Lãnh đạo tỉnh Lạng SơnPhó chủ tịch tỉnh Lạng Sơn, Nguyễn Công Trưởng phát biểu tại Hội nghị đẩy mạnh phát triển KT-XH, tháo gỡ khó khăn trong SXKD cho DN, HTX

Nỗ lực “vượt khó”

Theo báo cáo của Sở KH&ĐT tỉnh Lạng Sơn: Trong 4 tháng đầu năm 2020, tỉnh đăng ký thành lập mới được 113 DN, với tổng số vốn đăng ký 832 tỷ đồng; có thêm 11 chi nhánh văn phòng đại diện đăng ký hoạt động; 74 DN đăng ký tạm ngừng hoạt động và 43 DN hoạt động trở lại; có 50 DN thông báo quyết định giải thể.

Hầu hết các DN của tỉnh là loại nhỏ, siêu nhỏ với phần lớn hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ (chiếm 69%) và công nghiệp - xây dựng (chiếm 28%); quy mô DN nhỏ, thu hút ít lao động, năng lực cạnh tranh không cao.

Hoạt động của các DN, hộ kinh doanh gặp nhiều khó khăn, nhất là doanh nghiệp xuất nhập khẩu, kinh doanh bến bãi, du lịch, dịch vụ vận tải, khách sạn, nhà hàng doanh thu giảm mạnh; đã có 6.100 DN, HTX, hộ kinh doanh tạm ngừng kinh doanh do ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Lũy kế đến ngày 30/4, toàn tỉnh có 3.006 DN, trong đó có 166 DN đang tạm ngừng hoạt động (chiếm 3,8%) và 112 DN đang chờ giải thể (chiếm 4%) tổng số DN; 200 DN có báo cáo bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 với gần 2.000 lao động phải tạm nghỉ việc do ảnh hưởng cắt giảm lao động, tạm ngừng kinh doanh và quyết định giải thể.

Các DN của tỉnh phải đối mặt với “khó khăn kép”, nhất là các DN xuất nhập khẩu, kinh doanh bến bãi, du lịch, dịch vụ vận tải, khách sạn, nhà hàng; các DN sản xuất, lắp ráp thiếu nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc; thời gian các cửa khẩu chưa được thông quan, gây ách tắc hàng hóa trong khu vực bến bãi; thời gian hàng hóa lưu xe, lưu bãi kéo dài dẫn đến tăng chi phí cho DN...

Các DN hoạt động trong lĩnh vực xây dựng gặp khó khăn do thiếu nguồn lao động thời vụ, ảnh hưởng đến tiến độ thi công. Nhiều DN gặp khó khăn về vốn do giảm thị trường tiêu thụ sản phẩm, giảm nguồn cung nguyên liệu đầu vào, giảm lao động tạm thời do phải cách ly phòng dịch. Các hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư bị ngưng trệ, doanh thu bị sụt giảm, dẫn đến nhiều DN phải tạm ngừng hoạt động, thu hẹp sản xuất, nhất là đối với DN có quy mô vừa và nhỏ.

Chia sẻ với PV, Giám đốc Công ty TNHH MTV xe điện DK Việt Nhật, Bùi Thị Bích Đào cho biết: DN được thành lập từ năm 2012, đến nay đã có trên 200 đại lý cấp 1 giới thiệu phân phối sản phẩm xe điện được trải khắp 3 miền trên cả nước với doanh thu trên 100 tỷ đồng/năm (thị phần chiếm gần 10% thị trường xe điện cả nước).

Do ảnh hưởng của dịch COVID-19 đã tác động lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của DN: 89% kế hoạch sản xuất của DN bị thay đổi và doanh thu bị giảm tới 80%. Chuỗi đầu vào bị đứt gẫy, linh kiện máy móc (cốt lõi) được sản xuất ở nước ngoài không thể nhập về; những linh kiện được sản xuất trong nước đều bị giãn đoạn. Bên cạnh đó, đầu ra cũng bị ảnh hưởng, do đó, công ty đã phải tạm ngừng hoạt động sau Tết Nguyên đán đến ngày 24/4 vừa qua.

