“Thử thách” 5 năm đầu đời của doanh nghiệp SME
Theo số liệu thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 11 tháng của năm 2022, đã có 132.339 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. Trong đó, số doanh nghiệp giải thể lên đến 16.848 ở 12/17 lĩnh vực kinh doanh chính.
Phần lớn các doanh nghiệp giải thể có thời gian hoạt động ngắn dưới 5 năm với 11.344 doanh nghiệp (chiếm 67,3%) và tập trung chủ yếu ở quy mô vốn từ 0-10 tỷ đồng với 14.659 doanh nghiệp (chiếm 87%).
Như vậy, doanh nghiệp SME có thời gian hoạt động dưới 5 năm tại Việt Nam đang có sức đề kháng yếu và dễ dàng bị đào thải khỏi thị trường. Theo đánh giá sơ bộ của các hiệp hội ngành nghề, có khá nhiều yếu tố dẫn đến điều này. Tuy nhiên, yếu tố quan trọng nhất vẫn là nguồn vốn.
Thực tế, ở giai đoạn khởi nghiệp (1-2 năm đầu tiên), doanh nghiệp SME thường bị các chi phí nguyên liệu, nhân công, xây dựng thương hiệu sản phẩm… “đánh vật”. Bởi lẽ, đa số nguồn tài chính đều chỉ đến từ vốn chủ sở hữu. Trong khi, vốn tín dụng ngân hàng rất khó tiếp cận do kết quả kinh doanh chưa ổn định và tài sản bảo đảm ít.
Tiếp đó, đến giai đoạn đoạn tăng tốc (3-5 năm), doanh nghiệp dần có vị thế trên thị trường, đồng nghĩa với sự xuất hiện của những cơ hội mới, khách hàng mới. Và để nắm bắt được những cơ hội này, doanh nghiệp phải luôn có sự sẵn sàng về nguồn lực tài chính. Nếu không có sự chuẩn bị, cơ hội rất dễ trôi qua. Đồng thời, cũng trong giai đoạn này, những vấn đề như nhân tố kinh tế, tính cạnh tranh hay sự thay đổi thị yếu của khách hàng có thể nhanh chóng làm cho mọi cố gắng trước đó của doanh nghiệp về lại “con số không”.
Điều đáng nói, khó khăn về vốn của doanh nghiệp SME không chỉ dừng lại ở cột mốc 5 năm. Sau giai đoạn này cũng là lúc các ông chủ doanh nghiệp nhỏ lên kế hoạch nhằm chiếm lĩnh những thị phần lớn hơn trên thị trường và tìm kiếm nguồn doanh thu mới cũng như các kênh kinh doanh khác mang lại lợi nhuận. Muốn làm được vậy, nguồn vốn, dòng tiền của doanh nghiệp cũng phải lớn và toàn diện hơn.
Tiếp sức cho từng giai đoạn
Từ thực tế đó, để giải tỏa nút thắt về nguồn vốn và dòng tiền, nhiều ngân hàng đã tung ra gói tín dụng dành riêng cho nhóm doanh nghiệp SME với mức lãi suất ưu đãi. Tuy nhiên, theo lãnh đạo một số doanh nghiệp, đây vẫn chưa phải là điều họ cần.
Ông Quang Huy, chủ một doanh nghiệp sản xuất giày tại khu công nghiệp Phố Nối A, tỉnh Hưng Yên cho hay, các chương trình vay vốn dành cho doanh nghiệp SME đều theo dạng cào bằng. Hiểu đơn giản, doanh nghiệp hình thành 3-4 năm, có nguồn khách hàng ổn định cũng sẽ được phân loại giống như doanh nghiệp vừa mới hình thành. Lý do vì các ngân hàng chỉ phân loại theo quy mô vốn điều lệ chứ không đánh giá đúng sức khỏe doanh nghiệp.
“Cái doanh nghiệp cần là việc được “may đo” riêng cho từng giai đoạn phát triển. Bên cạnh đó, nếu quy trình làm việc quá rườm rà, chậm giải ngân cũng sẽ khiến chúng tôi mất đi cơ hội kinh doanh. Vì vậy, việc được giảm lãi suất vay là điều tốt nhưng không hẳn là tất cả”, ông Quang Huy thẳng thắng chia sẻ.
