Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Lào Cai triển khai nhiều giải pháp xóa vùng lõi nghèo

Các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất tại Lào Cai gồm: Hoàng Thu Phố, Lùng Cải, huyện Bắc Hà; Dền Thàng, Pa Cheo huyện Bát Xát; Nậm Chảy, huyện Văn Bàn; La Pán Tần, Tả Thàng, Tả Ngải Chồ, Dìn Chin, Lùng Khấu Nhin, huyện Mường Khương.

Thời gian vừa qua, tỉnh Lào Cai đã và đang tập trung nguồn lực đầu tư, giải pháp đẩy nhanh xóa nghèo ở 10 xã khó khăn nhất của tỉnh. Xác định yêu tố con người là đặc biệt quan trọng trong công tác giảm nghèo, trong 06 tháng đầu năm, tỉnh đã thực hiện tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ xã.

Theo đó, tổng số cán bộ công chức hiện có thuộc 10 xã nghèo là 196 người, trong đó có 95 cán bộ và 101 công chức. 100% cán bộ, công chức xã có trình độ văn hóa 12/12 (196 /196 người); về trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Trung cấp 12/196 người (chiếm 6,12%); cao đẳng 04/194 người (chiếm 2,04%); Đại học trở lên 180/196 người (chiếm 91,84%); Trình độ lý luận chính trị: Sơ cấp 61/196 người (chiếm 31,12%); trung cấp 130/196 người (chiếm 66,32%), cao cấp 02/196 người (chiếm 1,02%), chưa qua đào tạo 03/196 người (chiếm 1,53%).

Song song với đó, công tác tăng cường, luân chuyển, điều động cán bộ, công chức ở huyện đảm nhiệm các chức danh chủ chốt xã và giữa các xã trong nội bộ, nhằm đảm bảo về số lượng, phù hợp về vị trí, chức danh, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ chung của huyện, của xã được các huyện thực hiện tốt. Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm được tích cực triển khai. Đến hết 6 tháng đầu năm 2023, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đang thực hiện tuyển sinh 12 lớp với 420 học viên tại 10 xã nghèo. Phấn đấu đến hết năm 2023 thực hiện 100% kế hoạch tuyển sinh, giải quyết việc làm cho 1.265 lao động.

Đẩy mạnh xóa vùng lõi nghèo ở Lào Cai
Đẩy mạnh xóa vùng lõi nghèo ở Lào Cai (Ảnh: LCĐT)

Đối với phát triển kinh tế, sản xuất nông, lâm nghiệp, năm 2023, từ nguồn vốn Chương trình MTQG phát triển KTXH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, UBND các xã xây dựng kế hoạch và triển khai, thực hiện 20 dự án hỗ trợ PTSX cộng đồng, kinh phí thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước là 13.786 triệu đồng. Tính đến ngày 30/06/2023, thực hiện 03 dự án, kinh phí ước đạt 1.260 triệu đồng (dự án phát triển cây ăn quả ôn đới tại các xã Lùng Cải và Hoàng Thu Phố, huyện Bắc Hà; dự án nhân rộng, cải tạo vùng cây ăn quả ôn đới tại xã Lùng Cải, huyện Bắc Hà).

Các hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất trên địa bàn 10 xã nghèo được tích cực triển khai. 6 tháng, triển khai, thực hiện ba mô hình Khuyến nông, gốm: Mô hình chăn nuôi lợn bản địa an toàn dịch bệnh, hiệu quả, bền vững dựa vào quản lý cộng đồng tại xã Lùng Cải, huyện Bắc Hà; Mô hình liên kết sản xuất lúa Séng cù theo hướng hữu cơ; Hỗ trợ xây dựng mô hình trồng giống Đào mới XP21 tại xã Pa Cheo, huyện Bát Xát. Ngoài ra, thực hiện công tác tiêm phòng vacxin năm cho đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn 10 xã, cụ thể: Tụ huyết trùng trâu, bò: 7.328 liều; Lở mồm Long Móng TB: 7.328 liều; Tụ huyết trùng lợn: 4.422 liều; Dịch tả Lợn: 4.422 liều; Dại chó: 1.152 liều; …