Tuy vậy, để giữ chân người lao động, DN vẫn duy trì chế độ, chính sách đối với trên 200 CBCNV và người lao động nhằm bảo đảm an sinh xã hội, đời sống cho công nhân lao động. Đồng thời, đơn vị duy trì tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao để tương tác giữ DN với người lao động; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên đề và thi trực tuyến về chuyên môn nghiệp vụ đối với từng lĩnh vực, vị trí làm việc để tạo tinh thần hưng phấn, say mê, tâm huyết của lao động đối với DN.

Cùng với đó, DN tổ chức tuyên truyền cho CBCNV người lao động và ngoài cộng đồng về Chỉ thị 15/CT-TTg, 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về quyết liệt thực hiện đợt cao điểm và giải pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19, tổ chức phát khẩu trang và nước rửa tay cho cộng đồng.

Đặc biệt, để ứng phó dịch COVID-19, DN  chủ động tìm ra giải pháp mới, đầu tư, phát triển, cơ cấu thêm sản phẩm “Năng lượng mặt trời” - hiện đã triển khai lắp đặt tại một số địa phương và đang có tính khả thi cao.

Trong bối cảnh dịch COVID-19 ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của cộng đồng DN xứ Lạng, công ty đánh giá cao trách nhiệm, sát sao, quan tâm của lãnh đạo tỉnh và các cơ quan chức năng đến DN; thường xuyên quan tâm, hỏi thăm, động viên tình hình sản xuất của DN và có những giải pháp hỗ trợ kịp thời cho DN về chính sách, cơ cấu, các giải pháp thiết thực để DN yên tâm hoạt động.

Đến tháng 4, khoảng 80% người lao động của DN được đề xuất hỗ trợ bị ảnh hưởng do dịch bệnh (với mức hỗ trợ 1,8 triệu/tháng). Đến nay, 100% lao đồng của DN đã trở lại hoạt động bình thường. Ngày 24/5, DN tổ chức hội nghị “Ra mắt sản phẩm mới” đối với các đại lý, khách hàng 63 tỉnh, thành phố trên toàn quốc. Nhân sự kiện này, DN cũng có hướng chia sẻ khó khăn đối với các đối tác, đại lý phân phối sản phẩm.

DN đề xuất cơ quan chức năng tỉnh tăng cường tư vấn về hoạt động, hỗ trợ về nguồn vốn, giảm phí thuế, tạo điều kiện về mặt bằng để DN tiếp tục đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh trong thời gian tới; các cơ quan quản lý thị trường cần tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường đối với mặt hàng trôi nổi, nhái, giả nhãn hiệu xe điện DK.

Giám đốc Công ty TNHH TMXD Thiên Phú, Trần Thế Kiên chia sẻ: DN hoạt động trong lĩnh vực phân phối sản phẩm hàng hóa tiêu dùng. Trong thời gian dịch COVID-19 bùng phát, DN cũng được các cơ quan chức năng tỉnh thăm hỏi, động viên về tình hình hoạt động kinh doanh. Mặc dù do ảnh hưởng của dịch nhưng DN tự xác định cần nỗ lực vượt qua khó khăn, đến nay mọi hoạt động của công ty đã trở lại bình thường. Đơn vị đề xuất các cơ quan chức năng tỉnh kịp thời hướng dẫn DN tiếp cận nguồn hỗ trợ, chế độ chính sách đối với các DN bị ảnh hưởng do dịch COVID-19; đặc biệt là có những giải pháp thiết thực hỗ trợ các DN mới khởi nghiệp để họ sớm ổn định hoạt động; cơ quan chức năng nâng cao hơn nữa công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường nhằm ngăn chặn hàng giả, hàng nhái, bảo đảm quyền lợi cho DN, nhà sản xuất...

Hoạt động SXKD của Công ty TNHH MTV xe điện DK Việt Nhật đã bắt đầu trở lạiHoạt động SXKD của Công ty TNHH MTV xe điện DK Việt Nhật đã bắt đầu trở lại

Lắng nghe DN

Giám đốc Sở KH&&ĐT Lạng Sơn, Nguyễn Hữu Chiến cho biết: Thực hiện tinh thần chỉ đạo hành động của Thủ tướng Chính phủ, thực hiện “nhiệm vụ kép” vừa phòng chống dịch, vừa phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh đã chỉ đạo các ngành, các cấp thực hiện các giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội, ứng phó với dịch COVID-19.

