Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Lãnh đạo Thế Giới Di Động (MWG) vừa bán ra 1,1 triệu cổ phiếu sau nhịp tăng 45,3% từ đáy

Lãnh đạo và em gái Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động (mã MWG - sàn HOSE) Nguyễn Đức Tài báo cáo kết quả bán ra cổ phiếu.

CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động
CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động

Từ ngày 27/2 đến 26/3, ông Robert Alan Willett, Thành viên HĐQT không điều hành Thế giới Di động đã bán ra 1,1 triệu cổ phiếu MWG, giảm sở hữu từ 0,548%, về 0,473% vốn điều lệ.

Thêm nữa, từ ngày 14/3 đến ngày 22/3, bà Nguyễn Thị Thu Tâm, em gái ông Nguyễn Đức Tài, Chủ tịch HĐQT Công ty đã bán ra 200.000 cổ phiếu MWG, giảm sở hữu từ 529.554 cổ phiếu (0,036% vốn điều lệ), về 329.554 cổ phiếu (0,023% vốn điều lệ).

Bối cảnh người thân lãnh đạo và lãnh đạo bán ra, từ ngày 1/11/2023 đến ngày 28/3/2024, cổ phiếu MWG đã tăng 45,3%, từ 35.100 đồng, lên 51.000 đồng/cổ phiếu.

Ở chiều ngược lại, từ ngày 8/11/2023 đến ngày 7/12/2023, ông Tài đã mua vào 110.000 cổ phiếu MWG trong tổng đăng ký 1 triệu cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ mua thành công là 11% tổng đăng ký để nâng sở hữu từ 2,4%, lên 2,41% vốn điều lệ; và từ ngày 12/12/2023 đến ngày 10/1/2024, ông Tài tiếp tục mua vào 200.000 cổ phiếu trong tổng đăng ký 500.000 cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ mua thành công là 40% tổng đăng ký, nâng sở hữu từ 2,41%, lên 2,42% vốn điều lệ.

Lý do được ông Tài đưa ra khi không mua hết cổ phiếu đăng ký do diễn biến thị trường không phù hợp trong 2 lần giao dịch vừa qua.

Xét về hoạt động kinh doanh, trong 2 tháng đầu năm 2024, Thế Giới Di động ghi nhận doanh thu 21.613 tỷ đồng, tăng 14% so với cùng kỳ và hoàn thành 17% so với kế hoạch doanh thu 125.000 tỷ đồng trong cả năm 2024.

Trong đó, xét về cơ cấu doanh thu, chuỗi Điện Máy Xanh đóng góp 47,7% tổng doanh thu; chuỗi Bách hoá Xanh đóng góp 28,2% tổng doanh thu; chuỗi Thế Giới Di động đóng góp 21,2% tổng doanh thu; và còn lại 2,9% tổng doanh thu từ hoạt động khác.

Hà Trần (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Kinh tế Việt Nam đang có những tín hiệu phục hồi khác nhau
Kinh tế Việt Nam đang có những tín hiệu phục hồi khác nhau

Đó là ghi nhận trong thông báo Báo cáo Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam tháng Tư của Ngân hàng thế giới (WB): Kinh tế đang có những tín hiệu phục hồi khác nhau và dự báo tăng trưởng sẽ đạt mức 5,5% vào năm 2024.

Tập đoàn Novaland báo lỗ sau thuế trong quý I/2024 lên tới gần 601 tỷ đồng
Tập đoàn Novaland báo lỗ sau thuế trong quý I/2024 lên tới gần 601 tỷ đồng

Mặc dù, Báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2024, Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Tập đoàn Novaland, mã cổ phiếu NVL - sàn HoSE) ghi nhận doanh thu thuần tăng hơn 15% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, doanh thu từ hoạt động tài chính trong quý của Tập đoàn Novaland lại giảm hơn 30%, chỉ còn 640 tỷ đồng. Nguyên nhân chủ yếu là khoản lãi từ hợp đồng hợp tác đầu tư giảm 29% so với quý I/2023.

Nhựa An Phát Xanh: Lợi nhuận tăng đột biến từ giá hạt nhựa ổn định
Nhựa An Phát Xanh: Lợi nhuận tăng đột biến từ giá hạt nhựa ổn định

Công ty Cổ phần Nhựa An Phát Xanh (mã cổ phiếu AAA - sàn HoSE) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 1/2024 với doanh thu thuần giảm 18% so với cùng kỳ năm trước, còn 2.900 tỷ đồng.

Công ty Bidiphar phấn đấu tăng vốn điều lệ 25%
Công ty Bidiphar phấn đấu tăng vốn điều lệ 25%

Tại 498 Nguyễn Thái Học, TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định vừa diễn ra Đại hội Cổ đông Công ty CP Dược – Trang thiết bị y tế Bình Định nhiệm kỳ 2024 – 2029. Đại hội xác định mục tiêu: Phấn đấu đạt vốn điều lệ tăng 25%; doanh thu tăng 15%...

Cử tri An Giang đề nghị Trung ương có giải pháp căn cơ lâu dài về mặn xâm nhập, hạn hán
Cử tri An Giang đề nghị Trung ương có giải pháp căn cơ lâu dài về mặn xâm nhập, hạn hán

Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân nhấn mạnh, tỉnh An Giang cần nắm bắt thời cơ, tận dụng thế mạnh sẵn có để phát triển lĩnh vực nông nghiệp đảm bảo nhanh, hiệu quả và bền vững, mang lại giá trị kinh tế cao cho người nông dân.

Xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu vùng Tây Nguyên
Xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu vùng Tây Nguyên

Trong thời gian tới, các tỉnh vùng Tây Nguyên cần liên kết với nhau để cùng thống nhất đồng hành phát triển các sản phẩm thế mạnh chủ lực cho từng nhóm sản phẩm của vùng, từ đó xác định các mô hình chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị phù hợp để khai thác các giá trị sản phẩm tốt nhất.