“Cơn mưa” các gói bảo hiểm

Trái với không khí ảm đạm của một số ngành dịch vụ kinh doanh ế ẩm vì dịch Covid-19, thị trường bảo hiểm lại trở nên sôi động. Trước những diễn biến phức tạp của dịch, người dân càng ý thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ sức khỏe cho bản thân cũng như gia đình. Nghiên cứu chỉ số Niềm tin người tiêu dùng của Nielsen quý IV/2019 chỉ ra, sức khỏe tiếp tục là mối quan tâm hàng đầu của người Việt trong 3 quý liền kề. Trong quý IV, mối lo về sức khỏe của người tiêu dùng Việt vẫn giữ mức cao nhất trên toàn cầu với 45%.

Nắm bắt được tâm lý khách hàng, ngay từ khi dịch bùng phát, các hãng bảo hiểm đã đua nhau tung ra sản phẩm liên quan đến dịch bệnh với nhiều mức giá và quyền lợi khác nhau để khách hàng lựa chọn. Điểm chung của các gói bảo hiểm này đều rất tiện lợi, giao dịch online nhanh chóng, tránh tiếp xúc trực tiếp. Chứng nhận bảo hiểm được các hãng gửi qua email ngay sau khi hợp đồng được ký kết.

Thời gian gần đây, hàng loạt công ty trong lĩnh vực tài chính đã tung ra các gói bảo hiểm cho người mắc Covid-19 với phí dịch vụ từ 100.000 - 300.000 đồng/khách hàng tuỳ theo thời hạn bảo hiểm 3 tháng, 6 tháng, hoặc 1 năm.

Theo đó, quyền lợi đi kèm được các doanh nghiệp giới thiệu: với trường hợp người mua bị tử vong (do bệnh Covid-19), doanh nghiệp sẽ trả toàn bộ số tiền bảo hiểm là 100 triệu đồng. Trường hợp người được bảo hiểm có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 (gây dịch bệnh Covid-19), phải điều trị nội trú tại bệnh viện thì sẽ được trả chi phí y tế thực tế hợp lý liên quan đến việc điều trị hoặc sẽ chi trả khoán trọn gói y tế 1 lần là 20 triệu đồng trong trường hợp không thể cung cấp các chứng từ y tế liên quan đến việc điều trị.

Thậm chí, có gói được giới thiệu là ưu đãi cho một số đối tượng tham gia chống dịch dù không bị dương tính nhưng bị nghi nhiễm và phải cách ly tập trung cũng được chi trả 5 triệu đồng.

Cụ thể, Sacombank vừa kết hợp với Công ty cổ phần Bảo hiểm Bưu điện (PTI) triển khai sản phẩm bảo hiểm Anti COVID-19 dành cho các cá nhân là người Việt Nam và các doanh nghiệp hoạt động hợp pháp tại Việt Nam với quyền lợi bảo hiểm lên tới 150 triệu đồng. Đối tượng khách hàng được tham gia bảo hiểm Anti COVID-19 có độ tuổi từ 15 ngày đến 70 tuổi; không bị động kinh, tâm thần; không bị cách ly tại các cơ sở y tế do nghi ngờ mắc COVID-19 và không có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19 trước ngày bắt đầu bảo hiểm.

Có 3 gói bảo hiểm với mức phí cạnh tranh từ 30.000 đồng đến 300.000 đồng tương ứng với các kỳ hạn bảo hiểm linh hoạt gồm 3 tháng, 6 tháng và 1 năm. Mức quyền lợi bảo hiểm khi tử vong do COVID-19 từ 50 triệu đồng đến 150 triệu đồng. Trợ cấp nằm viện điều trị COVID-19 từ 5 triệu đồng đến 15 triệu đồng.

nCoV Shield là sản phẩm được Tổng Công ty Bảo hiểm Sài Gòn - Hà Nội (BSH) tung ra ngay mùa dịch bệnh, có quyền lợi lên tới 100 triệu đồng/người với mức phí 200.000 đồng/người/năm. Trong trường hợp nghi nhiễm và điều trị cách ly, khách hàng có thể nhận được chi phí nằm viện 100.000 đồng/người/ngày. Với mức giá phù hợp với mọi đối tượng, sản phẩm này còn không giới hạn độ tuổi, không giới hạn chi trả phí điều trị mỗi ngày nằm viện và không giới hạn số ngày nằm viện.