Hoạt động tín dụng phục vụ phát triển kinh tế đã được ngành ngân hàng được đẩy mạnh, bám sát vào mục tiêu các chương trình đề án, dự án đã huy động và cân đối nguồn lực thực hiện chính sách tín dụng mở rộng cho vay đến các thôn, bản. Trong đó, ưu tiên đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo nhu cầu vốn để tổ chức sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, tăng thu nhập, từ đó nâng cao đời sống của người dân, đồng thời góp phần đẩy lùi, ngăn chặn tín dụng đen trên địa bàn nông thôn. Doanh số cho vay 06 tháng năm 2023: 18.270 triệu đồng, tăng 7.432 triệu đồng so với tháng 05/2023 (lũy kế 6 tháng đầu năm 71.739 triệu đồng); Doanh số thu nợ đạt 13.973 triệu đồng, tăng 3.764 triệu đồng so với tháng 05/2023 (lũy kế 06 tháng đầu năm 61.105 triệu đồng). Tổng dư nợ cho vay tại 10 xã đạt: 288.184 triệu đồng, tăng 3,8% (tăng 10.634 triệu đồng) so với cuối năm 2022.

Nguyễn Mạnh

Bài liên quan

Tin mới

Pháp coi trọng quan hệ và đánh giá cao sự độc lập, tự chủ mạnh mẽ của Việt Nam
Pháp coi trọng quan hệ và đánh giá cao sự độc lập, tự chủ mạnh mẽ của Việt Nam

Bộ trưởng Sébastien Lecornu nhấn mạnh: Pháp coi trọng quan hệ với Việt Nam và đánh giá rất cao sự độc lập, tự chủ mạnh mẽ của Việt Nam; nêu bật tầm quan trọng của hợp tác chia sẻ ký ức lịch sử, khắc phục hậu quả chiến tranh giữa hai nước.

Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong tháng 4/2024 đạt 1,3 tỷ USD
Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong tháng 4/2024 đạt 1,3 tỷ USD

Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong tháng 4/2024 đạt 1,3 tỷ USD tăng 0,2% so với tháng 3/2024. Sau 4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ thu về 4,84 tỷ USD, tăng trưởng gần 24% so với cùng kỳ năm ngoái.

Hành trình xây dựng thương hiệu OCOP Nghệ An: Từ sản vật địa phương vươn ra thế giới
Hành trình xây dựng thương hiệu OCOP Nghệ An: Từ sản vật địa phương vươn ra thế giới

Sau 4 năm triển khai chương trình, đến nay Chương trình OCOP (mỗi xã một sản phẩm) đã góp phần đưa sản phẩm hàng hóa nông nghiệp của Nghệ An dồi dào về số lượng, phong phú về thể loại. Đồng thời, chất lượng, giá trị sản phẩm, thu nhập của người dân ngày càng cao, góp phần đưa diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc.

Công ty Điện lực Điện Biên nỗ lực khắc phục sự cố do mưa giông gây ra
Công ty Điện lực Điện Biên nỗ lực khắc phục sự cố do mưa giông gây ra

Từ ngày 2/5 đến ngày 3/5, trên địa bàn thị xã Mường Lay và huyện Mường Chà (Điện Biên) có mưa to đến rất to kèm giông lốc mạnh, sấm sét đánh làm đứt dây dẫn, đổ cột, rạn nứt gốc cột có nguy cơ đổ cột, dẫn đến toàn bộ 10 trạm biến áp và 590 khách hàng bị mất điện.

Quảng Bình thực hiện các dự án cải tạo đất trên địa bàn tỉnh
Quảng Bình thực hiện các dự án cải tạo đất trên địa bàn tỉnh

Mới đây, vào ngày 04/5/2024, UBND tỉnh Quảng Bình vừa ban hành Công văn số 780/UBND-KT về việc triển khai các dự án cải tạo đất trên địa bàn tỉnh.

Quảng Bình đẩy mạnh triển khai dự án nhà ở cho người thu nhập thấp và công nhân
Quảng Bình đẩy mạnh triển khai dự án nhà ở cho người thu nhập thấp và công nhân

Trong giai đoạn 2022 – 2025, tỉnh Quảng Bình đặt mục tiêu xây dựng 3.700 căn hộ, và trong giai đoạn 2026 - 2030 là 11.300 căn hộ.