Thực hiện nhiệm vụ được giao tại Văn bản số 128/UBND-KTTH của UBND tỉnh Lạng Sơn, ngày 19/3/2020, Sở KH&ĐT tỉnh đã ban hành văn bản số 367/SKHĐT-ĐKKD về việc nắm bắt tình hình hoạt động và khó khăn vướng mắc của các DN bị ảnh hưởng do dịch COVID-19 gửi đến các Hội DN, các DN trên địa bàn. Trên cơ sở ý kiến của các DN, Sở KH&ĐT tỉnh đã đề nghị các cơ quan xem xét, trả lời trực tiếp đến các DN (với 31 kiến nghị của 11 DN).

Để nắm bắt kịp thời tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và các khó khăn, vướng mắc của DN bị ảnh hưởng dịch bệnh, Sở KH&ĐT tỉnh đã đề nghị Hiệp hội DN tỉnh; Hội DNVVN; Hội doanh nhân trẻ thường xuyên nắm bắt tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của các DN hội viên; các DN tham gia hoạt động đầu tư, kinh doanh trên địa bàn tỉnh, tổng hợp kịp thời các khó khăn, vướng mắc của DN và kiến nghị hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho DN để đơn vị tổng hợp báo cáo, đề xuất với lãnh đạo tỉnh xem xét, thực hiện là vai trò là “Bà đỡ tháo gỡ khó khăn cho DN”.

Với mục tiêu “Cùng nỗ lực, vượt qua thách thức, đón thời cơ, phục hồi nền kinh tế”, UBND tỉnh Lạng Sơn đã tập trung chỉ đạo tháo gỡ khó khăn vướng mắc của DN, nhà đầu tư liên quan đến thủ tục đầu tư, xây dựng, đất đai, để tạo điều kiện tốt nhất cho DN như: CCTTHC, hoàn thiện thể chế pháp luật và đối thoại, tham vấn ý kiến DN... từ những kiến nghị của DN trong hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh, các cơ quan đã có những phản hồi tích cực, hỗ trợ, tạo sự tin tưởng của cộng đồng DN.

Tất cả các ý kiến của DN, HTX được tỉnh tiếp thu, giao cho các sở, ngành cùng các địa phương tập trung chỉ đạo thực hiện việc xem xét, giải quyết. Chủ động làm việc trực tiếp với DN để tạo sự đồng thuận về các vấn đề mà DN quan tâm. Ngoài chính sách chung của Chính phủ, tỉnh cũng có các cơ chế, biện pháp hỗ trợ kịp thời cho DN như: hỗ trợ hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, rà soát, cắt giảm chi phí cho DN, các kiến nghị được giải quyết kịp thời, bước đầu đã đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của DN.

Sản phẩm xe máy điện DKSản phẩm xe máy điện DK của Công ty TNHH MTV xe điện DK Việt Nhật

Bên cạnh đó, nhằm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tái khởi động nền kinh tế của tỉnh, Sở cũng đã kiến nghị lãnh đạo tỉnh chỉ đạo các ngành:

Tiếp tục thực hiện các giải pháp thúc đẩy, thu hút đầu tư, phát triển DN; gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất đối với các đối tượng nộp thuế; triển khai các giải pháp mở rộng tín dụng đối với các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên, đặc biệt các ngân hàng tiếp tục cho vay để DN duy trì, khôi phục;  các ngành, lĩnh vực bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19; tiếp tục rà soát, CCTTHC theo hướng chủ động phục vụ DN, HTX, bảo đảm giải quyết nhanh gọn, thuận lợi các thủ tục đầu tư, đăng ký kinh doanh, kê khai thuế; nâng cao trách nhiệm, trình độ năng lực công tác, đạo đức công vụ của CBCNVC làm công tác hỗ trợ, giải quyết TTHC cho DN, HTX và người dân; cộng đồng DN cần chú trọng khai thác thị trường trong nước, tăng cường liên kết DN, thực hiện việc tái cấu trúc DN, tìm mô hình, phương thức kinh doanh mới.

Bài 2: Đẩy mạnh phát triển kinh tế- xã hội

Nguyễn Kiên