Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Làm thế nào để người tiêu dùng được bảo vệ tốt hơn?

Thời gian qua, công tác bảo vệ quyền của người tiêu dùng đã được quan tâm, góp phần không nhỏ làm lành mạnh hóa thị trường. Tuy nhiên, để công tác này đạt hiệu quả cao hơn, có ý nghĩa thiết thực hơn trong cuộc sống, chúng ta vẫn còn nhiều việc phải làm.

Theo chuyên gia Vũ Vinh Phú, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã thực hiện được hơn 10 năm. Trong quá trình đó, luật đã có những tác dụng tích cực; 8 quyền của người tiêu dùng ngày càng được xã hội quan tâm hơn.

Luật ngày càng được thực thi hiệu quả và sâu rộng hơn trong đời sống kinh tế - xã hội. Quyền lợi của người tiêu dùng đã được coi trọng, nhiều vụ việc vi phạm đã được xem xét và xử lý, giải quyết kịp thời, đúng pháp luật. Đối với các doanh nghiệp (DN) sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, công tác này đã được quan tâm và coi trọng, các DN đã đầu tư vào sản xuất, chủ động xây dựng và phát triển thương hiệu đơn vị, của sản phẩm, tạo niềm tin cho khách hàng bằng chất lượng và giá cả hợp lý.

Đối với người tiêu dùng, một khi vị thế đã được nâng lên, trên cơ sở nắm vững các quyền của mình, họ yên tâm mua bán hàng hóa và sử dụng dịch vụ trên thị trường, lựa chọn những địa chỉ đáng tin cậy để gửi gắm niềm tin thực sự của mình với những thương hiệu đã có chỗ đứng lâu dài trên thị trường nội địa.

Các lực lượng thực thi pháp luật như quản lý thị trường, y tế, KH&CN, công an kinh tế… từng bước làm tròn nhiệm vụ của mình ở từng địa bàn được phân công...

Quyền lợi của người tiêu dùng đã được coi trọng
Quyền lợi của người tiêu dùng đã được coi trọng.

Tuy nhiên, nghiêm túc đánh giá, công tác bảo vệ quyền của người tiêu dùng trong xã hội còn có những hạn chế nhất định.

Trên thực tế, những hiện tượng buôn bán hàng hóa, hoạt động dịch vụ còn có những khiếm khuyết, vi phạm đến quyền của người tiêu dùng trong một xã hội ngày càng phát triển mạnh mẽ và hiện đại văn minh hơn, quy mô về sức mua xã hội đã có nhiều thay đổi so với nhiều năm trước. Ngày nay, hoạt động mua bán không chỉ diễn ra trực tiếp, mà còn mua bán trên mạng thông qua các nền tàng số được thiết lập.

Về thực thi pháp luật, qua thông kê cho ta thấy, còn nhiều sơ hở trong công tác quản lý giá cả, chất lượng hàng hóa, trách nhiệm đến cùng của DN, cá nhân sản xuất, kinh doanh đối với người tiêu dùng còn khiếm khuyết một khi có những khiếu nại.

Đối với nhiều người tiêu dùng, có lúc còn đơn giản trong mua sắm, mải chạy theo xu hướng mới, còn ham những sản phẩm có thương hiệu, nhất là thương hiệu nổi tiếng, song giá lại phải làm sao mềm - phù hợp với thu nhập của mình. Chính vì mua hàng rởm, hàng giả rẻ như vậy nên rất dễ phát sinh các khiếu kiện, các cơ quan chức năng rất khó xử lý.

Các luật có liên quan đến bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có những nội dung còn chồng chéo, hiệu lực thi hành chưa được cụ thể, chưa rõ ràng, dễ nhầm lẫn trong quá trình thực hiện và dễ bị lợi dụng. Có những quy định còn bất cập. Ví dụ, vấn đề chỉ hậu kiểm sau khi bán các sản phẩm liên quan đến dinh dưỡng, sức khỏe của con người, nhưng thực tế công tác này không theo kịp được sự vận động của hàng hóa diễn ra liên tục.

Chính vì vậy, khi phát hiện sai, có khiếu kiện, thì chúng ta mới hậu kiểm và chậm được xử lý chỉ vì những văn bản cho phép hậu kiểm trên, khiến vụ việc chậm được giải quyết, hoặc giải quyết khi sự việc đã rồi. Điều này, chắc chắn sẽ gây ra những hệ luỵ khó lường mà trong thực tế đã có những vụ cụ thể (vụ pate Minh chay ở Đông Anh, Hà Nội là một ví dụ)...

Từ thực trạng những bất cập, tồn tại đó, Quốc hội đang bàn – xem xét, để sớm sửa đổi Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sát với thực tế cuộc sống hiện tại hơn.

