo lung”, cuối cùng địch phải tháo chạy khỏi bốt An Nhân vào ban đêm, bằng đường thủy, theo sông Vạn ra sông Thái Bình.

Ta giành thắng lợi lớn, giải phóng một nửa huyện Tứ Kỳ… Sau chiến công này, Trần Chọt được đề bạt làm Huyện Đội phó. Ông đã cùng với các cán bộ tiếp tục gây dựng phong trào, chỉ huy bộ đội địa phương và du kích uy hiếp địch ở những vị trí, bốt còn lại trong huyện.

Tại Hội nghị Chiến sỹ thi đua Quân khu Tả Ngạn năm 1952, người Xã đội trưởng du kích mưu trí, sáng tạo, táo bạo, dũng cảm của Xã Chí Minh, huyện Tứ Kỳ (tỉnh Hải Dương) - Trần Chọt đã được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng Nhất về thành tích đánh giặc, bảo vệ quê hương.

Vinh dự hơn, ông còn được Bác Hồ tặng 8 chữ vàng: “Tặng chú Trần Chọt cán bộ gương mẫu”…

Tiếc là, sau khi ông qua đời năm 1986, gia đình đã không còn giữ được bút tích 8 chữ vàng của Bác Hồ viết tặng. Duy chỉ còn lại bộ đồ đơm đó và một số vật chứng của ông lưu tại Bảo tàng Cách mạng.

Dựa trên công lao, thành tích đóng góp của ông trong kháng chiến, cũng như thời kỳ hòa bình xây dựng đất nước, Đảng bộ và Nhân dân Tứ Kỳ đã hoàn tất hồ sơ gửi lên cấp trên, đề nghị xét truy tặng Huân chương Quân công và danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân cho ông.

Và sự chờ đợi, cũng đã nhiều năm…

Xuân Phong

Bài liên quan

Tin mới

Đau tai ù tai kéo dài - Hãy dùng ngay Kim Thính
Đau tai ù tai kéo dài - Hãy dùng ngay Kim Thính

Đau tai ù tai là dấu hiệu của các bệnh lý gây suy giảm sức khỏe thính giác. Để cải thiện triệu chứng đau tai, ù tai, các chuyên gia khuyên người bệnh hãy sử dụng sản phẩm Kim Thính mỗi ngày.

Đồng chí Lưu Văn Thụy giữ chức vụ Phó Bí thư Huyện ủy Kiến Thụy nhiệm kỳ 2020 – 2025
Đồng chí Lưu Văn Thụy giữ chức vụ Phó Bí thư Huyện ủy Kiến Thụy nhiệm kỳ 2020 – 2025

Chiều 17/5, đồng chí Đỗ Mạnh Hiến, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hải Phòng chủ trì Hội nghị công bố Quyết định của Ban Thường vụ Thành ủy về công tác cán bộ Huyện ủy Kiến Thụy.

Lạng Sơn: Khẩn trương, kịp thời khắc phục hạn chế, yếu kém trong cải cách hành chính
Lạng Sơn: Khẩn trương, kịp thời khắc phục hạn chế, yếu kém trong cải cách hành chính

Chiều 17/5, UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức hội nghị trực tuyến 2 cấp (tỉnh, huyện) phân tích chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) và chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX) tỉnh Lạng Sơn năm 2023. Phó Bí thư Tỉnh ủy Lạng Sơn Hồ Tiến Thiệu, Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn, Trưởng Ban chỉ đạo cải cách hành chính (CCHC) tỉnh Lạng Sơn tham dự và chỉ đạo hội nghị.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tiếp Phó Tổng Giám đốc AFD
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tiếp Phó Tổng Giám đốc AFD

Chiều 17/5, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã tiếp bà Marie-Hélène Loison, Phó Tổng Giám đốc Cơ quan phát triển Pháp (AFD).

Bí quyết khắc phục viêm thanh quản từ sản phẩm Tiêu Khiết Thanh
Bí quyết khắc phục viêm thanh quản từ sản phẩm Tiêu Khiết Thanh

Viêm thanh quản gây khàn tiếng, mất giọng, họng sưng đau, ảnh hưởng tới sức khỏe và cuộc sống. Để cải thiện tình trạng này hiệu quả, không lo tái phát, sử dụng viên uống thảo dược Tiêu Khiết Thanh là giải pháp được nhiều người tin tưởng lựa chọn.

Khánh thành Nhà máy Thủy điện Bản Nhùng sản lượng 43,99 triệu kWh mỗi năm
Khánh thành Nhà máy Thủy điện Bản Nhùng sản lượng 43,99 triệu kWh mỗi năm

Ngày 17/5, Công ty cổ phần Tập đoàn tư vấn xây dựng Hải Lý, Tập đoàn Hải Lý tổ chức lễ khánh thành Nhà máy Thủy điện Bản Nhùng (Kỳ Cùng 6) đi vào hoạt động, phát điện hoà lưới điện quốc gia.