Bảo hiểm Manulife Việt Nam bán qua sàn thương mại điện tử Shopee ba sản phẩm có giá lần lượt 199.000 đồng, 599.000 đồng và 999.000 đồng mỗi năm với đối tượng tham gia từ 18 - 40 tuổi. Theo Manulife, với khách hàng bị nghi hoặc đã xác định nhiễm Covid -19 sẽ được miễn thời gian chờ, quyền lợi trợ cấp y tế được tính theo mức giá nằm viện tại khoa chăm sóc đặc biệt tương ứng 200.000 đồng/ngày, 400.000 đồng/ngày và 600.000 đồng/ngày lần lượt cho ba gói bảo hiểm.

Bảo hiểm Manulife Việt Nam bán qua sàn thương mại điện tử ShopeeBảo hiểm Manulife Việt Nam bán qua sàn thương mại điện tử Shopee

Bên cạnh đó, nhiều tư vấn viên của Manulife cũng thường xuyên đăng tải các quảng cáo với khách hàng về trường hợp cách ly sẽ nhận 28 triệu/14 ngày cách ly với mức phí nộp từ 15 triệu đồng/năm trở lên. Quyền lợi này vẫn được giải quyết riêng cùng với chi phí cách ly đã được Nhà nước hỗ trợ như cách hỗ trợ tài chính cho khách hàng trong thời gian điều trị.

Quảng cáo bán hàng của tư vấn viên ManulifeQuảng cáo bán hàng của tư vấn viên Manulife

Nhân viên tư vấn của Manulife chia sẻ: “Trên thực tế, nhu cầu khách hàng tham gia bảo hiểm nhân thọ nhiều hơn so với cùng kỳ các năm trước. Ngành bảo hiểm vào quý  đầu năm doanh số sẽ ít hơn so với các quý còn lại bởi tâm lý không xuất tiền đầu năm. Nhưng năm 2020 thì ngược lại hoàn toàn bởi sự bùng nổ các giao dịch liên quan đến ký kết Hợp đồng bảo hiểm mới dựa trên sự lo lắng về sức khỏe, an toàn tài chính của người dân. Khách hàng tham gia bảo hiểm cũng có quyết định nhanh chóng hơn, sự cân nhắc ngắn hơn, mục tiêu bảo vệ sức khỏe được nâng lên hàng đầu.”

Tổng Công ty Bảo hiểm Quân đội cũng triển khai bảo hiểm Corona Guard với mức chi phí 59.000 đồng/người/3 tháng. Theo đó, quyền lợi bảo hiểm nếu tử vong do nhiễm Covid-19 là 100 triệu đồng/người; trợ cấp nằm viện do Covid-19 là 4.5 triệu đồng/ngày; Số tiền trợ cấp/ngày điều trị nội trú là 150.000 đồng/ngày; Số ngày trợ cấp/năm là 30 ngày.

Tổng Công ty Bảo hiểm Quân đội cũng triển khai bảo hiểm Corona GuardTổng Công ty Bảo hiểm Quân đội cũng triển khai bảo hiểm Corona Guard

Bảo hiểm Prudential cho biết, sẽ hỗ trợ tiền mặt lên đến 20 triệu đồng/người cho khách hàng của công ty nếu không may nhiễm Covid-19. “Chương trình hỗ trợ y tế đặc biệt dành cho các khách hàng không may bị nhiễm Covid-19 kể từ ngày 6/2 đến hết 30/4. Khoản hỗ trợ tương ứng với mức độ nghiêm trọng dựa trên số ngày nằm viện điều trị cách ly của khách hàng.

PVI cũng nhanh chóng tung ra sản phẩm Bảo hiểm Corona++ với đối tượng tham gia từ 1 đến 65 tuổi. Với 2 gói lần lượt là 195 nghìn đồng/năm, 330 nghìn đồng/năm, đặc biệt hãng bảo hiểm này cho phép khách hàng đăng ký không chỉ có thời hạn 1 năm như trước mà khách hàng có thể linh động lựa chọn mua Bảo hiểm Corona++ thời hạn dưới 1 năm với các biểu phí ngắn hạn từ 3 tháng trở lên.