Nắm bắt được nhu cầu bức thiết của doanh nghiệp SME, VPBank là ngân hàng đầu tiên trên thị trường cung cấp các gói giải pháp tài chính toàn diện theo từng hành trình của khách hàng và hỗ trợ nhiều các dịch vụ, ưu đãi phi tài chính.
Theo đó, với chương trình “Hành trình vươn thịnh vượng”, VPBank đưa ra 3 gói sản phẩm dành cho các doanh nghiệp trẻ, doanh nghiệp siêu nhỏ có mức doanh thu hàng năm dưới 40 tỷ đồng với những đặc quyền về tài chính và lợi ích phi tài chính khác biệt.
Đối với những doanh nghiệp mới thành lập và phát triển từ 1-2 năm, giai đoạn doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn trong việc quản lý dòng tiền, quản trị doanh nghiệp,… Để giúp doanh nghiệp vượt qua được giai đoạn đầy thách thức này, VPBank cung cấp gói giải pháp “Khởi sự hanh thông” gồm nhiều ưu đãi như tặng gói quản lý dòng tiền với tài khoản số đẹp, miễn phí chuyển khoản trong nước và quốc tế, miễn phí sử dụng dịch vụ chi lương online với những ưu đãi riêng biệt dành cho cả doanh nghiệp và cán bộ nhân viên.
Đặc biệt, doanh nghiệp còn được sử dụng công cụ đo lường sức khỏe cho doanh nghiệp định kỳ, tặng các khóa học online độc quyền dành cho CEO hoặc tài trợ website thương mại điện tử đã được tích hợp cổng thanh toán trực tuyến,…
Trải qua 2 năm khởi nghiệp, khi doanh nghiệp đã bước vào giai đoạn chuyển đổi và hòa nhập, VPBank có gói sản phẩm “Năng động chuyển mình” mang đến giải pháp đắc lực về nguồn vốn linh hoạt bao gồm: vốn tín chấp không tài sản đảm bảo với hạn mức lên tới 3 tỉ đồng, vốn thế chấp đa dạng tài sản thế chấp với hạn mức đến 100% giá trị tài sản. Ngoài ra, doanh nghiệp có nhu cầu vay mua ô tô sẽ được hỗ trợ với lãi suất ưu đãi nhất trên thị trường với hệ thống phê duyệt tự động khoản vay thế chấp (Race App) đầu tiên trên thị trường.
Với những doanh nghiệp đã hoạt động từ 5 năm trở lên, VPBank cung cấp gói sản phẩm “Vững bước trưởng thành” với bộ giải pháp nhằm nâng tầm đẳng cấp doanh nghiệp, mở rộng sản xuất kinh doanh sang thị trường quốc tế và hướng đến sự phát triển thịnh vượng trong tương lai. Cụ thể, doanh nghiệp được hỗ trợ mở bảo lãnh không tài sản đảm bảo với tỷ lệ lên đến 100%, phát hành L/C trực tuyến và cung cấp công cụ thanh toán hỗ trợ doanh nghiệp “lấn sân” thương mại điện tử toàn cầu. Doanh nghiệp sử dụng gói sản phẩm Vững bước trưởng thành còn được hưởng các dịch vụ phi tài chính khác như được VPBank hỗ trợ kết nối với mạng lưới đối tác, tạo cơ hội tham dự các Hội thảo chuyên ngành, tài trợ nền tảng giúp doanh nghiệp số hóa hệ thống & sản phẩm dịch vụ một cách toàn diện,… nhằm gia tăng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
Nhìn chung trên thị trường, những sản phẩm của các ngân hàng đưa ra khá giống nhau. Tuy nhiên, VPBank đang vượt trội hơn hẳn với quy trình được số hóa hoàn toàn, thời gian phê duyệt, xử lý hồ sơ nhanh hơn, giúp khách hàng có thể sử dụng các sản phẩm, dịch vụ một cách nhanh chóng, tiện lợi.
Để biết thêm thông tin chi tiết và đăng ký sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của VPBank SME, truy cập website https://smeconnect.vpbank.com.vn/doanh-nghiep-sieu-nho/ hoặc liên hệ hotline hỗ trợ: 1900 545415
Anh Thư