Cần thực hiện nhiều giải pháp để Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam có ý nghĩa thiết thực hơn
Cần thực hiện nhiều giải pháp để Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam có ý nghĩa thiết thực hơn.

Nhằm ngăn ngừa và khắc phục kịp thời những sai phạm, chuyên gia Vũ Vinh Phú nêu một số giải pháp cơ bản sau đây.

Trước hết, cần rà soát các luật, các quy định hiện hành về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình cuộc sống thực tại; xây dựng ý thức tự giác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của các đơn vị sản xuất, kinh doanh dịch vụ; tăng cường chất lượng công tác kiểm tra, ngăn ngừa, uốn nắn các vi phạm có khả năng xảy ra dẫn tới vi phạm pháp luật; nâng cao hiệu quả, sự phối hợp của các lực lượng làm nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Đối với người tiêu dùng, cần nắm vững pháp quyền của mình trong quan hệ mua bán, giao dịch, thụ hưởng dịch vụ trên thị trường.

Các cơ quan thông tấn, báo chí cần nắm bắt thông tin kịp thời những sự việc để các lực lượng kiểm tra xử lý và giải quyết, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở các vùng, miền, địa phương trong cả nước.

Các cơ quan chức năng, Hiệp hội Bán lẻ Việt Nam, Hiệp hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam, các hiệp hội ngành nghề, ngành hàng cần nâng cao quyền uy và trách nhiệm của mình. Khi tham gia giải quyết các vụ việc, các hiệp hội cần công tâm, phân biệt đúng - sai của sự việc, đảm bảo tính khách quan, trung thực của tổ chức mà DN và người tiêu dùng gửi gắm, tin tưởng.

Công tác bảo vệ người tiêu dùng - rất cần công tác thi đua khen thưởng và xử lý giải quyết vụ việc một cách nghiêm minh; bảo vệ những thương hiệu làm ăn tử tế, nghiêm khắc phê bình và cần thiết phải xử lý để đủ sức răn đe trước những vi phạm đang xảy ra thường xuyên ở nước ta.

Làm được những vấn đề trên, trên cơ sở luật mới sẽ được sửa đổi, chắc chắn trong thời gian tới, quyền của người tiêu dùng sẽ được tôn trọng hơn, góp phần vào nhiệm vụ thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng lành mạnh, đưa sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước ngày càng nhanh và bền vững.

Minh Anh

Bài liên quan

Tin mới

Nam Định: Phát động tháng hành động bảo vệ nguồn lợi thủy sản năm 2024
Nam Định: Phát động tháng hành động bảo vệ nguồn lợi thủy sản năm 2024

Chiều ngày 29/3, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Nam Định tổ chức Lễ phát động tháng hành động bảo vệ nguồn lợi thủy sản năm 2024 nhân kỷ niệm 65 năm ngày truyền thống ngành Thủy sản Việt Nam (1/4/1959 - 1/4/2024).

Gửi tiền MSB - nhiều khách hàng điêu đứng vì "mất trắng"
Gửi tiền MSB - nhiều khách hàng điêu đứng vì "mất trắng"

Thời gian qua, nhiều khách hàng của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) phản ánh việc tài khoản tiết kiệm của họ bỗng dưng "mất tiền". Gần nhất là vụ 8 khách hàng gửi tiền bị chiếm đoạt hơn 300 tỷ đồng.

Hội nghị lần thứ 20, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX
Hội nghị lần thứ 20, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX

Sáng 29/3, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX tổ chức Hội nghị lần thứ 20. Các đồng chí: Nguyễn Anh Tuấn, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Nguyễn Quốc Chung, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Hương Giang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì Hội nghị.

Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Năm 2023, tăng trưởng lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 14,4%
Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Năm 2023, tăng trưởng lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 14,4%

Ngày 29/3/2024, Tập đoàn Bảo Việt công bố kết quả kinh doanh năm 2023 (kiểm toán), theo đó Công ty Mẹ và các đơn vị thành viên đều ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực.

Công bố quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ tại tỉnh Bắc Ninh
Công bố quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ tại tỉnh Bắc Ninh

Sáng 29/3, tại Hội nghị lần thứ 20, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX, Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ.

Tiếp tục nghiên cứu khung khổ pháp lý về tiền ảo
Tiếp tục nghiên cứu khung khổ pháp lý về tiền ảo

Việc nghiên cứu, đề xuất phương thức quản lý hoạt động liên quan đến tài sản mã hóa, tài sản ảo, tiền ảo là một nhiệm vụ khó khăn, đòi hỏi nguồn nhân lực, thời gian.