Tuy nhiên, việc triển khai gói bảo hiểm này của PVI lại đề nghị không cấp bảo hiểm cho các đối tượng: Bác sĩ/Y tá/Điều dưỡng/Cán bộ nhân viên của các cơ sở y tế; Khách hàng của các cơ sở y tế (được cơ sở y tế đứng ra mua bảo hiểm hoặc giới thiệu cung cấp bảo hiểm; Thuyền viên làm việc trên các tàu hoạt động tuyến quốc tế; Phi công và phi hành đoàn.

Ngoài ra, người này còn đề nghị các đơn vị thành viên bổ sung mục Nghề nghiệp vào mẫu giấy yêu cầu bảo hiểm như đính kèm để có căn cứ áp dụng. Đối với các đơn vị triển khai bán online, cần bổ sung trường thông tin Nghề nghiệp vào nội dung kê khai của khách hàng trước khi mua bảo hiểm.

Nhiều người cho rằng, có thể vì những người có nghề nghiệp bị từ chối nêu trên là do họ có rủi ro mắc bệnh cao hơn người thường khiến bảo hiểm phải có khả năng phải chi trả nhiều hơn hay vì lý do gì khác nhưng hành động này đi ngược lại với tiêu chí nhân văn trong các loại hình bảo hiểm nhân thọ như vẫn quảng cáo ra rả hàng ngày.

 Hình chụp email này đang lan truyền rộng rãi trên mạng, hầu hết đều bày tỏ quan điểm không đồng tình.Hình chụp email này đang lan truyền rộng rãi trên mạng, hầu hết đều bày tỏ quan điểm không đồng tình

"Ăn theo" corona, Bảo hiểm Viễn Đông (VASS) vừa tung ra gói sản phẩm mới Corona Care, triển khai qua ứng dụng bảo hiểm công nghệ LIAN. Sản phẩm có mệnh giá 200.000 đồng/người/năm với quyền lợi bảo hiểm tối đa 100 triệu đồng/người cho bất kỳ khách hàng có xét nghiệm dương tính với Covid-19 sau thời điểm mua bảo hiểm mà không giới hạn độ tuổi.

Chi phí lên quan đến Covid-19 đều được miễn phí

Theo Công ty chứng khoán SSI, ngành bảo hiểm trong mùa dịch được đánh giá chịu ảnh hưởng cả chiều tích cực lẫn tiêu cực. Với nhóm bảo hiểm nhân thọ, thông tin dịch bệnh sẽ có ít tác động trong ngắn hạn và nhiều khả năng hưởng lợi trong dài hạn bởi nhu cầu được bảo hiểm sẽ tăng lên khi xuất hiện dịch bệnh.

Trong khi đó, với các công ty bảo hiểm nói chung, dịch bệnh tại Việt Nam có thể khiến chi phí bồi thường tăng lên ở mức vừa phải. Bởi hầu hết các chi phí y tế sẽ được bảo hiểm xã hội chi trả. "Việc thanh toán chi phí bồi thường thực tế có thể xảy ra 1 - 2 tháng sau sự cố, do đó, tác động này sẽ chưa thể hiện nhiều trong quý 1 này", SSI cho hay.

Theo một nhân viên tư vấn bảo hiểm, thời điểm này, có rất nhiều khách hàng đã mua thêm gói bảo hiểm để ngoài sự hỗ trợ của Nhà nước còn có một sự chuẩn bị cho những trường hợp rủi ro nhiễm bệnh, giảm thu nhập do quá trình điều trị và cách ly dịch bệnh Covid-19 sẽ yên tâm hơn nếu có thêm một khoản chi trả từ bảo hiểm, khoản tài chính này sẽ chia sẻ bớt gánh nặng tài chính cho người bệnh.

Tuy nhiên, theo Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Phạm Lương Sơn, BHXH Việt Nam hiện đã chỉ đạo BHXH các tỉnh, thành phố cùng với cơ sở khám chữa bệnh chuẩn bị đầy đủ lượng thuốc men liên quan đến việc khám, chữa bệnh, nhu cầu sử dụng thuốc của người bệnh. Đặc biệt đối với các bệnh nhân bị cách ly, dù là cách ly tập trung hay tại nhà có nhu cầu khám chữa bệnh, ngoài chi phí đặc trị cho Covid-19 còn những chi phí còn lại của người có thẻ BHYT sẽ được BHXH chi trả 100%.

Ngoài ra, Quỹ BHYT sẽ thanh toán chi phí cho những người có thẻ BHYT đi khám khi có triệu chứng nghi ngờ như sốt, ho, khó thở và xét nghiệm chẩn đoán bệnh trong trường hợp âm tính với virus Covid-19. Nếu có kết quả dương tính và cần điều trị tiếp, toàn bộ chi phí điều trị và xét nghiệm cũng do ngân sách nhà nước chi trả.

Do đó, với hàng loạt ưu đãi của các hãng bảo hiểm thương mại đang tung ra trên thị trường, nhiều ý kiến cho rằng cần cân nhắc và tìm hiểu kỹ điều khoản hợp đồng có được chi trả hay không, tham gia mức phí bảo hiểm bao nhiêu thì được chi trả. Cần biết, Nhà nước đã chi trả 100% cho người dương tính với Covid-19 nên thực chất nhà bảo hiểm có thể không phải chi trả, thậm chí muốn chi trả cũng không được vì hoá đơn là 0 đồng, cho nên quyền lợi này có cũng như không.  

Hơn nữa, để phòng việc “lợi dụng” do dịch bệnh, Cục quản lý, giám sát bảo hiểm – Bộ Tài Chính đã ra văn bản số 128 về triển khai sản phẩm bảo hiểm sức khỏe ngày 24/3/2020. Theo đó, Cục quản lý, giám sát bảo hiểm cho biết: Theo quy định tại Khoản 3, Điều 39 Nghị định 73/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2019 của Chính phủ: “Các sản phẩm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức koer phải được Bộ Tài Chính phê chuẩn trước khi triển khai”. Theo quy định Khoản 8, Điều 1, Nghị định số 48/2018/NĐ-CP ngày 21/3/2018 của Chính phủ: Phạt tiền từ 60.000.000 đồng – 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau: “Triển khai sản phẩm bảo hiểm bảo hiểm sức khỏe trước khi được Bộ Tài chính phê chuẩn”.

Văn bản số 128/QLBH-PNT của Cục quản lý, giám sát bảo hiểm – Bộ Tài ChínhVăn bản số 128/QLBH-PNT của Cục quản lý, giám sát bảo hiểm – Bộ Tài Chính

Cục quản lý, giám sát bảo hiểm – Bộ Tài Chính đã ra Cục quản lý, giám sát bảo hiểm đề nghị các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ chủ động rà soát, chấn chính trong toàn hệ thống việc triển khai sản phẩm bảo hiểm sức khỏe, đảm bảo quy định pháp luật. Trưởng hợp doanh nghiệp bảo hiểm không tuân thủ quy định pháp luật, Cục quản lý, giám sát bảo hiểm sẽ xem xét, xử lý theo quy định pháp luật.         

Nhiều chuyên gia bảo hiểm cho rằng, trước thực trạng “bùng nổ” các gói bảo hiểm liên quan đến Covid-19 này, khách hàng cần tỉnh táo lựa chọn các gói bảo hiểm đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt được triển khai, để tránh của rủi ro về quyền lợi có thể xảy ra.

Trước việc hàng loạt các công ty bảo hiểm trong nước đã tung ra rất nhiều sản phẩm "ăn theo" Corona với hình thức đa dạng, linh hoạt, có nhiều mức giá, quyền lợi khác nhau cho khách hàng.

Tại cuộc họp Thường trực Chính phủ chiều 30/3/2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhất trí với đề xuất của Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch bệnh Covid-19 là yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm không giới thiệu, hoặc không triển khai gói bảo hiểm liên quan đến bảo hiểm đối với bệnh Covid-19.

Trúc Mai